Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

LUYEN DICH TIENG ANH PHAP LY ( P2 )

áp dụng applicable B bấm vào đây click here bác sĩgiảo nghiệm coroner bác sĩgiảo nghiệm của quận county coroner bản cam kết thực hiệnimplementation statement bản chứng nhận vềlá phiếu có điều kiện provisional ballot affirmation statement bản chứng thệ của người lưu hành affidavit of circulator bản chứng thệ ghi danh registration affidavit bản chứng thệ theo nhóm group affidavit bản chứng thệ về danh tánh affidavit of identity bản chứng thệ ghi danh bỏ phiếu affidavit of registration bản chứng thệvềlá phiếu bị hỏng spoiled ballot affidavit ban cốvấn advisory panel Ban Dân Quyền, BộTưPháp Hoa Kỳ Civil Rights Division, U.S. Department of Justice bản dịch translation bản dịch của lá phiếu mẫu sample ballot translation bản ghi recorder ban giám đốc board of directors ban hành (sắc lệnh) issue (decree) ban hành enact bản kết toán tài chính fiscal statement bản khai có chứng thệ affidavit bản khai chứng thệdành cho phiếu khiếm diện affidavit for absentee ballot ban lộvận division of motor vehicles bản mẫu của lá phiếu chính thức sample official ballot ban phụtrách quầy phiếu poll section bản tu chính được đềnhị proposed amendment bản tu chính được đề nghịcho proposed amendment to bản tu chính hiến chương được đề nghị proposed charter amendment

LUYEN DICH TIENG ANH PHAP LY ( P1)

A Administrative Procedure Act administrator administrator ad litem administrator ad prosequendum administrator cum testamento annexo administrator de bonis non administrator de bonis non cum testamento annexo administrator pendente lite administrator with will annexed administratrix admiralty court admiralty law admissible evidence admission admission against interest admission of guilt admit adopt adopted child adoption adoptive parent ADR adult adultery advance advance directive advance parole advance sheets advancement adverse adverse interest adverse party adverse possession adverse witness advisory opinion affiant affidavit affirm affirmative action affirmative defense affix affranchise after-acquired evidence after-acquired property after-acquired title after-discovered evidence age discrimination Age Discrimination in Employment Act (ADEA) age of consent age of majority agency agent agent for acceptance of service agent for service of process aggravate aggravated assault aggravated battery aggravating circumstances AGI agreed statement of facts agreement aid and abet aleatory alias alibi alibi witness alien alien registration card (ARC) alienation alienation of affections alimony aliquot ALJ allegation allege Allen charge alluviation alluvion alter ego alternate beneficiary alternative dispute resolution (ADR) alternative minimum tax (AMT) alternative pleading alternative reproductive technology (ART) alternative writ of mandate (mandamus) AMBER Alert ambiguity amend amended complaint amended pleading amended tax return American Bar Association (ABA) American Civil Liberties Union American Clean Energy and Security Act of 2009 American Recovery and Reinvestment Act of 2009 Americans With Disabilities Act (ADA) amicus amicus curiae amnesty amortization AMT ancillary administration ancillary jurisdiction ancillary probate angel investor annual exclusion amount annual exclusion gift annual meeting annual percentage rate annuitant annuity annulment answer antenuptial agreement Anthony Kennedy anticipation anticipatory breach anticontest clause antilapse statute antitransfer laws antitrust laws Antonin Scalia APN apparent authority appeal appear appearance appellant appellate court appellate jurisdiction appellee applicable exclusion amount appraisal appraise appraiser appreciate appreciation approach approach the witness appurtenant APR arbiter arbitrary arbitration arbitrator arguendo argument ARM arm's length arraignment arrearages arrears arrest arrest warrant arson ART article articles of impeachment articles of incorporation articles of organization as is assault assault and battery assess assessed value assessor assessor's parcel number asset assign assigned risk assignee assignment assignment for benefit of creditors assisted suicide associate Associate Justice association assumable mortgage assume assumption assumption of risk assured asylum at issue memorandum at-will employment attached attachment attempt attest attestation attestation clause attorney attorney at law (or attorney-at-law) attorney fees Attorney General attorney of record attorney work product attorney work product privilege attorney's fee attorney-client privilege attorney-in-fact attractive nuisance attractive nuisance doctrine audit auditor augmented estate authenticate author authority authorize automatic stay autopsy avails aver averment avowal avulsion award

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Sự may mắn _ Tản văn số 3

Mỗi ngày là một niềm vui.Đau khổ hay hạnh phúc là do mình quyết định. Tự ta quyết định số phận của chính mình.Nhưng hãy nhớ rằng may mắn luôn mỉm cười với mọi người." One door closes and another opens".Khi ta gieo năng lượng tốt vào người,ta sẽ cảm nhận được nhiều điều may mắn.Còn thực hiện điều ngược lại ta cũng nhận được kết quả của năng lượng ta gieo.

THANH NGU TRUYEN KIEU

Từ xưa đến nay, hầu như tất cả các nhà nghiên cứu, bình luận Truyện Kiều đều khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh cao chói lọi. Đào Nguyên Phổ đánh giá Truyện Kiều là “một khúc Nam âm tuyệt xướng”. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn so sánh đóng góp của Nguyễn Du về phương diện phát triển ngôn ngữ dân tộc với công của Puskin trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga. Thành công của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch sử. Nó khẳng định một cách đầy thuyết phục sự phong phú và khả năng to lớn của ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn học. Ngôn ngữ Truyện Kiều phong phú, trong sáng, tinh luyện và giàu sức gợi cảm. Nhà thơ sử dụng nhiều lớp từ khác nhau là từ Hán Việt và từ thuần Việt. Ơ lớp từ nào thi nhân cũng có sự vận dụng sáng tạo. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến tài sử dụng tục ngữ, thành ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Không phải đến Truyện Kiều, Nguyễn Du mới đưa vào sáng tác của mình những yếu tố văn học dân gian. Ngay từ những sáng tác đầu tay bằng tiếng dân tộc, khuynh hướng học tập tục ngữ, ca dao, dân ca; học tập ngôn ngữ của quần chúng của Nguyễn Du đã thể hiện khá rõ. Trong hai bài: Thác lời trai phường nón và Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, nhà thơ đã có dụng ý sử dụng ngôn ngữ quần chúng, cách nói của quần chúng. Cả hai bài thơ có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ và cách nói của quần chúng được thi nhân sử dụng như “cốc mò cò xơi”, “chó treo mèo đậy”, “quýt làm cam chịu”, “cú tha ma bắt”, “bóng chim tăm cá”, “chó cậy nhà, gà cậy chuồng”, “hàng thịt nguýt hàng cá”, “trâu buộc ghét trâu ăn”,… nhưng nhìn chung bản sắc nhà thơ vẫn chưa rõ. “Thác lời trai phường nón có tính chất một bài vè của quần chúng hơn là một bài thơ” (Nguyễn Lộc). Truyện Kiều đánh dấu một bước phát triển mới về chất, có ý nghĩa đặc biệt trong việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ quần chúng của nhà thơ. Nguyễn Du vận dụng khẩu ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, tục ngữ; trong đó thành ngữ được vận dụng nhiều nhất. Thi nhân sử dụng cả thành ngữ thuần Việt lẫn thành ngữ Hán Việt. Về thành ngữ Hán Việt, Nguyễn Du thường căn cứ vào đặc điểm về âm thanh và ngữ điệu của tiếng Việt để dịch những thành ngữ Hán ra thành ngữ Việt. Chẳng hạn như: “ Thiên nhai hải giác” thành “ Chân trời góc bể”; “ Hồng diệp xích thằng” thành “lá thắm chỉ hồng”. Cũng có không ít trường hợp Nguyễn Du giữ nguyên thành ngữ Hán Việt nhằm tạo màu sắc cổ kính, uy nghiêm như “Thanh thiên bạch nhật” trong câu “ Ba quân đông mặt pháp trường/ Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi”(câu 2395-2396); “ Bình địa ba đào” trong câu “ Gặp cơn bình địa ba đào/ Vậy đem duyên chị buộc vào duyên em”( câu 3065-3066). Về thành ngữ thuần Việt: có nhiều loại thành ngữ được Nguyễn Du sử dụng. Thành ngữ ba âm tiết: “Nói như ru” trong câu “Lặng nghe lời nói như ru/ Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng”(câu 347-348); “bạc như vôi” trong câu “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”(câu 753-754); “Ma đưa lối”, “quỉ đưa đường” trong câu “Ma đưa lối quỷ đưa đường/ Lại tìm những chốn đoạn đường mà đi”( câu 2665-2666)… Thành ngữ 4 âm tiết: “Nửa ở nửa về” trong câu “ Dùng dằng nửa ở nửa về/ Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần” (câu 133-134); “ Đội trời đạp đất” trong câu “Đội trời đạp đất ở đời/ Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông” (câu 2171- 2172)… Thành ngữ gồm 6 âm tiết: “Thân lươn bao quản lâm đầu” trong câu “Thân lươn bao quản lâm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”(câu 1147-1148); “Tình sâu mong trả nghĩa dày” trong câu “Tình sâu mong trả nghĩa dày/ Hoa kia đã chắp cánh này cho chưa?” (câu 1263-1264)… Thành ngữ 8 âm tiết: “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” trong câu “Dễ dàng là thói hồng nhan/ Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”( câu 2361-2362)… Kết cấu của thành ngữ, tục ngữ chặt chẽ, điều đó qui định cách sử dụng nó khi đưa vào tác phẩm thường là liền một khối. Trong Truyện Kiều, không ít trường hợp, Nguyễn Du giữ nguyên thành ngữ mà câu thơ vẫn uyển chuyển: ví dụ: – “Ra tuồng mèo mả gà đồng Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào” (Câu 1731-1732) - “Bề ngoài thơn thớt nói cười Mà trong nham hiểm giết người không dao” (Câu 1815-1816) - “Ở đây tai vách mạch rừng Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi” (câu 1755-1756) - “Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa” (câu 1147-1748) Nhưng nhiều trường hợp nhà thơ thường tách tục ngữ, thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ hoặc để cho phù hợp với vần điệu của câu thơ. Những thành ngữ “trong ấm ngoài êm”, “tình sông nghĩa bể”, “khổ tận cam lai”, “đau như dần”, “ai khảo mà xưng”, “rút dây động rừng” được “bẻ vụn đan cài vào” các câu thơ sau: - “ Nàng rằng: non nước xa khơi, Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.” - “ Một nhà sum họp trúc mai, Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông” - “ Tẻ vui bởi tại lòng này Hay là khổ tận đến ngày cam lai” - “ Nghĩ đà bưng kín miệng bình Nào ai có khảo mà mình lại xưng” - “ Những là e ấp dùng dằng Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” Tục ngữ, thành ngữ và lời ăn tiếng nói hàng ngày đi vào thơ Nguyễn Du, chan hoà, tan biến trong phong cách của nhà thơ. Vì vậy, trong Truyện Kiều có nhiều trường hợp khó phân biệt đâu là tục ngữ, thành ngữ Nguyễn Du học tập quần chúng, đâu là thành ngữ, tục ngữ do nhà thơ sáng tạo ra. Nhìn chung, trong việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ quần chúng, ta thấy Nguyễn Du thường lấy chất liệu từ ca dao hoặc chịu ảnh hưởng của ca dao khi miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật còn khi cá thể hoá nhân vật, chủ yếu là nhân vật có tính cách hiện thực chủ nghĩa, nhà thơ thường sử dụng ngôn ngữ hàng ngày có nhiều khẩu ngữ, tục ngữ, thành ngữ. Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quý tộc, nhưng nhà thơ lại sử dụng rất nhiều ca dao, dân ca và ngôn ngữ quần chúng, một phần do ông sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hoá: quê mẹ Bắc Ninh với những khúc quan họ ngọt ngào, quê cha Hà Tĩnh với những câu hò, câu ví mộc mạc, mặn mòi và trưởng thành ở đất kinh kỳ thanh lịch. Vừa lọt lòng ông được tiếp xúc với những lời hát ru thiết tha của mẹ. Lớn lên, lặn lội trong cuộc sống, ông lại có dịp gần gũi quần chúng, tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với họ. Mặt khác, nhà thơ có quan niệm tiến bộ đối với văn học dân gian: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”, nghĩa là: câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu, trồng gai.

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

TẢN VĂN 20 CHỮ (2)

Tiếng nói là bộ máy tự nhiên của nhân loại, ở trong lòng là thần thức, phát ngôn ra ngoài miệng là thanh âm. “ Tiếng còn dân còn; dân còn, nước còn “ từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, nước nào dân nào cũng khẳng định câu đó là đúng. Vì vận, biết nói là nghệ thuật. Nhờ trò chuyện, giao tiếp ta sẽ lĩnh hội được kiến thức khá lớn để giao dịch với nhiều người. Học ở trường, thầy cô sẽ dạy ta luận lý. Còn trường đời, ta sẽ học được sự khôn ngoan.

TAN VAN 20 CHU (1)

Sự gắn kết tình thân giữa bạn bè tuổi học trò hay người thân sẽ giảm đi nổi cô đơn,là nối lại truyền thông gia đình. Tự ôm nổi lo riêng đó là căn bệnh thời đại.

TU DIEN CAU TRUC CAU TIENG ANH - GS.TS DO HUU VINH

LỜI NÓI ĐẦU Từ điển Collins Easy Learning English Verbs được thiết kế cho tất cả những ai muốn cải thiện kiến thức về động từ tiếng Anh và cách sử dụng các động từ. Bạn đang chuẩn bị cho các kỳ thi, cần xem nhanh hướng dẫn về các động từ tiếng Anh, hoặc đơn giản bạn muốn xem qua để ôn luyện văn phạm tiếng Anh, quyển sách Collins Easy Learning English Verbs cung cấp cho bạn thông tin cần thiết theo cách thức nhanh chóng và dễ dàng. Động từ là từ loại dùng để diễn tả một hành động, hoạt động, quy trình, trạng thái hoặc trạng thái tâm thức. Tất cả các câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp trong tiếng Anh sẽ chứa đựng ít nhất một động từ. Dạng thức của động từ giúp chúng ta thể hiện được những ý tưởng quan trọng: thời gian hành động đó diễn ra ở đâu, ai là người thực hiện hành động, hành động đó diễn ra như thế nào, bao nhiêu người thực hiện hành động đó…và vân vân. Nội dung của cuốn sách này với tên “ TỪ ĐIỂN CẤU TRÚC CÂU ANH-VIỆT ” sẽ cung cấp thêm các thì, các dạng động từ ngữ pháp khác nhau, và cách thức động từ hoạt động trong câu. Nó tập hợp nhiều mục từ vào từ điển với những loại động từ quan trọng nhất. Hầu hết các động từ trong tiếng Anh là “động từ chính”; những động từ này thể hiện các hành động và trạng thái. Một dạng động từ đặc biệt, gọi là “ trợ động từ”, được sử dụng kết hợp với động từ chính thể hiện các ý tưởng như thời gian, sự chắc chắn, sự nghi ngờ và sự hoàn thiện. Một số ví dụ về trợ động từ là: be, do, have, can, could, và will. Trợ động từ được giải thích cặn kẽ trong các điểm chính của từ điển. Ngoài ra giới từ và ngữ đoạn giới từ được tập hợp theo hệ thống vì giới từ là từ dùng để chỉ mối quan hệ giữa các danh từ hoặc đại danh từ với mục từ khác trong câu. Ngữ đoạn động từ ( Pharsal verbs) cũng là một đặc tính quan trọng trong tiếng Anh. Người nói tiếng Anh sử dụng cụm động từ trong tất cả các ngữ cảnh – không chỉ trong các tình huống thân mật. Các cụm động từ phổ biến nhất được liệt kê ở chi tiết trong từng mục động từ liên quan. Ví dụ, các cụm động từ như hang on và hang up được liệt kê trong phần mục từ hang. Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là là động từ nguyên mẫu. Xuất phát từ góc độ người học và nghiên cứu khoa học, chúng tôi biên dịch quyển từ điển động từ này với mong muốn đóng góp cho nền học thuật nước nhà một quyển sách có ý nghĩa và giá trị về cách thành lập cấu trúc câu. Một câu không thể thiếu ĐỘNG TỪ. Quyển sách được biên dịch, soạn thảo với khoảng 150,000 cụm từ, thành ngữ và cấu trúc câu với mục đích đáp ứng nhu cầu của phiên dịch viên; sinh viên chuyên ngành khoa học-xã hội và khoa học-tự nhiên; chuyên viên ngoại thương; doanh nghiệp xuất nhập khẩu; giảng viên tiếng Anh và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập, tra cứu và tham khảo. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc. Tác giả.

CAU CUA MIENG ANH MY - GS.TS DO HUU VINH

LỜI NÓI ĐẦU QUYEN SACH CAU CUA MIENG ANH MY - GS.TS DO HUU VINH Tiếng nói là bộ máy tự nhiên của nhân loại, ở trong lòng là thần thức, phát ngôn ra ngoài miệng là thanh âm. “ Tiếng còn dân còn; dân còn, nước còn “từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, nước nào dân nào cũng khẳng định rằng câu đó là đúng. Cuộc sống biến đổi từng ngày, nhất là thời đại hiện nay, giới trẻ lại là giới năng động, hiếu động, thích nghịch ngợm, phá phách theo bản tính lứa tuổi, mà trong ngôn ngữ học thì lĩnh vực từ vựng lại linh hoạt nhất, bám sát hiện tại nhất, dễ và mau biến đổi nhất. Thì đấy, một thời ta mở mồm ra là “hết sẩy”, nay từ này đã ít dùng, có khi mất hẳn. May chăng, nếu biến tấu theo kiểu trẻ bây giờ thành “hết sẩy con bà Bảy” thì nó còn sống thêm một thời gian nữa. Những câu nói nôm na của lớp trẻ Việt được gọi là “thành ngữ sành điệu” là phải. “Sành điệu” đây là khác người, là hợp thời, là bây giờ-ở đây-lúc này. Những người trẻ tận dụng tối đa các khả năng hiệp từ hợp vận của từ ngữ tiếng Việt để tạo ra những tổ hợp, những mệnh đề, những phán đoán, những câu bất ngờ, trái khoáy, cốt 1) gây cười cho vui, 2) xả căng thẳng, áp lực của đời sống hiện đại, 3) chứng tỏ “cái tôi” của thế hệ, 4) chỉ dấu thời đại và 5) chứng tỏ khả năng dùng tiếng mẹ đẻ của họ. Câu nói của giới trẻ tiếng Việt “tiền thì anh không thiếu nhưng nhiều thì anh không có”, ngoài nội dung thực tế và ý nghĩa xã hội, chúng giống nhau ở cấu trúc gây bất ngờ về mặt logic. Nhà hiền triết phương Đông nói “nhân chi sơ tính bản thiện”, qua miệng người Việt Nam thành triết lý thực tiễn “nhân chi sơ là sờ vú mẹ, tính bản thiện là miệng muốn ăn”, còn bây giờ lớp thanh niên chọc đùa “tinh vi sờ ti con lợn”. Sao lại là “con lợn” vào đây mà không phải là con khác? Thì con nào khác cũng được, miễn là con có ti, mà tên gọi là vần trắc, ví như con chó, con hổ, con khỉ. Con lợn được xuất hiện trong câu nói chẳng qua chỉ là khi buột miệng thì từ gọi tên đó đã ở đầu lưỡi, vậy là xong. Cũng vậy, câu “ngu như bò còn thích hát hò” có thể sản sinh thành “dốt như lợn còn thích tí tởn”. Trong ngôn ngữ đại chúng giới trẻ Anh Mỹ họ cũng hay dùng câu nói cửa miệng như lớp trẻ Việt ví dụ “ backseat driver thầy dùi “; “ bang for buck tiền nào của nấy “belt the grape say túy lúy “between a rock and a hard place tiến thoái lưỡng nan; tiến lên mắc núi, lui về mắc sông “ hay “ a growing player on the world stage _ nước đóng vai trò lớn trong thương trường quốc tế; nước đàn anh; nước đại ca” Câu nói truyền miệng là những câu nói dân gian bắt nguồn từ những từ lóng, thành ngữ, tục ngữ, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ giao tiếp … vừa là một phương tiện giao tiếp đồng thời là một thứ “ chữ viết bằng miệng “ ghi lại toàn bộ nền văn hóa tinh thần của loài người: từ những kinh nghiệm lao động thực tiễn đến những tư tưởng triết học cao xa vừa mang phong cách, nội dung văn học nghệ thuật vừa mang phong cách nội dung khoa học. Chính đó là mầm mống đầu tiên của văn học nghệ thuật và khoa học ngày nay Từ bối cảnh đó, quyển “ CÂU CỬA MIỆNG ANH MỸ ” được ra đời trên cơ sở tích hợp ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của Collocations and idioms, ELT Documents/ British Council; Prefabricated patterns in advance/EFL writing; Collocations and lexical phrases /Longman; Lexical Phrases and Language Teaching/Oxford University Press….Quyển sách được biên dịch khoảng 150,000 mục từ, cụm từ lóng, tục ngữ, thành ngữ, mẫu câu giao tiếp với tần số cao nhất được tác giả thu thập với mục đích đáp ứng nhu cầu của người học và dân nghiên cứu ngôn ngữ. Đối tượng sử dụng sách là phiên dịch viên; sinh viên khoa học-xã hội; chuyên viên ngoại thương; xuất nhập khẩu; giảng viên tiếng Anh và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập, tra cứu và tham khảo; đồng thời sẽ giúp các bạn học viên tự tin vượt qua mọi kỳ thi tiếng Anh quốc tế; tự tin trong công tác giao dịch thương mại quốc tế. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc. Tác giả.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

TU DIEN CAU CUA MIENG ANH MY

Tiếng nói là bộ máy tự nhiên của nhân loại, ở trong lòng là thần thức, phát ngôn ra ngoài miệng là thanh âm. “ Tiếng còn dân còn; dân còn, nước còn “từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, nước nào dân nào cũng khẳng định rằng câu đó là đúng. Câu cửa miệng là một câu hay cụm từ trở nên quen thuộc vì sự lặp đi lặp lại nhiều lần của một cá nhân. Thuật ngữ này bắt nguồn từ văn hóa đại chúng và trong nghệ thuật, thường được truyền miệng qua nhiều phương tiện truyền thông đại chúng (như văn học hay xuất bản phẩm, phim, truyền hình và đài phát thanh), cũng như khẩu ngữ. Một số câu cửa miệng trở thành "thương hiệu" trên thực tế của một người hay nhân vật sử dụng câu, và có thể là phương tiện typecasting của diễn viên. Tiếng Anh là một ngôn ngữ có nhiều cụm từ và cấu trúc câu hết sức phong phú. Sử dụng cụm từ và câu chính xác, khéo léo sẽ làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích và thú vị. Do đó muốn sử dụng tốt câu và cụm từ cần phải hiểu nghĩa chính xác và rèn luyện thường xuyên qua nghe nói đọc viết. Học viên chỉ có thể thành công trong môi trường học thuật nếu có khả năng diễn đạt những suy nghĩ của mình rõ ràng và thuyết phục . Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn thành công ở trường đại học hoặc xã hội , bạn cần phải giao tiếp tốt, viết lách giỏi.Thật sự giỏi. Từ bối cảnh đó, quyển “ TU DIEN CÂU CỬA MIỆNG ANH MỸ” được ra đời trên cơ sở tích hợp ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của Collocations and idioms, ELT Documents/ British Council; Prefabricated patterns in advance/EFL writing; Collocations and lexical phrases /Longman; Lexical Phrases and Language Teaching/Oxford University Press….Quyển sách được biên dịch khoảng 100,000 cụm từ và cấu trúc câu với mục đích đáp ứng nhu cầu của phiên dịch viên; sinh viên khoa học-xã hội; chuyên viên ngoại thương; xuất nhập khẩu; giảng viên tiếng Anh và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập, tra cứu và tham khảo; đồng thời sẽ giúp các bạn học viên tự tin vượt qua mọi kỳ thi tiếng Anh quốc tế; tự tin trong công tác giao dịch thương mại quốc tế. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc. Tác giả.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

LUYỆN DỊCH TIẾNG ANH NGOẠI THƯƠNG

LỜI NÓI ĐẦU Dưới tác động của tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới trở nên ngày càng “phẳng”, hoạt động thương mại quốc tế phát triển ngày càng nhộn nhịp, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và cơ hội việc làm cho các cá nhân. Trong thế giới phẳng đó , tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất, nắm vững và vận dụng đúng ngôn ngữ tiếng Anh chuyên ngành ngoại thương và tiếng Anh pháp lý dùng trong hợp đồng thương mại là tấm visa thông hành trong lĩnh vực ngoại thương, thể hiện tính chuyên nghiệp của người sử dụng. Quyển sách LUYỆN DỊCH TIẾNG ANH NGOẠI THƯƠNG ra đời trên cơ sở tích hợp dữ liệu theo phương pháp ngôn ngữ học ứng dụng cho các mức độ khác nhau ở ba bình diện: từ vựng, cú pháp và thông báo: * Cung cấp cho học viên những phương thức dịch hữu ích và thích hợp khi dịch các văn bản tiếng Anh thương mại sang tiếng Việt, đồng thời đưa ra những câu trả lời và lý giải về nghĩa và hình thức của các thuật ngữ chuyên ngành hiện đang được dùng trong lĩnh vực thương mại. * Hướng dẫn phương pháp dịch cơ bản của các giáo sư Mỹ về loại hình dịch trực tiếp (direct)/dịch sát (literal) và dịch gián tiếp (indirect)/dịch xiên (oblique) thông qua các bài dịch tiếng Việt. * Các phương pháp dịch trực tiếp (direct method) gồm ba phương thức: a) vay mượn (borrowing) b) sao phỏng/mượn dịch (calque) c) dịch nguyên văn (literal). Các phương pháp dịch gián tiếp (indirect method) gồm bốn phương thức: a) chuyển đổi từ loại (transposition) b) modulation (biến thái) c) equivalence (tương đương) d) adaptation (dịch thoát). Ví dụ: - buy a pig in a poke mua trâu vẽ bóng - cook the books gian lận sổ sách - corner the market lũng đoạn thị trường - flood the market tràn ngập thị trường - one’s money’s worth đáng đồng tiền bát gạo - pay through the nose giá cắt cổ - wear and tear hao mòn - terms and conditions điều khoản và điều kiện - make and enter ký kết và bắt đầu thực hiện - null and void không có giá trị pháp lý; hợp đồng vô hiệu - by and between giữa, các bên - In withness whereof trước mặt người làm chứng; chứng nhận dưới đây - Unless otherwise trừ phi có những điều kiện khác Đối tượng sử dụng sách là sinh viên chuyên nghành ngoại thương, sinh viên ngoại ngữ , sinh viên chuyên ngành luật học; phiên dịch viên. Nó cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hãng tàu, công ty logistics ; sinh viên hàng hải ; cán bộ kinh tế đối ngoại (như cán bộ xuất nhập khẩu, cán bộ làm đầu tư quốc tế, du lịch quốc tế v.v…) Quyển sách tập hợp nhiều chuyên ngành hẹp như : tiếng Anh thương mại-hàng hải; Tiếng Anh bảo hiểm; tiếng Anh tài chính; tiếng Anh quản trị kinh doanh, tiếng Anh logistics, tiếng Anh hợp đồng ngoại thương… được giảng dạy thực tế tại các trường đại học trong nhiều năm. Mỗi lần tái bản đều được tác giả hiệu đính, chỉnh sửa và bổ sung nhiều bài học mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều thú vị và bổ ích cho bạn đọc. Tác giả.

TU DIEN VIET LUAN TIENG ANH

LỜI NÓI ĐẦU Sự diễn đạt mạnh mẽ và hoàn chỉnh nhất của suy nghĩ và cảm xúc chính là nhờ vào truyền đạt bằng ngôn ngữ nói thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Không có gì tốt hơn đối với người nói và người viết tiếng Anh để giúp họ dễ dàng kiểm soát được ngôn ngữ hơn là việc sử dụng thành thạo các cụm từ để thể hiện một cách chính xác suy nghĩ. Mục đích của tất cả người nói là những gì họ nói ra phải được lắng nghe và thấu hiểu. Sự phát âm rõ ràng và dứt khoát sẽ có sức hút và trở thành sức mạnh không thể cưỡng lại đối với người nghe. Lựa chọn từ ngữ, cụm từ chính xác được xem như là những công cụ hữu ích để đến được trái tim và thức tỉnh tâm hồn của người nghe nếu những ngôn từ đó truyền đến người nghe bằng một nhịp điệu êm ái du dương. Trái lại, nếu cách nói quá cứng nhắc bằng sử dụng những từ ngữ khiến người nghe cảm thấy khó chịu thì họ sẽ không quan tâm và dễ dàng bỏ ngoài tai những gì được nói. Cách nói đó được ví von như một mảnh đất khô cằn, bị bỏ hoang với những hạt giống được gieo trồng trên đó. Trong ngôn ngữ, không có điều gì mang lại sự hài hòa trong thanh âm ngoài việc sử dụng chính xác cụm từ. Điều đó sẽ giúp nhấn mạnh của mối quan hệ giữa các mệnh đề với nhau và các câu với nhau bằng tập hợp thống nhất của các từ. Cụm từ luôn bao gồm một số từ được kết hợp với nhau để thể hiện một ý nghĩ nào đó và được coi như là phần riêng biệt trong câu. Về khía cạnh này, cụm từ khác với mệnh đề bởi vì mệnh đề chỉ là một câu ngắn gọn tạo thành một phần riêng biệt trong kết cấu hoàn chỉnh của câu, của một đoạn văn hay của bài luận. Sự phân nhịp chính xác sẽ được xác định bởi phần câu còn lại, các câu còn lại không phá vỡ tính liên tục trong suy nghĩ người nói hay tiến trình nhận thức của người nghe. Viết tiểu luận tiếng Anh là một kỹ năng khá quan trọng để bạn hoàn thiện kỹ năng tổng hợp của mình. Ở trong bài tiểu luận bạn sẽ trình bày ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, trong thơ văn hoặc một vấn đề mà bạn quan tâm. Nhưng làm thế nào để viết một bài tiểu luận thật lôi cuốn và hấp dẫn? Từ bối cảnh đó quyển TỪ ĐIỂN VIẾT LUẬN TIẾNG ANH ra đời trên cơ sở tích hợp 100,000 cụm từ tiếng Anh qua ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của Collocations and idioms, ELT Documents/ British Council; Prefabricated patterns in advance/EFL writing; Collocations and lexical phrases /Longman; Lexical Phrases and Language Teaching/Oxford University Press…. với nội dung vô cùng phong phú cụ thể như sau: Nội dung quyển từ điển bao gồm: I. Cụm từ hữu ích II. Cụm từ quan trọng III. Cụm từ nối IV. Cụm từ ấn tượng V. Cụm từ giới từ VI. Cụm từ kinh doanh VII. Cụm từ văn chương VIII. Cụm từ so sánh IX. Cụm từ giao tiếp X. Cụm từ hùng biện XI. Cụm từ tổng hợp XII. Cấu trúc câu dùng trong kỳ thi IELTS ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG SÁCH: - GIẢNG VIÊN KHOA ANH - GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG - CÁN BỘ BIÊN PHIÊN DỊCH - HỌC SINH, SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ ANH - SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG NGOẠI THƯƠNG , ĐẠI HỌC KINH TẾ - CHUYÊN VIÊN VĂN PHÒNG Hy vọng quyển sách sẽ đem lại nhiều điều thú vị và bố ích cho bạn đọc. Tác giả.