Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
CAU CUA MIENG ANH MY - GS.TS DO HUU VINH
LỜI NÓI ĐẦU
QUYEN SACH CAU CUA MIENG ANH MY - GS.TS DO HUU VINH
Tiếng nói là bộ máy tự nhiên của nhân loại, ở trong lòng là thần thức, phát ngôn ra ngoài miệng là thanh âm. “ Tiếng còn dân còn; dân còn, nước còn “từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, nước nào dân nào cũng khẳng định rằng câu đó là đúng.
Cuộc sống biến đổi từng ngày, nhất là thời đại hiện nay, giới trẻ lại là giới năng động, hiếu động, thích nghịch ngợm, phá phách theo bản tính lứa tuổi, mà trong ngôn ngữ học thì lĩnh vực từ vựng lại linh hoạt nhất, bám sát hiện tại nhất, dễ và mau biến đổi nhất. Thì đấy, một thời ta mở mồm ra là “hết sẩy”, nay từ này đã ít dùng, có khi mất hẳn. May chăng, nếu biến tấu theo kiểu trẻ bây giờ thành “hết sẩy con bà Bảy” thì nó còn sống thêm một thời gian nữa.
Những câu nói nôm na của lớp trẻ Việt được gọi là “thành ngữ sành điệu” là phải. “Sành điệu” đây là khác người, là hợp thời, là bây giờ-ở đây-lúc này. Những người trẻ tận dụng tối đa các khả năng hiệp từ hợp vận của từ ngữ tiếng Việt để tạo ra những tổ hợp, những mệnh đề, những phán đoán, những câu bất ngờ, trái khoáy, cốt 1) gây cười cho vui, 2) xả căng thẳng, áp lực của đời sống hiện đại, 3) chứng tỏ “cái tôi” của thế hệ, 4) chỉ dấu thời đại và 5) chứng tỏ khả năng dùng tiếng mẹ đẻ của họ. Câu nói của giới trẻ tiếng Việt “tiền thì anh không thiếu nhưng nhiều thì anh không có”, ngoài nội dung thực tế và ý nghĩa xã hội, chúng giống nhau ở cấu trúc gây bất ngờ về mặt logic. Nhà hiền triết phương Đông nói “nhân chi sơ tính bản thiện”, qua miệng người Việt Nam thành triết lý thực tiễn “nhân chi sơ là sờ vú mẹ, tính bản thiện là miệng muốn ăn”, còn bây giờ lớp thanh niên chọc đùa “tinh vi sờ ti con lợn”. Sao lại là “con lợn” vào đây mà không phải là con khác? Thì con nào khác cũng được, miễn là con có ti, mà tên gọi là vần trắc, ví như con chó, con hổ, con khỉ. Con lợn được xuất hiện trong câu nói chẳng qua chỉ là khi buột miệng thì từ gọi tên đó đã ở đầu lưỡi, vậy là xong. Cũng vậy, câu “ngu như bò còn thích hát hò” có thể sản sinh thành “dốt như lợn còn thích tí tởn”.
Trong ngôn ngữ đại chúng giới trẻ Anh Mỹ họ cũng hay dùng câu nói cửa miệng như lớp trẻ Việt ví dụ “ backseat driver thầy dùi “; “ bang for buck tiền nào của nấy “belt the grape say túy lúy “between a rock and a hard place tiến thoái lưỡng nan; tiến lên mắc núi, lui về mắc sông “ hay “ a growing player on the world stage _ nước đóng vai trò lớn trong thương trường quốc tế; nước đàn anh; nước đại ca”
Câu nói truyền miệng là những câu nói dân gian bắt nguồn từ những từ lóng, thành ngữ, tục ngữ, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ giao tiếp … vừa là một phương tiện giao tiếp đồng thời là một thứ “ chữ viết bằng miệng “ ghi lại toàn bộ nền văn hóa tinh thần của loài người: từ những kinh nghiệm lao động thực tiễn đến những tư tưởng triết học cao xa vừa mang phong cách, nội dung văn học nghệ thuật vừa mang phong cách nội dung khoa học. Chính đó là mầm mống đầu tiên của văn học nghệ thuật và khoa học ngày nay
Từ bối cảnh đó, quyển “ CÂU CỬA MIỆNG ANH MỸ ” được ra đời trên cơ sở tích hợp ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của Collocations and idioms, ELT Documents/ British Council; Prefabricated patterns in advance/EFL writing; Collocations and lexical phrases /Longman; Lexical Phrases and Language Teaching/Oxford University Press….Quyển sách được biên dịch khoảng 150,000 mục từ, cụm từ lóng, tục ngữ, thành ngữ, mẫu câu giao tiếp với tần số cao nhất được tác giả thu thập với mục đích đáp ứng nhu cầu của người học và dân nghiên cứu ngôn ngữ.
Đối tượng sử dụng sách là phiên dịch viên; sinh viên khoa học-xã hội; chuyên viên ngoại thương; xuất nhập khẩu; giảng viên tiếng Anh và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập, tra cứu và tham khảo; đồng thời sẽ giúp các bạn học viên tự tin vượt qua mọi kỳ thi tiếng Anh quốc tế; tự tin trong công tác giao dịch thương mại quốc tế.
Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc.
Tác giả.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét