Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Học tiếng Anh _ GS Vinh

Femme Fatales and Film Noirs A freelancer who writes about film wants to know how to deal with two French terms used by filmmakers: If I’m dealing with more than one film, is it “femmes fatale” or “femme fatales?” And when it comes to multiple films of film noir, is it “films noir” or “film noirs?” Plus, given that the terms are French, should they be italicized? Note: Readers who are not film buffs may be unfamiliar with these terms as they are used in English. A femme fatale is an attractive and seductive woman. Film noir is a movie genre explained below. The terms are so common in English that they do not need to be italicized The expression femme fatale was in the language before it became a part of movie jargon. The earliest OED citation is from a US source dated 1879. On the Ngram Viewer, both terms, film noir and femme fatale, begin their rise in printed books in the 1940s. Film noir describes a category of gloomy movies that begins with The Maltese Falcon (1941) and ends with Touch of Evil (1958). The film noir genre breaks a previous Hollywood pattern that glorified home life, presented idealistic views of American government, and provided happy endings for the main characters. Film noir often depicts the criminal justice system as unfair, the police as corrupt, and the federal government as oppressive and threatening. According to a description at the Film Noir Studies site, women in film noir are of three kinds: the “marrying kind” who wants the hero to settle down and conform to societal norms, the nurturing woman, who is depicted as “dull, featureless, and unattainable,” and “the femme fatale.” The femme fatale is an independent, ambitious woman who rejects marriage, but who, in breaking free of the traditional male-female relationship, causes violent disruption in the lives of those around her. French in origin, the terms have been sufficiently Anglicized to form their plurals by adding -s: femme fatales (not “femmes fatales”) and film noirs (not “films noirs”). Some writers do form the plurals of these terms partially à la française (by adding an -s to the noun), but the Ngram Viewer indicates that such writers are in the minority. Likewise, the terms are italicized on some Web sites, but the recommendation given in The Chicago Manual of Style is to use roman type for foreign words that have entries in English dictionaries. The official site of the Film Noir Foundation does not italicize “film noir.”

LUYỆN DỊCH ANH-VIỆT (2)

a means to an end: a means to an end điều được thực hiện hoặc sử dụng đến chỉ nhằm để đạt được một điều khác, và hoàn toàn không được xem là quan trọng vì bất cứ lý do nào khác - For most of my friends, law school was just a means to an end. For me, however, it was an exciting challenge. * Đối với phần lớn bạn bè của tôi, trường luật chỉ là một phương tiện cần phải có. Tuy nhiên, với tôi thì đó là một thách thức thú vị. - He doesn't particularly like the work but he sees it as a means to an end. * Ông ta không đặc biệt ưa thích công việc, nhưng ông xem nó như một phương tiện để đạt đến mục đích của mình. actions speak louder than words: actions speak louder than words hành động thực tế có giá trị hơn lời nói suông - Since actions speak louder than words, Dr. Salk decided to inject himself with the vaccine to show that it was safe. * Bởi vì hành động thực tế có giá trị hơn lời nói suông, nên bác sĩ Salk quyết định tự tiêm loại vác -xin ấy vào người để chứng tỏ sự an toàn của nó. - Mary kept promising to get a job. John finally looked her in the eye and said: Actions speak louder than words. * Mary luôn miệng hứa là sẽ tìm một việc làm. Cuối cùng John nói thẳng với cô rằng: Hành động thực tế có giá trị hơn lời nói suông. - After listening to the senators pro­mising to cut federal spending, Ann wrote a simple note saying, Actions speak louder than words. * Sau khi lắng nghe ông thượng nghị sĩ hứa là sẽ cắt giảm chi tiêu của liên bang, Ann chỉ ghi chú lại một câu đơn giản: Hành động thực tế có giá trị hơn lời nói suông. all good things (must) come to an end: all good things (must) come to an end thực tế hiển nhiên là bất cứ tình huống tốt đẹp nào cũng không thể được duy trì, kéo dài mãi mãi - The Cardinals had won five straight championships, but this time only finished in fourth place. We were hoping for more, but all good things must come to an end , said captain Danny Fisher. * Đội Cardinals đã liên tiếp giành chức vô địch đến 5 lần, nhưng lần này chỉ kết thúc với vị trí thứ tư. Đội trưởng Danny Fisher nói: Chúng tôi đã đặt hy vọng nhiều hơn thế, nhưng đâu có sự tốt đẹp nào có thể duy trì mãi mãi được đâu. an accident waiting to happen: an accident waiting to happen tình huống xấu rất có khả năng xảy ra - Bottles of acid were mixed in among the bottles of medicine, a fatal accident waiting to happen. * Những chai đựng acid được để lẫn trong những chai đựng thuốc, một tai nạn chết người rất có thể xảy ra. an ax is hanging over: an ax is hanging over dùng để chỉ tình trạng một người có thể sắp mất việc, hoặc một công ty sắp phá sản do sa sút về tài chính – là cách viết thông thường, nhưng có thể gặp cách viết khác là - The new recycling plan faces the ax in the city's latest budget. * Theo như ngân sách mới nhất của thành phố, nhà máy tái chế mới có nguy cơ phải đóng cửa. – Chú ý: Có thể gặp được dùng trong một số cụm từ khác có nghĩa tương tự - Policies, programs, and benefits designed to support working parents not only escaped the ax, they have been expanded. * Các chính sách, chương trình, lợi tức được vạch ra để giúp đỡ các bậc cha mẹ đang làm việc, không chỉ nhằm giúp tránh được sự suy sụp tài chính, mà chúng còn mở rộng hơn nữa. - People with skill and experience and ability aren't waiting for the ax to fall. They're leaving now. * Những người có tay nghề cao với kinh nghiệm và năng lực không chờ đợi đến lúc phá sản để phải gục ngã. Họ đang ra đi ngay từ lúc này.

LUYỆN DỊCH ANH-VIỆT ( BÀI 1)

a clean bill of health: a clean bill of health 1. về người, giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe tốt - Doctors gave him a clean bill of health after a series of tests and examinations. * Các bác sĩ cho anh ta một giấy chứng nhận sức khỏe tốt sau một loạt các kiểm tra và xét nghiệm. 2. về các tổ chức, sự vật, nhất là nhà cửa, giấy xác nhận đang trong điều kiện tốt - The building was given a clean bill of health. * Tòa nhà được cấp cho một giấy xác nhận là đang trong điều kiện sử dụng tốt. - Analysts have given that restructured company a clean bill of health. * Các nhà phân tích đã xác nhận là công ty tái thiết ấy đang trong điều kiện hoạt động tốt. a clean break: a clean break sự chấm dứt hoàn toàn một mối quan hệ hay tình trạng xấu, để có thể khởi sự lại mà không bị ảnh hưởng gì bởi những việc đã qua - I heard that his wife left him and he wanted to make a clean break anyway, that's the reason he gave for quitting the job. * Tôi nghe nói rằng vợ anh ta đã bỏ đi, và anh ta cũng muốn đoạn tuyệt dứt khoát mọi thứ. Đó là lý do anh ta đưa ra để nghỉ việc. - She wanted to make a clean break with the past. * Cô ta muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. - After the divorce, I decided to make a clean break and moved to a new town. * Sau vụ ly hôn, tôi quyết định cắt đứt tất cả và dời đến ở một thành phố mới. a man after one's own heart: a man after one's own heart hoặc cách nói hài hước khi thấy ưa thích một người khác vì họ cũng làm những việc gì đó giống như mình - My mother -in-law saw me eating chocolate before breakfast and told me I was a woman after her own heart. * Mẹ chồng tôi thấy tôi ăn sô -cô -la trước bữa điểm tâm và bảo tôi rằng bà thích tôi vì cũng giống như bà. a man of one's word: a man of one's word hoặc người luôn luôn giữ đúng lời hứa - I am a woman of my word – I intend to give Tyler his bonus, as we agreed. * Tôi là người luôn giữ lời hứa – tôi dự định sẽ trao cho Tyler khoản tiền phụ trội, như chúng ta đã thỏa thuận. - You can trust him. He's a man of his word. * Bạn có thể tin anh ta. Anh ta là người luôn giữ lời hứa. a man of straw: a man of straw hoặc 1. người không quan trọng, không có quyền lực hoặc có tính cách rất yếu ớt, thụ động - My father owns everything – he makes all the decisions. I am just a straw man. * Cha tôi sở hữu mọi thứ – ông đưa ra tất cả các quyết định. Tôi chỉ là người hoàn toàn thụ động. 2. một ý tưởng mà mọi người dành quá nhiều thời gian để tranh cãi hoặc phê phán trong khi thật ra nó không quan trọng lắm - Anytime I try to talk about our relationship, Brad finds a man of straw to talk about instead. * Cứ mỗi khi tôi cố nói về mối quan hệ của chúng tôi, Brad lại tìm một chuyện vớ vẩn nào đó để thay vào. a man of the world: a man of the world hoặc cách nói hài hước để chỉ người hiểu biết rất nhiều về cuộc sống và không dễ bị tác động mạnh bởi sự việc xảy ra, chẳng hạn như đề cập đến tình dục - So what happened when you went back to his place, Carrie? You can tell us – we're all women of the world. * Vậy thì chuyện gì đã xảy ra khi bạn trở lại chỗ anh ta, Carrie? Bạn có thể nói với chúng tôi được mà – chúng tôi đều là những phụ nữ từng trải.

THÀNH NGỮ VIẾT LUẬN ( VẦN C)

cabalistic phrase [cabalistic = secret or hidden meaning] cadaverous appearance calamitous course calculating admiration callous indifference calm resignation calumnious suspicions [calumnious = harmful and often untrue; discredit] cantankerous enemy canting hypocrite [canting = monotonous platitudes; hypocritically pious] capacious mind capricious allurements captivating speech cardinal merit careless parrying caressing grasp carping critic castellated towers [castellated = with turrets and battlements like a castle] casual violation cataclysmic elements causelessly frightened caustic remark cautious skepticism cavernous gloom ceaseless vigilance celebrated instance celestial joy censorious critic centralized wealth ceremonious courtesy cerulean blue [cerulean = azure; sky-blue] challenge admiration chance reflections changing exigencies [exigencies = pressing or urgent situation] chaotic plans characteristic audacity charitable allowance charming radiance chary instincts [chary = cautious; wary] chastened hope chatty familiarity cheap resentment cheery response chequered career cherished objects childlike ingenuousness [ingenuous = frank; candid.] chilled cynicism chirpy familiarities chivalrous spirit choicest refinements choleric temperament [choleric = easily angered; bad-tempered] choral chant chronic frailties churlish temper [churlish = boorish; vulgar; rude] circling eddyings circuitous information circumscribed purpose civic consciousness civilizing influence clammy death clamorous vibration clangorous industry clarion tone class demarcations classical objurgation [objurgation = harsh rebuke] clattering accents clear insight climactic revelation clinching proof cloaked nature cloistered virtue close condensation cloudy magnificence clownishly insensible cloying sweetness [cloying = too filling, rich, or sweet] clumsy talk clustering trees coarse necessity coaxing eloquence coercive enactment cogent statement coherent thinking coined metaphor cold formalities collateral duties collective wisdom colloquial display colonial character colossal failure comatose state combative tone comforting reassurance comic infelicity commanding attitude commendable purpose commercial opulence commingled emotion commodiously arranged common substratum commonplace allusions compact fitness comparative scantiness compassionate love compelling force compendious abstract compensatory character competent authority competitive enterprise complacent platitudes complaining sea complaisant observation complete aloofness complex notions complicated maze complimentary glance component aspects composed zeal composite growth compound idea comprehensive design compressed view compromising rashness compulsory repetition compunctious visitings [compunctious = feeling guilt] concatenated pedantries [pedantries = attention to detail or rules] concealed advantage conceivable comparison concentrated vigor concerted action conciliating air concomitant events concrete realities concurrent testimony condemnable rashness condescending badinage [badinage = frivolous banter] conditional approval confessed ardor confidently anticipated confirmed misanthrope [misanthrope = one who dislikes people in general] conflicting influences confused mingling conjectural estimate conjugal felicity connected series connotative damage connubial love conquering intelligence conscientious objection conscious repugnance consecrated endeavor consequent retribution conservative distrust considerate hint consistent friendliness consoling consciousness conspicuous ascendency constant reiteration constitutional reserve constrained politeness constructive idealists consuming zeal consummate mastery contagious wit contaminating influence contemplative nature contemporary fame contemptuous disrespect contented indolence contingent reasons continuous endeavor contorted expression contracted view contradictory theories contrary tendencies contrasted types controversial disputant contumelious epithet [contumelious = Rudeness or contempt arising from arrogance] convenient footing conventional verbiage conversational decorum convincing forcefulness convivial habits convulsive agony cool confidence copious materials coquettish advances cordial approval corporate selfishness corporeal constituent correct forecast corresponding variation corroborated truth corrosive effect corrupting tendency cosmical changes cosmopolitan position costly advantages counterbalancing power countless barriers courageous eagerness courteous solicitude courtly bearing covert curiosity coveted honors cowardly concession cowering agitation coy reluctance crackling laughter crafty deception craggy eminence cramped energies crass stolidity craven determination creative faculty credibly informed creditable performance credulous superstition creeping progress criminal negligence cringing smile crisp dialogue critical judgment crouching culprit crowning indiscretion crucial instance crucifying irony crude affectation cruel handicap crumbling precipice crunching jangle crushing sorrow cryptic saying crystalline sky crystallized conclusions culinary myrmidons [myrmidon = one who carries out orders without question] culminating fascination culpable behavior cultivated ferocity cultured idleness cumbrous fragments [cumbrous = cumbersome; difficult to handle or use] cumulative tendency cunningly contrived curbed profligacy curious coincidence current gossip curry favor cursed inactivity cursory acquaintance curt formality curtained embrasure cutting directness cycloramic sweep cynical disregard

CỤM TỪ HỮU ÍCH KHI VIẾT LUẬN VẦN B

babbling gossip bacchanalian desires bachelor freedom bad omen baffled sagacity [sagacity = farsighted; wise] balanced capacity baldly described baleful glances balmy fragrance bandying talk baneful impression banished silence barbarous statecraft barefaced appeal barest commonplaces barren opportunities base intrigues baseless assumptions bashful modesty basic principles battered witticism beaming countenance bearish rudeness beatific vision beautiful modesty beckoning horizon becoming diffidence bedraggled wretch befitting honor beggarly flimsiness beguiling voice belated acknowledgment belittling fears bellicose humanity beneficent career benevolent regard benighted sense benignant pity [benignant = favorable; beneficial; kind] beseeching gesture besetting heresy besotted fanaticism bestial ferocity bewildering maze bewitching airs beyond peradventure [peradventure = perhaps] bibulous diversions [bibulous = consumes alcoholic drink] bigoted contempt binding obligation bitter recrimination bizarre apparel blackening west blameless indolence blanched desolation bland confidence blank misgivings blasphemous hypocrisy blatant discourse blazing audacity blazoned shield bleak loneliness blended impression blessed condolence blighted happiness blind partizan blissful consciousness blistering satire blithe disregard bloated equivalent bloodless creature bloodthirsty malice blundering discourtesy blunt rusticity [rusticity = rustic; awkward or tactless] blurred vision blustering assertion boastful positiveness bodily activity boisterous edification bold generalization bombastic prating [prating = idle talk] bookish precision boon companion boorish abuse bored demeanor borrowed grace bottomless abyss boundless admiration bountiful supply boyish appreciation braggart pretense bravely vanquished braying trumpet brazen importunity [importunity = insistent request] breathless eagerness brief tenure briefless barrister bright interlude brilliant embodiment brisk energy bristling temper brittle sarcasm broadening fame broken murmurs brooding peace brutal composure bubbling frivolities bucolic cudgeling [bucolic = about shepherds or flocks; pastoral] [cudgeling = beat with a short heavy stick] budding joy bulky figure buoyant pluck burdensome business burly strength burning zeal bursting laugh busily engrossed business acumen bygone period

CỤM TỪ HỮU ÍCH KHI VIẾT LUẬN ( VẦN A)

A abandoned hope abated pride abbreviated visit abhorred thraldom [thraldom = enslaved or in bondage] abiding romance abject submission abjured ambition able strategist abnormal talents abominably perverse abounding happiness abridged statement abrogated law abrupt transition absolutely irrevocable absorbed reverie abstemious diet [abstemious = eating and drinking in moderation] abstract character abstruse reasoning absurdly dangerous abundant opportunity abusive epithet abysmally apologetic academic rigor accelerated progress accentuated playfulness accepted littleness accessible pleasures accessory circumstances accidental lapse accommodating temper accomplished ease accredited agent accumulated burden accurate appraisement accursed enemy accusing glance accustomed lucidity aching desire acknowledged authority acoustical effects acquired timidity acrid controversy acrimonious warfare actively zealous actualized ideals acutely conscious adamantine rigidity [adamantine = unyielding; inflexible] adaptive wit adduced facts [adduce = cite as an example] adequate execution adhesive quality administered rebuke admirable reserve admissible evidence admittedly inferior admonitory gesture adolescent youth adorable vanity adroit flatterer adulated stranger adventitious way [adventitious = not inherent; added extrinsically] adventurous mind adverse experience affably accommodating affected indifference affectionate approval affianced lady affirmative attitude affluent language affrighted slave aggravated faults aggregate body aggressive selfishness agile mind agitated imagination agonizing appeal agreeable frankness aimless confusion airy splendor alarming rapidity alert acceptance algebraic brevity alien splendor alleged reluctance allegorical vein allied subjects alliterative suggestion all-pervading influence alluring idleness alternating opinion altogether dissimilar altruistic ideal amatory effusions [amatory = expressive of sexual love] amazing artifice ambidextrous assistant ambiguous grimace ambitious project ambling pedestrian ambrosial essence [ambrosial = fragrant or delicious; worthy of the gods; divine.] amiable solicitude amicable arrangement amorous youth ample culture amusing artlessness analogous example analytical survey ancestral creed ancient garb angelic softness angry protestations anguished entreaty angular features animated eloquence annoying complications anomalous appearance anonymous benefactor answering response antagonistic views antecedent facts anticipated attention antiquated prudery anxious misgiving apathetic greeting aphoristic wit [aphoristic = Tersely phrased statement] apish agility apocalyptic vision apocryphal lodger [apocryphal = questionable authenticity] apologetic explanation apostrophic dignity appalling difficulties apparent significance appealing picture appointed function apposite illustration appreciable relief appreciative fervor apprehensive dread apprentice touch appropriate designation approving smile approximately correct aptly suggested arbitrarily imposed arch conspirator arched embrasure [embrasure = flared opening for a gun in a wall or parapet] archeological pursuits architectural grandeur ardent protest arduous quest arid formula aristocratic lineage aromatic fragrance arrant trifling arrested development arrogant imposition artful adaptation artificial suavity artistic elegance artless candor ascending supremacy ascetic devotion ascribed productiveness aspiring genius assembled arguments asserted activity assiduously cultivated assimilative power assumed humiliation assuredly enshrined astonishing facility astounding mistakes astute observer athletic prowess atmospheric vagueness atoning sacrifice atrocious expression atrophied view attending circumstances attentive deference attenuated sound attested loyalty attractive exordium [exordium = introduction of a speech or treatise] audacious mendicant [mendicant = depending on alms; beggar] audible intimations augmented force august tribunal auspicious moment austere charm authentic indications authoritative critic autobiographical pages autocratic power automatic termination autumnal skies auxiliary aids available data avaricious eyes avenging fate average excellence averted calamity avowed intention awakened curiosity awed devotion awful dejection awkward dilemma axiomatic truth azure sky

CÂU HAY VĂN CHƯƠNG (5)

Ở Truyện Kiều, mỗi nhân vật đều có diện mạo và tính cách đặc trưng khiến họ trở thành những nhân vật điển hình, đại diện cho cả một loại người trong xã hội. Để góp phần xây dựng các hình tượng điển hình đó, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện biểu thị cảm thán và các loại hành vi cảm thán nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Dựa vào những phân tích, đánh giá của chương 2, chúng tôi đã thống kê được 981 câu thơ có chứa hành vi cảm thán của các nhân vật và tác giả (chiếm 30,15% số câu trong Truyện Kiều) để đưa vào nội dung nghiên cứu cho chương 3. 3.1.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật chính diện Truyện Kiều có 16 nhân vật chính diện, nhưng tiêu biểu nhất là ba nhân vật: Thuý Kiều, Kim Trọng và Từ Hải. 3.1.1.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật Thuý Kiều • Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng Để làm nổi bật thế giới nội tâm vô cùng phức tạp của Thuý Kiều, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ cảm thán trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Kết quả khảo sát cho thấy: Thuý Kiều là nhân vật cảm thán nhiều nhất trong tác phẩm. Trong 348 câu thơ chứa hành vi cảm thán, có 245 câu nhân vật sử dụng từ ngữ cảm thán để bộc lộ thái độ, tình cảm cũng như tâm trạng lo lắng, buồn thảm, đau đớn, uất hận,... trước những bước ngoặt cay đắng trong cuộc đời. Ví dụ: Khi Hồ Tôn Hiến ép gả nàng cho viên thổ quan, giọng thơ vang lên như tiếng kêu trời thất thanh bởi sắc thái biểu cảm vô cùng mạnh mẽ của những từ đâu, sao, đã cứ như xoáy mạnh vào lòng người: Ví dụ 133: Duyên đâu, ai dứt tơ đào, Nợ đâu, ai đã dắt vào tận tay ? Thân sao, thân đến thế này, Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi. Đã không biết sống là vui, Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương ! (2609-2614) Sự xuất hiện của những từ và cụm từ cảm thán: thôi, sao, chi, thay, đâu, xiết, chẳng, chăng, cũng, ắt, mà, bấy, lại, đã, thà, ru, vay, thôi thôi, lắm thay, sá chi, làm chi, làm sao, biết bao,.... ở hàng loạt phát ngôn đã diễn tả được nhiều cảm xúc, tâm trạng đặc biệt của Thuý Kiều. Trong đó có một số từ ngữ xuất hiện nhiều hơn cả, như là: thôi: 29 lần; sao: 28 lần; chi: 28 lần ; cũng: 30 lần, đâu: 20 lần; chẳng: 18 lần; đã: 35 lần,.... Tuy vậy, không phải lúc nào những từ ngữ đó cũng chỉ truyền tải một ý nghĩa nhất định, mà trong mỗi hoàn cảnh, chúng lại giữ một vai trò biểu cảm khác nhau. Chẳng hạn như từ thôi: thôi xuất hiện ở những dạng kết hợp: thôi thôi, thôi thế, thế thôi, thì thôi, thôi thì, thôi thì thôi, thôi thế thì thôi, mà thôi, thôi cũng, thôi đã, thôi có ra gì, thôi còn chi nữa,... đã cực tả được rất nhiều trạng thái tình cảm của nhân vật. Ví dụ: - Biểu thị tâm trạng đau buồn, thổn thức trong cảnh ngộ "Giữa đường đứt gánh": Ví dụ 134: Thề hoa chưa ráo chén vàng, Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa ! ...Biết bao duyên nợ thề bồi Kiếp này thôi thế thì thôi, còn gì ! (702-706) - Biểu thị sự chán ngán, tuyệt vọng trước khi đi đến hành động tự vẫn: Ví dụ 135: Thôi thì thôi có tiếc gì ! (981) - Biểu thị sự buông xuôi, cam chịu khi phải chấp nhận làm gái lầu xanh: Ví dụ 136: Bây giờ sống thác ở tay, Thân này đã đến thế này thì thôi ! (1143-1144) - Biểu thị sự chua xót, đắng cay khi bị đẩy đến tột cùng của đớn đau và ô nhục: Ví dụ 137: Một mình cay đắng trăm đường, Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi (2615-2616) ............. Đối với từ sao: sự kết hợp của từ cảm thán này cũng rất phong phú, như: biết sao, sao cho, sao bằng, hay sao, làm sao, khi sao, giờ sao, phận sao, mặt sao, thân sao,... Trong 28 lần xuất hiện, có 10 lần sao được Thuý Kiều dùng để than: Ví dụ 138: Phận sao phận bạc như vôi ! (753) Cũng có khi sao được dùng trong lời cậy nhờ đối tượng: Ví dụ 139: Thương sao cho vẹn thì thương, Tính sao cho trọn mọi đường xin vâng (1359-1360) Hoặc để nhân vật bộc lộ tâm trạng rối bời: Ví dụ 140: Bây giờ đất thấp trời cao, Ăn làm sao, nói làm sao, bây giờ ? (1817-1818) Hay khẳng định nhằm mục đích thuyết phục: Ví dụ 141: Sao bằng lộc trọng quyền cao, Công danh ai dứt lối nào cho qua? (2497-2498) ........ Là từ thường dùng để hỏi, chi xuất hiện trong các phát ngôn của Thuý Kiều dưới các hình thức thể hiện như: làm chi, sá chi, còn chi, xiết chi, tuồng chi,... Trong 28 lần xuất hiện, ngoài mục đích để bộc lộ những suy tư, trăn trở đang đè nặng trong lòng nhân vật: Ví dụ 142: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không ? (181-182) chi còn được dùng để than: Ví dụ 143: Còn chi là cái hồng nhan, Đã xong thân thế còn toan nỗi nào? (3101-3102) hay để cực tả lòng oán hận: Ví dụ 144: Phũ phàng chi bấy hoá công ! (85) Việc tác giả để nhân vật dùng lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong những ngữ cảnh khác nhau để thể hiện các mục đích nói khác nhau, cho thấy vai trò biểu cảm của ngôn từ cảm thán là rất lớn. • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Là nhân vật trung tâm có cuộc đời kéo dài suốt theo chiều tác phẩm, đón nhận tất cả mọi biến động của cuộc sống, chịu mọi nỗi đắng cay, tủi nhục, nên Thuý Kiều thường sử dụng những hành vi cảm thán như kêu than, oán trách, tiếc nuối,... để bộc lộ tâm trạng buồn khổ, xót xa, đau đớn, phẫn uất, tuyệt vọng,... của bản thân. Ngoài việc thực hiện rất nhiều hành vi cảm thán trực tiếp với dấu hiệu hình thức là từ ngữ cảm thán, nhân vật còn thực hiện cả hành vi cảm thán gián tiếp thông qua những câu thơ sử dụng thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ, điển tích, điển cố và biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh nội dung cần cảm thán. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán Dựa vào mục đích cảm thán, chúng tôi đã phân loại các kiểu hành vi cảm thán của Thuý Kiều (cách phân loại này cũng được chúng tôi tiến hành cho các nhân vật khác trong tác phẩm). Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng Thuý Kiều đã sử dụng rất nhiều kiểu hành vi cảm thán, nhưng tiêu biểu nhất là những hành vi sau: - Hành vi cảm thán để than khóc: Ví dụ 145: Đau đớn thay, phận đàn bà ! (83) - Hành vi cảm thán thể hiện sự ngưỡng mộ: Ví dụ 146: Chiếc thoa nào của mấy mươi, Mà lòng trọng nghĩa khinh tài, xiết bao ! (309-310) - Hành vi cảm thán để khuyên nhủ: Ví dụ 147: Ra tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi? (507-508) - Hành vi cảm thán để oán trách: Ví dụ 148: Ông tơ ghét bỏ chi nhau Chưa vui sum họp, đã sầu chia phôi. (549-550) - Hành vi cảm thán để hứa hẹn, thề nguyền: Ví dụ 149: Cùng nhau đã trót nặng lời, Dẫu thay mái tóc, dám dời lòng tơ? (551-552) - Hành vi cảm thán bộc lộ sự phẫn uất: Ví dụ 150: Nàng rằng: "Trời thẳm đất dày ! Thân này đã bỏ những ngày ra đi. Thôi thì thôi có tiếc gì ! (979-981) - Hành vi cảm thán thể hiện sự buông xuôi: Ví dụ 151: Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo xoay vần đến đâu. (1115-1116) - Hành vi cảm thán để bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa: Ví dụ 152: Xót mình, cửa các buồng khuê, Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay ! Khéo là mặt dạn mày dày, Kiếp này đã đến thế này thì thôi! (1221-1224) - Hành vi cảm thán bày tỏ thái độ trân trọng những ân tình đã qua: Ví dụ 153: Xót vì cầm đã bén dây, Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta ! (1963-1964) - Hành vi cảm thán để tiếc nuối mối tình đầu lỡ dở: Ví dụ 154: Tiếc thay! Chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng. (2241-2242) - Hành vi cảm thán để mỉa mai, đay nghiến kẻ thù: Ví dụ 155: Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan ! (2359-2360) - Hành vi cảm thán bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ trong cuộc báo thù: Ví dụ 156: Lệnh quân truyền xuống nội đao, Thề sao thì lại cứ sao gia hình. (2387-2388) - Hành vi cảm thán thể hiện lòng biết ơn với Từ Hải: Ví dụ 157: Chạm xương chép dạ xiết chi, Dễ đem gan óc đền nghì trời mây! (2425-2426) - Hành vi cảm thán để ca ngợi tấm lòng bao dung, vị tha của Kim Trọng: Ví dụ 158: Thân tàn gạn đục khơi trong, Là nhờ quân tử khác lòng người ta (3181-3182) Bằng những hành vi cảm thán rất sinh động từ chính nhân vật, Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả diễn biến tính cách Thuý Kiều. Sau biết bao thăng trầm của cuộc đời, con người trong trắng, dịu dàng, đoan trang, hiền thục trong nhân vật đã nhường chỗ cho một con người từng trải, biết yêu, biết ghét, biết căm thù. 3.1.1.2. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật Kim Trọng • Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng Ở 65 câu thơ chứa hành vi cảm thán của Kim Trọng, có tới 46 câu sử dụng các từ ngữ cảm thán như: chi, chăng, chẳng, mà, đã, cũng, đâu, lắm ru, xót thay, thương ôi, ai ngờ, càng, sao,... Trong đó, nhân vật thường xuyên sử dụng một số từ như: mà: 7 lần; đã: 5 lần ; cũng: 5 lần; lại : 4 lần, ....để nhấn mạnh điều cần cảm thán. Ví dụ: Trong lời nhân vật, có lúc từ mà được dùng để nhấn mạnh một ý kiến nhằm mục đích khuyên bảo: Ví dụ 159: Thiệt đây mà có ích gì đến ai ? (340) có lúc lại giữ vai trò nối liền hai mệnh đề để nhấn mạnh lời thề: Ví dụ 160: Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng? (542) • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Kim Trọng là nhân vật có tính cách nho nhã, hào hoa, là người có tâm hồn lãng mạn và giàu tình cảm. Ở đầu tác phẩm, chàng thường sử dụng những hành vi cảm thán như ca ngợi, hờn trách, thề thốt,... để thể hiện tình yêu say đắm, nồng nàn. Sau khi Thuý Kiều lưu lạc, chàng lại thường xuyên sử dụng những hành vi cảm thán thể hiện nỗi niềm đau đớn, xót xa và tâm trạng nhớ nhung phiền não. Cùng với việc sử dụng rất nhiều hành vi ngôn ngữ trực tiếp, nhân vật này còn gián tiếp bộc lộ tính cách thông qua 19 câu thơ sử dụng thành ngữ, quán ngữ, điển cố và các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán Trong các hành vi cảm thán của Kim Trọng, tiêu biểu nhất là hai kiểu hành vi: cảm thán để bày tỏ tình yêu và cảm thán để bộc lộ thái độ thương cảm, xót xa. - Hành vi cảm thán để giãi bày tình cảm: Ví dụ 161: Rằng: "Từ ngẫu nhĩ gặp nhau, Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn ! (323-324) - Hành vi cảm thán thể hiện thái độ khiêm tốn, nhã nhặn: Ví dụ 162: Tiện đây, xin một hai điều, Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng ? (329-330) - Hành vi cảm thán để khuyên nhủ, thuyết phục: Ví dụ 163: Dầu chăng xét tấm tình si, Thiệt đây mà có ích gì đến ai ? (339-340) - Hành vi cảm thán để hờn trách người yêu: Ví dụ 164: Trách lòng hờ hững với lòng, Lửa hương chốc để lạnh lùng bấy lâu. Những là đắp nhớ đổi sầu, Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm (380-383) - Hành vi cảm thán để ca ngợi: Ví dụ 165: Khen: "Tài nhả ngọc phun châu, Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này. (405-406) - Hành vi cảm thán thể hiện sự thương cảm: Ví dụ 166: và xót xa: Ví dụ 167: Thương ôi ! Không hợp mà tan, Một nhà vinh hiển, riêng oan một nàng ! (2965-2966) Xót thay! Chiếc lá bơ vơ, Kiếp trần biết giũ bao giờ cho xong ? (2929-2930) - Hành vi cảm thán thể hiện sự chung tình: Ví dụ 168: Chưa chăn gối, cũng vợ chồng, Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang! (3175-3176) - Hành vi cảm thán thể hiện lòng bao dung, độ lượng: Ví dụ 169: Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay ? (3119-3120) Thông qua những hành vi cảm thán của nhân vật, tác giả đã đưa Kim Trọng trở thành một hình mẫu lí tưởng trong lòng người đọc bởi sự nhã nhặn, tinh tế, tình yêu sâu sắc, thuỷ chung và tấm lòng bao dung, độ lượng, như lời ngợi ca của Thuý Kiều: Thân tàn gạn đục khơi trong, Là nhờ quân tử khác lòng người ta. 3.1.1.3. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải • Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng Từ Hải là người anh hùng có cốt cách ngang tàng, phóng khoáng với khí phách hiên ngang của kẻ anh hào. Ngôn ngữ đối thoại cũng như cách thể hiện tình cảm khác thường của chàng đã khiến độc giả say mê, yêu thích. Khác với tất cả các nhân vật trong tác phẩm, Từ Hải luôn luôn đứng ở thế chủ động, chàng thường xuyên đưa ra các phát ngôn có tính chất khẳng định. Điều đó thể hiện rõ ở cách sử dụng những từ ngữ cảm thán, như: bõ chi, vội gì, huống chi, sao bằng, hẹp gì, mà chi,... và các từ mang ý hỏi, như: sao, sao cho, chăng,... để bày tỏ thái độ, tình cảm. Tuy vậy, nhân vật không dùng lặp lại một từ ngữ cảm thán nào ở trên mà thường xuyên sử dụng những cụm từ biểu cảm trong thành ngữ, điển cố, điển tích để gián tiếp bộc lộ tính cách của mình. Ví dụ:Cảm thán để khen ngợi sự nhìn nhận con người tinh tế của Thuý Kiều: Ví dụ 170: Khen cho con mắt tinh đời, (2201) • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Trong tác phẩm, Từ Hải thường thực hiện một số hành vi cảm thán như cảm thán để bày tỏ tình cảm, cảm thán để khẳng định quan điểm sống và cảm thán để thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với cảnh ngộ của Thuý Kiều. Nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là các hành vi cảm thán để thể hiện khí phách hiên ngang và bản lĩnh khác người của nhân vật: Ví dụ 171: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường dầu thấy bất bằng mà tha ! (2429-2430) • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán - Hành vi cảm thán để bày tỏ tình yêu với Thuý Kiều: Ví dụ 172: Một đời được mấy anh hùng, Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi ! (2183-2184) - Hành vi cảm thán để khen ngợi: Ví dụ 173: Từ rằng: "Lời nói hữu tình, Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân. (2191-2192) - Hành vi cảm thán để bộc lộ tính cách: Ví dụ 174: Áo xiêm buộc trói lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi! (2467-2468) - Hành vi cảm thán trách với mục đích khuyên: Ví dụ 175: Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ? (2220) - Hành vi cảm thán thể hiện sự cảm thông sâu sắc: Ví dụ 176: Sao cho muôn dặm một nhà, Cho người thấy mặt là ta cam lòng. (2435-2436) Đối với Từ Hải, Nguyễn Du đã huy động một vốn từ vô cùng phong phú để khắc hoạ chân dung nhân vật thân yêu của mình, sáng tạo ra phương thức nghệ thuật rất riêng để biểu đạt khát vọng chung của thời đại. 3.1.2. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhân vật phản diện Trong Truyện Kiều xuất hiện 7 nhân vật phản diện có ngôn ngữ đối thoại. Nhưng do bản chất tiêu cực của chúng khác nhau, nên chúng tôi chia các nhân vật phản diệnnày thành 3 nhóm nhỏ theo tiêu chí sau: - Mã Giám sinh, Tú Bà và Sở Khanh được xếp vào nhóm phản diện 1 vì đây là ba nhân vật có cùng bản chất gian xảo, tráo trở, lừa lọc, cùng chung một động cơ hành động là "khát tiền". - Hoạn Thư và Thúc sinh là hai nhân vật có tính cách rất phức tạp, không tích cực cũng không hoàn toàn tiêu cực. Vì sự nhu nhược mà Thúc Sinh gián tiếp gây ra nỗi đau khổ cho Thuý Kiều. Vì sự ghen tuông thái quá mà Hoạn Thư trở thành một tác nhân đẩy Kiều dấn sâu thêm vào kiếp phong trần. Hai nhân vật này được xếp vào nhóm phản diện 2. - Hoạn bà và Hồ Tôn Hiến không cùng bản chất với hai nhóm nhân vật trên nên chúng tôi tạm xếp họ vào nhóm phản diện 3. 3.1.2.1. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhóm nhân vật phản diện 1 Mã Giám sinh, Tú Bà và Sở Khanh là ba con người có cùng tâm địa nhưng mỗi người lại có sự thể hiện hết sức khác nhau, không ai giống ai. Vì Mã Giám sinh và Sở Khanh có sự khác biệt so với Tú Bà về cách thức nói năng, hành động, nên chúng tôi gộp Mã Giám Sinh và Sở Khanh vào một tiểu nhóm để xem xét. a. Hành vi cảm thán của Mã Giám Sinh và Sở Khanh • Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng. Mã Giám sinh có tính cách nổi bật là sự keo kiệt, bủn xỉn đến mức bỉ ổi. Ngôn từ sử dụng cũng góp phần lột tả sự đê tiện trong con người này. Để tính toán, cân nhắc trước mọi hành động, hắn thường dùng những từ ngữ cảm thán như: mất chi, chẳng ngoa, kém đâu, hẳn, ắt,... Ví dụ 177 : Một cười này, hẳn nghìn vàng, chẳng ngoa. (826) Với Sở Khanh, vì là một tên lưu manh, là kẻ lừa tình tráo trở nên ngôn từ của gã vừa sáo rỗng, vừa gian manh. Khi thực hiện hành vi lừa đảo, gã đã sử dụng những từ ngữ cảm thán như: than ôi, tiếc cho, bỗng, sao, khéo, bấy, hỡi lòng, đà, chăng, mới thôi, chẳng cơn cớ gì,...nhằm đưa "con mồi" vào bẫy: Ví dụ 178 : Nổi cơn riêng giận trời già, Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng ? (1069-1070) • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Để thực hiện những hành vi xấu xa đối với Thuý Kiều, Mã Giám Sinh thường sử dụng những hành vi cảm thán thể hiện sự soi xét giá trị "món hàng", những tính toán lời lãi trong việc buôn người và hành vi cảm thán để tính bài lừa đảo. Ví dụ 179: Mập mờ đánh lận con đen, Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi ? (839-840) Với mục đích đưa Thuý Kiều vào tròng, Sở Khanh chỉ chú trọng thực hiện những hành vi cảm thán khiến đối tượng tin tưởng mà mắc lừa. Đó là hành vi than oán tỏ vẻ xót xa, hay hành vi hứa hẹn để thuyết phục Kiều đi trốn: Ví dụ 180 : Nàng đà biết đến ta chăng, Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi. (1103-1104) • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán Dựa vào mục đích cảm thán, Mã Giám Sinh đã đưa ra một số hành vi cảm thán sau: - Hành vi cảm thán để khen "hàng": Ví dụ 181: Đã nên quốc sắc thiên hương, (825) - Hành vi cảm thán thể hiện sự tính toán lời lãi: Ví dụ 182: Hẳn ba trăm lạng kém đâu, Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời. (829-830) - Hành vi cảm thán thể hiện khao khát nhục dục: Ví dụ 183: Đào tiên đã bén tay phàm, Thì vin cành quýt cho cam sự đời (833-834) - Hành vi cảm thán để toan tính lừa đảo: Ví dụ 184: Nước vỏ lựu, máu mào gà, Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên. (837-838) - Hành vi cảm thán thể hiện sự hèn hạ: Ví dụ 185: Mụ già hoặc có điều gì, Liều công mất một buổi quỳ mà thôi. (841-842) Là một kẻ lừa tình siêu hạng, Sở Khanh đã thực hiện các hành vi cảm thán để đưa đối tượng vào bẫy: - Hành vi cảm thán để than tiếc: Ví dụ 186: Than ôi! Sắc nước hương trời, Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây ? - Hành vi cảm thán để oán trách: Ví dụ 187: Hoa sao hoa khéo giã giày bấy hoa ? (1068) - Hành vi cảm thán để hứa hẹn: Ví dụ 188: Thuyền quyên ví biết anh hùng, Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi ! (1071-1072) - Hành vi cảm thán để thuyết phục: Ví dụ 189: Thừa cơ, lẻn bước ra đi, Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn ? Thông qua những hành vi cảm thán của Mã Giám Sinh và Sở Khanh, tác giả đã vạch trần tâm địa xấu xa của cả hai nhân vật: một kẻ vừa keo kiệt, vừa đê tiện, một kẻ vừa đốn mạt vừa tráo trở. b. Hành vi cảm thán của Tú Bà • Từ ngữ cảm thán nhân vật thường sử dụng Xây dựng hình ảnh một mụ chủ lầu xanh gớm ghiếc, thô lỗ và chỉ biết đến tiền, tác giả đã đặt vào ngôn ngữ đối thoại của Tú bà những từ ngữ cảm thán: cũng, này này, này, thôi đà, đã, thôi thôi, cứ, chẳng, cớ sao, sao, sao nỡ, làm chi, hay gì, hãy, cho,...trong đó từ đã xuất hiện 7 lần, cũng 4 lần và cho 3 lần. Lặp lại nhiều lần từ đã để cảm thán về những sự việc xảy ra ngoài ý muốn, lúc thì Tú Bà bộc lộ sự tiếc nuối: Ví dụ 190: Màu hồ đã mất đi rồi, (969) lúc lại dùng đã để khẳng định : Ví dụ 191: Con kia đã bán cho ta, Nhập gia, phải cứ phép nhà tao đây. (971-972) .......... • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Tú bà thường sử dụng hành vi cảm thán trực tiếp thông qua 23/26 phát ngôn cảm thán có các từ cảm thán đi kèm. Bên cạnh đó, mụ cũng phối hợp sử dụng 11 thành ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung của phát ngôn. Với một kẻ chỉ biết đến tiền và ghê gớm như Tú Bà thì hầu hết các hành vi cảm thán của mụ đều là hành vi chửi mắng, hành vi than vì tiếc tiền hoặc hành vi khuyên nhủ, thuyết phục chỉ vì lợi nhuận. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán Khắc hoạ tính cách ghê gớm, xảo quyệt của Tú Bà, nhà thơ đã để nhân vật này thực hiện một số hành vi cảm thán tiêu biểu sau: - Hành vi cảm thán vì mục đích cầu xin: Ví dụ 192: Muôn nghìn người thấy cũng yêu, Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai (943-944) - Hành vi cảm thán để chửi rủa: Ví dụ 193: Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân, Buồn mình trước đã tần mần thử chơi. (967-968) - Hành vi cảm thán để than vì tiếc tiền: Ví dụ 194: Thôi thôi, vốn liếng đi đời nhà ma ! (970) - Hành vi cảm thán thể hiện uy quyền: Ví dụ 195: Phải làm cho biết phép tao ! (977) - Hành vi cảm thán để khuyên nhủ: Ví dụ 196: Làm chi tội báo oan gia, Thiệt mình, mà hại đến ta, hay gì? - Hành vi cảm thán để hứa hẹn, thề thốt: Ví dụ 197: Mai sau ở chẳng như lời, Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi. (1029-1030) - Hành vi cảm thán để ra lệnh: Ví dụ 198: Chơi cho liễu chán hoa chê, Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời. (1211-1212) - Hành vi cảm thán để mỉa mai, đay nghiến: Ví dụ 199: Cớ sao, chịu tốt một bề, Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao ! (975-976) Ngôn từ lỗ mãng mà Tú bà sử dụng khi chửi rủa, mắng nhiếc đối tượng mang tính chất cá thể hoá cao độ, có tác dụng tô đậm bản chất con buôn của mụ: "gái tơ" là cách gọi xách mé những cô gái trẻ thiếu đứng đắn, "ngứa nghề" là từ thô tục,... Đoạn Tú bà chửi mắng Thuý Kiều chính là một dẫn chứng xuất sắc về việc cá thể hoá bằng ngôn ngữ nhân vật. Bản thân ngôn ngữ ấy đã tố cáo tính chất con người Tú Bà rất cụ thể và sinh động. 3.1.2.2. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhóm nhân vật phản diện 2 a. Hành vi cảm thán của Thúc sinh • Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng. Để bộc lộ thái độ, tình cảm của bản thân trước mọi hoàn cảnh, Thúc Sinh đã sử dụng các từ ngữ cảm thán: thay, sao, chớ, hãy cứ, chi, đã, cũng, nỡ, chẳng, thôi, vì ai, lại, hỡi ơi, thương ôi, thôi thôi, biết bao giờ,... Có một số từ ngữ được nhân vật này ưa dùng, đó là các từ: sao: xuất hiện 5 lần, chi: 4 lần, thôi: 4 lần, cũng: 4 lần... Với 5 lần xuất hiện trong các phát ngôn cảm thán, sao có tác dụng biểu thị một số cảm xúc, thái độ của nhân vật, như: Thái độ ngạc nhiên: Ví dụ 200: Rằng: "Sao nói lạ lùng thay ! (1321) Thái độ nhún nhường, biết lỗi: Ví dụ 201: Dại rồi còn biết khôn làm sao đây! (1398) Cũng có khi sao được dùng để nhấn mạnh lời than vãn của nhân vật: Ví dụ 202: Nhân làm sao đến thế này ? (1825) • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Thúc Sinh đa tình, phóng túng, thích hưởng lạc, lại là người có tính cách bốc đồng, khoác lác. Cách sống thiếu lành mạnh đã góp phần tạo nên tính cách bạc nhược, yếu hèn của anh ta. Trong 47 phát ngôn cảm thán, nhân vật này thường xuyên thực hiện ba loại hành vi cảm thán là: hành vi cảm thán thể hiện sự ba hoa, khoác lác, hành vi than khóc thể hiện thái độ xót thương và hành vi cảm thán thể hiện thái độ sợ sệt, yếu hèn. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán - Hành vi cảm thán với mục đích thể hiện mình: Ví dụ 203: Đường xa chớ ngại Ngô Lào, Trăm điều, hãy cứ trông vào một ta. (1363-1364) - Hành vi cảm thán thể hiện sự ăn năn, hối lỗi: Ví dụ 204: Rằng: "Con biết tội đã nhiều, Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. (1395-1396) - Hành vi than thể hiện sự buông xuôi: Ví dụ 205: Lượng trên quyết chẳng thương tình, Bạc đen, thôi có tiếc mình làm chi ! (1401-1402) - Hành vi cảm thán thể hiện sự ân hận, tự xỉ vả bản thân: Ví dụ 206: Khóc rằng: "Oan khuất vì ta, Có nghe lời trước, chẳng đà luỵ sau ! Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu, Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai ? (1433-1436) - Hành vi cảm thán bộc lộ thái độ xót xa: Ví dụ 207: Con người thế ấy, thác oan thế này ! (1678) - Hành vi than thể hiện sự sợ hãi: Ví dụ 208: Nhân làm sao đến thế này ? Thôi thôi, ta đã mắc tay ai rồi ! - Hành vi cảm thán thể hiện thái độ thông cảm: Ví dụ 209: Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay ! (1906) - Hành vi cảm thán thể hiện sự tủi hổ, cay đắng: Ví dụ 210: Thấp cơ thua chí đàn bà, Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời. (1947-1948) - Hành vi cảm thán để khuyên nhủ: Ví dụ 211: Liệu mà xa chạy cao bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi ! (1971-1972) - Hành vi cảm thán thể hiện tình cảm vấn vương: Ví dụ 212: Dẫu rằng sông cạn đá mòn, Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ. (1975-1976) - Hành vi cảm thán để ngợi ca: Ví dụ 213: Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên. (2922) Qua các kiểu hành vi cảm thán nêu trên, có thể thấy: ở Thúc Sinh có sự mâu thuẫn giữa động cơ của hành động với kết quả của hành động: Vì yêu Kiều mà cứu Kiều ra khỏi lầu xanh nhưng do bản tính nhu ngược, yếu hèn nên lại không thể trở thành chỗ dựa cho Kiều. Trước sự phẫn nộ của cha, trong cảnh Thuý Kiều bị hành hạ nơi công đường và bị Hoạn Thư trả thù, Thúc Sinh thường chỉ biết khóc than hay thương xót, sợ hãi mà chẳng làm được gì để bảo vệ cho người yêu. b. Hành vi cảm thán của Hoạn Thư • Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng Hoạn Thư là nhân vật có tính cách phức tạp và bản lĩnh khác thường. Điều đó thể hiện ở những hành vi cảm thán của nhân vật có chứa các từ ngữ cảm thán, như: chi, chẳng, mà, lại còn, làm chi, cũng, lo gì, cho, nào phải, chăng, lạ đời, thôi thì thôi, tiếc thay... Một số từ ngữ cảm thán được Hoạn Thư sử dụng nhiều lần, như: cho: 10 lần; chẳng: 5 lần; chi(gì): 6 lần; cũng: 4 lần,... có tác dụng khắc họa đậm nét bản chất thâm hiểm trong con người này. Khi dùng lặp đi lặp lại từ cho trong những toan tính trả thù, Hoạn Thư khiến người đọc phải rùng mình vì sự thâm trầm độc địa của thị: Ví dụ 214: Làm cho cho mệt cho mê, Làm cho đau đớn ê chề cho coi. Trước cho bõ ghét những người, Sau cho để một trò cười về sau. • Hành vi cảm thán nhân vật thường sử dụng Hoạn Thư thường sử dụng hành vi cảm thán trực tiếp để bộc lộ các trạng thái tâm lí của mình. Bên cạnh việc sử dụng rất nhiều hành vi cảm thán để thể hiện sự oán trách, căm giận và những mưu đồ trả thù, Hoạn Thư còn sử dụng khá nhiều hành vi cảm thán để thể hiện thái độ cảm thông với Thuý Kiều. Điều đó tạo ra mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật, cũng cho thấy sự phức tạp trong tính cách của người đàn bà này. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán - Hành vi cảm thán thể hiện sự chê trách: Ví dụ 215: Lại còn bưng bít dấu quanh, Làm chi những thói trẻ ranh nực cười ! (1543-1544) - Hành vi cảm thán thể hiện sự ghê gớm: Ví dụ 216: Làm cho nhìn chẳng được nhau, Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên. Làm cho trông thấy nhãn tiền, Cho người thăm ván bán thuyền biết tay ! (1549-1552) - Hành vi cảm thán để mắng chửi: Ví dụ 217: Cuộc vui gảy khúc đoạn trường ấy chi ! Sao chẳng biết ý tứ gì ? (1860-1861) - Hành vi cảm thán thể hiện tâm lí thoả mãn: Ví dụ 218: Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay ! (1868) - Hành vi cảm thán để khen ngợi: Ví dụ 219: Khen rằng: "Bút pháp đã tinh, So vào với thiếp Lan Đình nào thua ! (1987-1988) - Hành vi cảm thán thể hiện thái độ cảm thông: Ví dụ 220: Rằng: "Tài nên trọng mà tình nên thương. (1900) ...Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời ! (1904) - Hành vi cảm thán thể hiện thái độ tiếc nuối: Ví dụ 221: Tiếc thay ! Lưu lạc giang hồ, Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài. (1989-1990) - Hành vi cảm thán để cầu xin tha mạng: Ví dụ 222: Lòng riêng, riêng những kính yêu, Chồng chung, chưa dễ ai chiều cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng (2369-2372) Qua bút pháp miêu tả của nhà thơ, có thể thấy Hoạn Thư là người đàn bà vừa quỷ quyệt, tinh quái, vừa khôn ngoan, biết điều. Trong mọi hoàn cảnh, thị luôn chứng tỏ mình là người có bản lĩnh khác người. Nhờ việc sử dụng các kiểu hành vi cảm thán để nhân vật tự bộc lộ, tác giả đã làm cho hình tượng nhân vật trở nên sống động hơn, tính cách nhân vật cũng đa dạng và có chiều sâu hơn. 3.1.2.3. Hành vi cảm thán với vai trò xây dựng hình tượng nhóm nhân vật phản diện 3 a. Hành vi cảm thán của Hoạn Bà • Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng. Là phu nhân của quan Lại bộ, đứng ở vị trí "kẻ trên", Hoạn bà thích ra oai và chửi mắng người dưới. Trong các phát ngôn cảm thán, bà ta đã sử dụng các từ ngữ cảm thán: chẳng, thì, ra tuồng, đã, lại, nào, hãy và các cụm từ biểu cảm của thành ngữ để chửi rủa, lăng nhục Thuý Kiều. • Các hành vi cảm thán nhân vật sử dụng Khác với những động cơ xấu xa của nhóm nhân vật Mã Giám sinh, Tú bà, Sở Khanh và sự ghen tuông thái quá của Hoạn Thư, động cơ hành động của Hoạn Bà chỉ đơn giản là trả thù cho con, nên trong tác phẩm, Hoạn Bà chỉ sử dụng hành vi cảm thán với mục đích chửi mắng, nhiếc móc và hành vi ra lệnh đánh đập Thuý Kiều. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán Với mục đích trả thù cho con gái, Hoạn bà đã thực hiện các hành vi cảm thán sau: - Hành vi cảm thán để chửi rủa: Ví dụ 223: Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng, Ra tuồng mèo mả gà đồng. (1730-1731) - Hành vi cảm thán thể hiện sự tức giận: Ví dụ 224: Đã đem mình bán cửa tao, Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này! (1732-1733) - Hành vi cảm thán để ra lệnh: Ví dụ 225: Nào là gia pháp nọ bay ! Hãy cho ba chục biết tay một lần. (1735-1736) Thông qua những hành vi cảm thán, Hoạn Bà đã tự bộc lộ bản chất ghê gớm, đáo để của một mệnh phụ phu nhân đầy uy quyền. b. Hành vi cảm thán của Hồ Tôn Hiến • Từ ngữ cảm thán nhân vật sử dụng. Trong 4 câu thơ chứa hành vi cảm thán của Hồ Tôn Hiến, nhân vật đã sử dụng các từ ngữ cũng, mới, lắm thay, hay sao, thế nào để thể hiện các trạng thái tâm lí. • Các hành vi cảm thán nhân vật sử dụng Là tên quan "mặt sắt đen sì" nên Hồ Tôn Hiến ít biểu lộ tình cảm. Tuy vậy, nhan sắc và tiếng đàn sầu thảm của người đẹp đã khiến hắn phải thốt lên vài lời cảm thán, đó là hành vi than và hành vi cảm thán thể hiện sự thương hại, sự lo lắng. • Các kiểu hành vi cảm thán dựa vào mục đích cảm thán - Hành vi than khi nghe tiếng đàn sầu thảm của Thuý Kiều: Ví dụ 226: Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay ! (2574) - Hành vi cảm thán thể hiện sự thương hại: Ví dụ 227: Rằng: "Nàng chút phận hồng nhan, Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương. (2541-2542) - Hành vi cảm thán để bộc lộ sự lo lắng: Ví dụ 228: Phải tuồng trăng gió hay sao, Sự này biết tính thế nào được đây ? (2593-2594) Hồ Tôn Hiến là nhân vật phản diện cuối cùng của tác phẩm. Hắn không chỉ hám danh lợi mà còn khát khao lạc thú. Đằng sau sự miêu tả long trọng về Hồ Tôn Híến là thái độ chê cười kín đáo của Nguyễn Du giành cho sự dâm đãng của ông ta: Ví dụ 229: Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình ! Sử dụng từ ngữ biểu cảm trong những câu thơ trào phúng đã giúp Nguyễn Du thể hiện thành công dụng ý nghệ thuật của mình là lật tẩy được bộ mặt giả tạo, tàn nhẫn của tầng lớp quan lại phong kiến xấu xa. 3.1.3. Nhận xét chung Trong Truyện Kiều, thế giới nội tâm của từng kiểu nhân vật được Nguyễn Du miêu tả hoàn toàn khác nhau, mỗi người mang một tính cách riêng, không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả. Để có được thành công này phải kể đến nghệ thuật sử dụng ngôn từ vô cùng độc đáo của nhà thơ. Có thể thấy, trong tác phẩm, mỗi loại nhân vật đều có cách sử dụng từ ngữ cảm thán khác nhau. Nếu như nhân vật Thúy Kiều thường sử dụng các từ ngữ cảm thán như: thôi thôi, thôi đã, cũng, này, đã, chẳng, làm chi, hay gì ,... để bộc lộ những đau buồn, chua xót, đắng cay, tiếc nuối cho những mất mát về tinh thần, thì Tú bà lại sử dụng thôi thôi, thôi đà, cũng, này, mà, đã, sao, chẳng,làm chi, hay gì,... để kêu than, chửi bới, nguyền rủa, tiếc nuối cho những mất mát về vật chất. Nếu Thúy Kiều sử dụng các từ ngữ thôi thôi, ôi, hỡi ,... để bộc lộ nỗi niềm chua xót, đắng cay thì Thúc Sinh lại dùng các từ ngữ: hỡi ơi, thương ôi, thôi thôi,... để bộc lộ sự sợ hãi, yếu hèn và để khóc than thương xót. Nếu Kim Trọng sử dụng các từ ngữ chi, chăng, chẳng, mà, đã, cũng, đâu, lắm ru, xót thay, thương ôi, ai ngờ, càng, sao,... để ca ngợi, hờn trách, thề thốt, đắm say thuở ban đầu và đau đớn, thương cảm, xót xa trong sự nhớ nhung phiền não, thì Thúy Kiều lại sử dụng các từ ngữ chi, chăng, chẳng, mà, đã, cũng, đâu, lắm ru, xót thay, ai ngờ, càng, sao,... để giãi bày nỗi nhớ người yêu, nỗi thương cha, xót mẹ, để sầu tủi, ngậm ngùi cho bản thân. Từ Hải sử dụng bõ chi, sá gì để bày tỏ tình cảm và thể hiện khí phách hiên ngang của kẻ "đầu đội trời, chân đạp đất", còn Thúy Kiều sử dụng sá gì, sá chi để bộc lộ thái độ buông xuôi, chán ngán. Hoạn Thư và Tú bà đều là hai người đàn bà ghê gớm, nhưng những từ ngữ cảm thán chi, chẳng, mà, lại còn, làm chi, cũng, lo gì, cho, nào phải, chăng, lạ đời, thôi thì thôi, tiếc thay... mà Hoạn Thư sử dụng cho người ta thấy cả sự tinh quái, quỉ quyệt lẫn "cái biết điều" của thị, còn những từ ngữ cũng, này này, này, thôi đà, đã, thôi thôi, cứ, chẳng, cớ sao, sao, sao nỡ, làm chi, hay gì, hãy, cho,... mà Tú bà sử dụng để cảm thán thì chỉ cho người ta thấy sự gớm ghiếc, thô lỗ và chỉ biết đến tiền của mụ chủ lầu xanh. Điều đó làm nên sự khác biệt về bản chất của hai nhân vật. Một Mã Giám sinh vô học, hợm của, đê tiện hiện ra qua các từ cảm thán chẳng ngoa, kém đâu, mất chi, hẳn, ắt.... bên cạnh gã Sở Khanh gian manh, lọc lừa, tráo trở bị vạch mặt bởi các từ: than ôi, tiếc cho, hỡi lòng, đà, chăng, mới thôi, chẳng cơn cớ gì, bỗng, sao, khéo, bấy...cũng tạo nên những nét khác biệt giữa chúng. Hoạn bà ghê gớm, đáo để, luôn đứng ở vị trí "kẻ trên" để xăm soi, nhiếc móc, ra oai "kẻ dưới" thì Nguyễn Du chọn dùng những từ ngữ chẳng, thì, ra tuồng, đã, lại còn, thế này, nào, hãy. Còn Hồ Tôn Hiến vừa hám danh lợi, vừa khát khao lạc thú thì bị Nguyễn Du vạch mặt bằng các từ ngữ cảm thán: lắm thay, cũng, hay sao, lạ cho... Mỗi con người một tính cách, đại diện cho những hạng người khác nhau trong xã hội. Nhờ sự góp mặt của các từ ngữ cảm thán mà Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh đa sắc màu của xã hội - nơi Thúy Kiều sống, giúp người đọc có thể liên tưởng chân thực nhất hoản cảnh xã hội qua những con người cụ thể trong tác phẩm. 3.2. HÀNH VI CẢM THÁN VỚI VAI TRÒ THỂ HIỆN THÁI ĐỘ CỦA TÁC GIẢ 3.2.1.Hành vi cảm thán thể hiện thái độ của tác giả đối với thân phận Thúy Kiều 3.2.1.1.Từ ngữ cảm thán tác giả thường sử dụng để nói về nhân vật Thuý Kiều a. Khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tài năng thơ ca, nhạc họa của nhân vật Nhà thơ không sử dụng nhiều từ ngữ cảm thán khi miêu tả dung mạo xinh đẹp của Thuý Kiều, mà thường gián tiếp thông qua các thành ngữ, điển cố để ca ngợi vẻ đẹp cũng như tài năng thơ phú của nàng. Ví dụ, chỉ nhan sắc của người đẹp thì nói mai cốt cách, tuyết tinh thần, miêu tả đôi mắt tình tứ thì nói làn thu thuỷ, khen lời hay ý đẹp thì nói nhả ngọc phun châu,... Nguyễn Du lựa chọn những cụm từ bóng bẩy để miêu tả tài sắc của nhân vật chính trong tác phẩm là vì chỉ có bút pháp ước lệ cổ điển trong thành ngữ, điển cố mới làm nổi bật được hình ảnh lí tưởng của Thuý Kiều: Ví dụ 230: Một hai nghiêng nước nghiêng thành ...Đã nên quốc sắc thiên hương, Một cười này, hẳn nghìn vàng, chẳng ngoa. ...Than ôi! Sắc nước hương trời Sự nổi trội của Thuý Kiều không chỉ thể hiện ở vẻ bề ngoài mà còn ở sự "thông minh vốn sẵn" được đánh dấu bởi tài năng thơ ca, nhạc họa "sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai" của nhân vật. Tác giả đã dùng những thành ngữ gió táp mưa sa, trong như tiếng hạc, tiếng nhặt tiếng khoan,... để miêu tả Thuý Kiều làm thơ và đánh đàn. b. Khi nói về thân phận khổ đau của nhân vật Cuộc đời Vương Thuý Kiều là một chuỗi dài những ngày tháng đắng cay, tủi nhục khiến Nguyễn Du đem lòng trắc ẩn. Thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương cho thân phận khổ đau của nàng, tác giả đã sử dụng hàng loạt từ ngữ cảm thán để sáng tạo ra những dòng thơ chứa đầy cảm xúc. Đó là các từ ngữ: thôi, thay, thương ôi, xiết bao, thương gì, tiếc gì, quản gì, còn gì, dẫu sao, biết bao, biết sao, càng, đâu, chăng, chẳng, ... Khi sử dụng những từ ngữ cảm thán đó, tác giả đã cực tả được hầu hết các trạng thái tâm lí, những xúc cảm cũng như thái độ của mình trước cuộc đời đầy khổ ải của nhân vật. Ví dụ: cảm từ thay xuất hiện qua nhiều dạng kết hợp như xót thay, tiếc thay, đoạn trường thay, thương thay, khéo thay đã biểu đạt được những cảm xúc sau: - Biểu thị sự xót xa cho một kiếp người bất hạnh: Ví dụ 231: Xót thay, chiếc lá bơ vơ, Kiếp trần biết rũ bao giờ cho xong ! - Biểu thị sự tiếc nuối trong tiếng than nghẹn ngào, đau đớn: Ví dụ 232: Tiếc thay! Một đoá trà mi, Con ong đã mở đường đi lối về ! - Biểu thị sự thương cảm trong lời than thống thiết: Ví dụ 233: Thương thay ! Cũng một kiếp người, Khéo thay ! Mang lấy sắc tài làm chi ! - Biểu thị sự mãn nguyện khi thấy cái ác, cái xấu bị tiêu diệt: Ví dụ 234: Đạo trời báo phục chỉn ghê, Khéo thay, một mẻ tóm về đầy nơi ! Mỗi lần những ngôn từ cảm thán tiếc thay, thương thay, xót thay, đoạn trường thay,.... vang lên là thêm một lần nhà thơ nhấn sâu vào lòng độc giả sự day dứt, xót xa, tiếc nuối cho một cuộc đời bất hạnh. 3.2.1.2. Các loại hành vi cảm thán tác giả thường sử dụng Nguyễn Du thường trực tiếp bày tỏ thái độ của mình trước cuộc đời khổ đau của nhân vật qua những hành vi cảm thán tiêu biểu sau: - Hành vi cảm thán để than: Ví dụ 235: Đoạn trường thay ! Lúc phân kỳ (869) - Hành vi cảm thán bộc lộ sự oán trách: Ví dụ 236: Rủi may âu cũng sự trời, Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên ! Xót nàng, chút phận thuyền quyên, Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn ! (817-820) - Hành vi cảm thán bộc lộ sự xót xa: Ví dụ 237: Xót thay ! Đào lí một cành, Một phen mưa gió, tan tành một phen. (1741-1742) - Hành vi cảm thán thể hiện sự thương cảm cao độ: Ví dụ 238: Thương ôi ! Tài sắc bực này, Một dao oan nghiệt, đứt dây phong trần. (985-986) - Hành vi cảm thán thể hiện thái độ đồng cảm với nỗi đau của nhân vật: Ví dụ 239: Đau lòng tử biệt sinh ly, Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên ! (617-618) - Hành vi cảm thán thể hiện sự ngậm ngùi than tiếc: Ví dụ 240: Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen ! Tiếc thay ! Nước đã đánh phèn, Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần ! (2153-2156) - Hành vi cảm thán bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca nhân vật: Ví dụ 241: Cho hay thục nữ chí cao, Phải người sớm mận tối đào như ai ? - Hành vi cảm thán thể hiện thái độ bao dung, độ lượng: Ví dụ 242: Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay ! Dựa vào vai trò biểu cảm của từ ngữ với sự sáng tạo tuyệt vời của bản thân, nhà thơ không chỉ bày tỏ tình cảm đặc biệt với Thuý Kiều, mà còn bộc lộ cả thái độ bất bình đối với sự bất công của xã hội. Những vần thơ đanh thép của ông thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ đối với các thế lực đen tối tồn tại trong xã hội phong kiến. 3.2.2. Hành vi cảm thán để thể hiện thái độ của tác giả đối với sự bất công của xã hội. 3.2.2.1. Từ ngữ cảm thán tác giả thường sử dụng Vì có mối đồng cảm sâu sắc với nỗi thống khổ của con người mà Nguyễn Du luôn tỏ thái độ bất bình với những biểu hiện xấu xa của xã hội cũ. Nhà thơ đã sử dụng những lời lẽ đanh thép để vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến một cách không thương tiếc: Ví dụ 243: Một ngày lạ thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền ! Ông đã thông qua các từ ngữ cảm thán khéo là, lạ gì, điều đâu, bỗng, làm sao, sao khéo, khó gì, cho, nỡ, làm chi, lắm nao, mà, chẳng qua,...để bộc lộ thái độ phản ứng mạnh mẽ của mình đối với xã hội mà đồng tiền đứng trên, đứng trước và lãnh đạo tất cả: Ví dụ 244: Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì ! Đồng thời nhà thơ cũng cho độc giả thấy được tác dụng của những từ ngữ cảm thán đó khi chúng được lựa chọn sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm. Ví dụ: từ cho được dùng lặp lại liên tiếp 6 lần có tác dụng nhấn mạnh lời bình luận, khiến người ta càng thêm ghê sợ sự cay nghiệt của tạo hoá: Ví dụ 245: Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân. Đã đầy vào kiếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi. Từ ngữ cảm thán còn giúp tác giả mỉa mai sự bất công đã và đang tồn tại từ bao đời nay: Ví dụ 246: Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Sự chà đạp những con người lương thiện là một tội ác của chế độ phong kiến. Khi nào xã hội còn bất công thì khi đó tài năng, nhan sắc chỉ làm người ta sớm gặp tai ương, bởi vì"Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen". Đó là cảm hứng chủ đạo nhất, sâu xa nhất, bi thiết nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. 3.2.2.2.Các loại hành vi cảm thán tác giả thường sử dụng Đứng ở vị trí người kể chuyện để chứng kiến những thăng trầm trong cuộc đời nhân vật, nhà thơ đã thực hiện những hành vi cảm thán để bộc lộ thái độ căm giận tạo hoá bằng những lời chì chiết, đay nghiến, mỉa mai số phận. Đó là những hành vi nổi bật như: - Hành vi cảm thán để lên án những tiêu cực của xã hội: Ví dụ 247: ....Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong ! - Hành vi cảm thán để biểu thị tiếng than đầy thương xót: Ví dụ 248: Hoá nhi thật có nỡ lòng, Làm chi giày tía vò hồng lắm nao ! - Hành vi cảm thán là tiếng chửi đời mỉa mai, chua chát: Ví dụ 249: Chém cha cái số hoa đào, Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi ! (2151-2152) - Hành vi cảm thán để đay nghiến tạo hoá: Ví dụ 250: Hồng quân với khách hồng quần, Đã xoay đến thế còn vần chưa tha ! (2157-2158) ...Đầu xanh đã tội tình gì ? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (2161-2162) - Hành vi cảm thán để khuyên răn hậu thế: Ví dụ 251: Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. Trước sự chà đạp thô bạo của chế độ phong kiến lên thân phận con người, Nguyễn Du đã viết lên những vần thơ đau xót. Đó là tiếng khóc nhân văn, nhân đạo của nhà thơ đối với tất cả những số phận bi thương bị đọa đày trong xã hội. Nỗi "đau đớn lòng" của nhà thơ trước "những điều trông thấy" trong "cuộc bể dâu" đã làm nên cái nòng cốt tinh thần trong toàn Truyện Kiều.

CÂU HAY VĂN CHƯƠNG 4 ( TRUYỆN KIỀU CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO )

Giờ đây đích thị Nguyễn Du tiên sinh đã trở thành một Thiền sư. Nhưng trước khi để trở thành một Thiền sư thì Nguyễn Du tiên sinh trước đó cụ đã kinh qua những năm tháng dài độc tụng tư duy, nghiền ngẫm về kinh Kim Cương, và trước đó nữa tuy chúng ta không biết được cụ đã học tập những kinh sách nào được ghi lại qua văn thơ... Viết về cụ Nguyễn Du mà chúng ta không nói đến lòng thương vô hạn của cụ đối với chính mình đối với tha nhân, đối với xã hội thì đó là một vấn đề thiếu sót; viết về Nguyễn Du mà không nói đến Phật giáo thì đó cũng là một thiếu sót quan trọng, vì toàn bộ sự nghiệp văn thơ của cụ đều phát xuất từ hai quan điểm này để từ đó cụ gởi gắm tâm sự của cụ lại cho hậu thế. Vì vậy cho nên khi nghiên cứu về văn thơ của cụ thì bắt buộc chúng ta phải biết về nhân sinh của chính cụ và qua quan niệm khổ của Phật giáo. Theo giáo lý của đức Đạo sư thì nền tảng căn bản của việc học Phật được đặt trên ba học Giới-Định-Tuệ, cho nên Thiền định được coi như là một pháp môn tu học chung cho cả hai thừa Đại và Tiểu trong việc hoàn thiện ba nghiệp thân-khẩu-ý thanh tịnh để chấm dứt khổ đau mà đức Đạo sư đã căn cứ vào những hiện tượng duyên khởi-hiện hữu-vô thường-biến dịch của nhân sinh và vũ trụ mà xác nhận rằng: “Thế gian là giả tạm, bất toàn, trống rỗng, là khổ”. Ngay đến những trạng thái mà người đời cho rằng hạnh phúc an vui cũng luôn bị luật vô thường chi phối nên chúng chỉ là những trạng thái có được giả tạm không thật hữu, nên chúng cũng thuộc về khổ. Do đó, khổ bao gồm tất cả mọi ý nghĩa được quan niệm có được phát xuất từ ba phương diện: Khổ-khổ (dukkha-dukkha), hoại-khổ (viparināma-dukkha), và hành-khổ (samkhāra-dukkha) [ba phương diện này chúng tôi đã giải thích trong phần dẫn nhập], bằng vào giải thoát khổ đau do ba nghiệp sinh ra, khi hành giả đạt được giải thoát hoàn toàn khổ đau thì tự nhiên an lạc hạnh phúc hiển bày. Và theo cái học của Thiền thì gồm có: Thiền Thế gian, Thiền Tiểu thừa - Thiền Đại thừa (Như lai Thiền) cuối cùng là Thiền của Tối thượng thừa (Tổ sư Thiền). Ba loại Thiền trước được y cứ vào văn tự của kinh điển để học và thực tập, nhưng riêng Tối thượng thừa Thiền thì không y cứ vào văn tự của kinh điển thông thường mà chỉ tạm mượn những kinh nào khế hợp với căn cơ bén nhạy tạo ra những nghi tình bất hợp lý đối với thế trí biện thông của thế gian, cộng với những duyên sống để khai mở những vướng mắc của vô minh khổ đau cho hành giả mà thôi, nên Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma đã chủ trương “Dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự.”[1] Ở đây Nguyễn Du tiên sinh cũng đã từng học Thiền và thực tập thiền qua kinh Kim cương (một quyển Kinh mà Thiền tông Trung hoa mượn làm duyên, để y cứ cho những người mới bước chân vào Tối thượng thừa Thiền thực tập của Hoàng Mai ngũ tổ và, cũng nhờ Kinh Kim cương mà Tổ Huệ Năng thành vị tổ sư thứ sáu của Thiền tông Trung hoa.[2] Nhưng vì sao tiên sinh đã từng thực tập Thiền bằng cách độc tụng tư duy về kinh Kim cương hàng nghìn lần mà cũng vẫn chưa ngộ được chỗ rốt ráo của kinh, trong khi chỉ qua cái nhìn lại “dưới chân đài phân kinh” của Thái tử Lương Chiêu Minh xưa kia còn để lại, thì ngộ ra được cái bổn lai diện mục rốt ráo của Kinh Kim Cương chính là “Vô Tự” thị chân kinh (Tối thượng thừa Thiền)? Thật ra ở đây cụ Tiên Điền, nếu trước đó đã không độc tụng hàng nghìn lần kinh Kim Cương thì chưa chắc qua cái nhìn đó cụ có thể ngộ ra được chỗ rốt ráo của kinh được! Nhưng chính nhờ đã huân tập hàng nghìn lần về nghi tình “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, 應無所住而生其心”[3](nên sinh tâm mình vào nơi không có chỗ trụ). Vậy nơi nào là nơi không có chỗ trụ? Đây chính là cái nghi tình được tạo ra bởi thiền Công Án hay Tham Thoại Đầu của Tổ sư Thiền mà cụ đã được huân tập kinh qua đến mức vừa đầy; bây giờ chỉ cần giọt nước cuối cùng đổ vào nghi tình đó thì cái nghi tình đó sẽ bùng vỡ. Ở đây chính cái nhìn lại “Dưới chân đài phân kinh” là giọt nước cuối cùng để Tiên sinh ngộ ra được “Vô tự” chính là chân kinh, cũng chính là không chỗ trụ. Giờ đây đích thị Nguyễn Du tiên sinh đã trở thành một Thiền sư. Nhưng trước khi để trở thành một Thiền sư thì Nguyễn Du tiên sinh trước đó cụ đã kinh qua những năm tháng dài độc tụng tư duy, nghiền ngẫm về kinh Kim Cương, và trước đó nữa tuy chúng ta không biết được cụ đã học tập những kinh sách nào được ghi lại qua văn thơ, nhưng qua tư tưởng Phật giáo, mà cụ đã thể hiện trong văn thơ để lại ngoài truyện Kiều ra, cho chúng ta thấy rằng Phật giáo Tiểu thừa đã ăn sâu vào trong tiềm thức của cụ qua nhân quả báo ứng của mỗi cá thể được thay thế bởi mệnh Trời, thể hiện tư tưởng nhân duyên sống của nhân sinh, qua đó chúng bị luật vô thường luôn chi phối đổi thay. Mệnh Trời ở trong truyện Kiều chỉ là một tiền đề được cụ nêu lên để đại diện cho một quan niệm của Nho giáo, bằng vào nhân bản tính qua tác nhân tạo nghiệp của con người theo luật tắc nhân quả báo ứng của Phật giáo mà phủ định đi tính siêu hình Định mệnh hay Thiên mệnh của Nho giáo, điều này nếu không muốn nói là điều sai lầm của Nho giáo mà cụ nhìn ra được. (việc này chúng tôi sẽ bàn kỹ qua nghiên cứu truyện Kiều). 1/ NGUYỄN DU VÀ CUỘC ĐỜI Qua tiểu sử của cụ, ngoại trừ mười năm của thời thơ ấu an ổn sống trong vòng tay của mẹ và gia đình tại Thăng Long, nhưng sau đó những biến cố cứ mãi dồn dập đổ lên đầu cậu bé Nguyễn Du: mười tuổi cha mất, mười hai tuổi mẹ lại qua đời. Không gì bất hạnh và đoạn trường hơn là làm đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ vào cái tuổi đang còn ham chơi, đang cần chỗ nương tựa… và cũng từ đó bắt đầu cụ nếm mùi thăng trầm khổ ải tủi nhục trong nương nhờ ở tạm từ nơi này qua nơi khác và, cũng luôn tùy thuộc vào sự thăng trầm của những người thân. Việc đổi thay triều đại, việc lên voi xuống chó chỉ trong tích tắc và, những hậu quả đầy khổ đau tất yếu theo sau qua chánh báo (cá nhân) cùng y báo (gia đình-xã hội), đã nói lên được tính vô thường khổ đau luôn hiện hữu qua cuộc sống nhân sinh và riêng cá nhân cụ. Hơn bốn mươi ba năm còn lại trên cõi đời, trong khoảng thời gian này, ngoài mười năm giang hồ cát bụi, sống xa mái ấm gia đình lúc nào cụ cũng mang một nỗi buồn đau rộng lớn, thương mình, thương những người thân, thương cho những đồng loại phải chịu đày đọa khổ cực. Cửa nhà tan nát đổi thay trong kiếp người bên cạnh những đổi thay của ngoại cảnh thiên nhiên, thời thế loạn lạc chia ly, kế sinh nhai mịt mờ phía trước, thân phận ăn đậu ở nhờ tủi cực khôn nguôi, nỗi lo lắng luôn dằn vặt trong nếp tư duy suy nghĩ, đến nỗi mới ba mươi tuổi trên đầu mà tóc trắng bạc phơ, tư tưởng muốn sống nơi vắng vẻ vô sự cũng bắt đầu xuất hiện: … Hà năng lạc phát quy lâm khứ, Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân. 何能落髮歸林去 臥聽松風響半雲 (Tự thán II) Dịch: … Làm sao xuống tóc về rừng ẩn, Nằm nghe tùng hát gió đưa mây.” Tư tưởng muốn xuống tóc vào rừng ở ẩn làm một người vô sự trước cuộc sống là một dấu hiệu tự quy hướng vế chính mình để dọn đường cho việc nghiên cứu Phật pháp và thực hành độc kinh Phật, trở thành một hành giả tu tập thiền sau này của cụ. Tư tưởng này xuất hiện trong khoảng thời gian mười năm lưu lạc giang hồ cát bụi đã hình thành qua những kinh nghiệm sống, kinh qua trong những đắng cay khổ nhục của cuộc sống lưu đày rày đây mai đó của một thân lữ thứ trên quê hương rộng mà không có nhà, có thể đây là thời gian từ năm 1786-1795. Sau mười năm lưu lạc giang hồ cụ đã trở về sống với núi rừng dưới chân núi Hồng Lĩnh bên dòng Lam giang và, cuối cùng cũng không tránh được phải ra làm quan với một thái độ bất đắc dĩ, để từ đó cụ ghi lại cuộc đời mình qua những vần thơ chữ Hán đầy thương đau và buồn chán, nghiệt ngã cho chính mình và tha nhân cùng xã hội. Những hình ảnh cụ ghi lại qua thơ văn không ngoài cái quan niệm vô thường-khổ-không của Phật giáo như trên chúng tôi đã trình bày đối với cuộc đời qua khổ-khổ, hoại khổ, hành khổ, đầy ngậm ngùi đớn đau, đầy xúc động trong một cái nhìn sâu xa từ hiện tượng đến bản chất của chúng. Cái nhìn tận căn đễ này chính là cái nhìn chánh kiến của Phật giáo, từ mê qua ngộ. Khi là mê thì các pháp trở thành pháp thế gian, pháp hữu lậu, pháp khổ đau; còn khi chúng ta ngộ ra rồi thì các pháp này trở thành pháp xuất thế gian, pháp vô lậu, pháp an vui giải thoát. Từ một cậu bé tuổi vừa lên năm đã theo gia đình về quê nội tại Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, dưới núi Hồng Lĩnh, cạnh sông Lam, khi cha mình cáo lão từ quan về quê vào năm Tân mão 171[4]. Đây là dấu hiệu mở màn của bước chân đầu cho những bước phong trần khổ ải sau này của cụ. Sau khi cậu bé Nguyễn Du theo cha và gia đình về quê thì, năm năm sau người cha mất đi, và tiếp hai năm nữa là mất luôn cả người mẹ thân yêu. Bây giờ cậu bé Nguyễn Du thật sự đã trở thành trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; mới mười hai tuổi đầu mà cậu bé phải chịu một nỗi mất mát đớn đau đoạn trường đến thế thì cuộc đời của cậu sẽ ra sao sau này? Đây là những kí ức được Nguyễn Du tiên sinh ghi lại khi nhớ lại ngày mới bước chân về lại làng quê nội trên bến Giang Đình cùng cha mình và gia đình, trong đó có cậu bé Nguyễn Du lúc 5 tuổi và, từ đó cho đến những năm biến động sau này cho cả gia đình và cá nhân cậu bé. Những hình ảnh đó và những biến động trong cuộc sống của gia đình sau này được cụ ghi lại một cách tổng quát, nhưng chúng nói lên được cái quan niệm vô thường-khổ đau của đạo Phật luôn hiện hữu trong cuộc sống và, chính cụ là người đã trải qua và kinh nghiệm trong cuộc sống của chính mình, của gia đình, của xã hội qua bài thơ Giang Đình hữu cảm: Ức tích ngô ông tạ lão thì, Phiêu phiêu bồ tứ thử giang mi. Tiên chu kích thủy thần long đấu, Bảo cái phù không thụy hạc phi. Nhất tự y thường vô mịch xứ, Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi. Bách niên đa thiểu thương tâm sự, Cận nhật trường an đại dĩ phi.[5] 憶昔吾翁謝老時 飄飄蒲駟此江湄 仙舟激水神龍鬥 寶蓋浮空瑞鶴飛 一自衣裳無覓處 兩隄煙草不勝悲 百年多少傷心事 近日長安大已非 (Giang Đình hữu cảm) Dịch: Nhớ lúc xưa, cha ta cáo lão, Tấp nập ngựa xe bến sông này. Thuyền tiên rẽ nước rồng giao đấu, Lọng quý trên không hạc gieo lành. Từ khi xiêm áo không tìm thấy, Khói cỏ đôi bờ chịu bi thương. Cận nhật kinh thành nhiều khác lạ, Trăm năm nhiều ít chuyện thương tâm! Qua bài thơ này Nguyễn Du tiên sinh đã ghi lại những kí ức những cảnh tượng đã xảy ra khi cha cáo lão từ quan về làng, khi mình còn là một cậu bé vừa lên năm nào ngựa xe trên bến dưới thuyền, cờ lọng quý che phủ rợp trời cho đến khi áo xiêm lộng lẫy không còn tìm thấy nữa và, những biến động gia đình xảy ra sau đó; mọi việc vô thường đều đổi thay một cách nhanh chóng, từ hình thức trạng thái tâm lý này đổi sang hình thức trạng thái tâm lý khác. Ngay đến khói cỏ bên đôi bờ đê không còn xanh nữa mà đã theo lòng người bi thương không kém và, những biến động khác thường nơi kinh đô cũng thay đổi. Lòng người thay đổi, thế sự đổi thay. Từ những thay đổi này: nếu là lìa xa những người chúng ta thương yêu quí mến như cha mẹ, anh chị em, bà con quyến thuộc bạn bè và, những hoàn cảnh yêu thích của ta (thuộc về ái biệt ly); cùng những gì mà chúng ta mong muốn đạt được: như mong cùng chung sống với nhau, không chia lìa ngăn cách, nhưng chúng không thuận tình với mong ước của chúng ta (thuộc về cầu bất đắc) thì, tất cả những điều đó mang đến cho cá nhân Nguyễn Du tiên sinh và cả cho chúng ta những điều đau khổ thương tâm hết. Trên là những nét chấm phá về cuộc đời long đong chìm nổi khổ đau mà Nguyễn Du tiên sinh đã kinh qua và nhìn thấy ngay trong cuộc sống của chính mình và tha nhơn trong xã hội. Trước hết cá nhân tiên sinh đối với gia đình anh em họ hàng thân thích và, nơi quê hương cố chủ; vì biến cố gia đình: cha mẹ mất sớm sau đó mang đến tình trạng gia đình ly tán, thậm chí đến nơi ở cũng không còn nữa. Ngay bản thân của Nguyễn Du tiên sinh phải cậy nhờ vào anh em cùng những thân nhân khác mà sống lay lất qua ngày. Thời gian ly tán này (ái biệt ly) là một thời gian tạo ra những biến động về tâm lý cho cậu bé Nguyễn Du, một cảm thức đau khổ về nỗi chia ly và một mặc cảm ăn nhờ ở đậu sinh ra đau buồn và hận cho chính thân mình không làm gì được trong khi đầu đã bạc mà thời gian cứ qua đi: … Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, Bạch đầu đa hận tuế thời thiên … 鴻嶺無家兄弟散 白頭多恨歲時遷 (Quỳnh Hải nguyên tiêu)[6] Dịch: … Hồng Lĩnh không nhà anh em vắng, Bạc đầu hận lắm tháng năm qua… hay: … Cố hương đệ muội âm hao tuyệt, Bất kiến bình an nhất chỉ thự. 故鄉弟妹音耗絕 不見平安一紙書 (Sơn cư mạn hứng) Dịch: … Đệ muội quê nhà bặt âm tín, Thư báo bình an chẳng thấy nào! Từ ly tán cửa nhà, anh em mỗi người mỗi ngả theo sự thăng trầm của chánh báo và y báo, vì vậy tin tức quê nhà và cả anh em cũng bặt vô âm tín. Đây là một thứ tình cảm mong muốn được tin nhau, được gặp lại nhau mà không được nên mang bộ mặt “Cầu bất đắc”, thì sẽ sinh ra khổ đau, từ đó: … Nhất phiền hương tâm thiềm ảnh hạ, Kinh niên biệt lệ nhạn thinh sơ… 一片鄉心蟾影下 經年別淚雁聲初 (Sơn cư mạn hứng) Dịch: … Bao năm lệ biệt đầu tiếng nhạn Một tấm lòng quê nhớ dưới ánh trăng… Hay: … Ky lữ đa niên đăng hạ lệ, Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm… 羈旅多年燈下淚 家鄉千里月中心 (Xuân dạ) Dịch: … Bao năm làm khách đèn chong lệ, Nghìn dặm quê nhà trăng dõi tâm … Lệ nhỏ dưới đèn, dưới trăng biểu hiện hình ảnh cụ Nguyễn Du đang là người lữ khách sống nương nơi quê người, một thân một mình cô độc vào những lúc nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thân mà không được toại nguyện trong việc gặp lại nên phải âm thầm chịu đựng nỗi dày vò thương nhớ khổ đau. Nó là hình ảnh giải tỏa nỗi nhớ nhung khổ nhục qua giọt lệ âm thầm rơi dưới đèn dưới trăng; chỉ có đèn và trăng là vật chứng giám nỗi niềm riêng tư cho lữ khách. Cho dù cụ lúc nào cũng nghĩ nhớ đến quê nhà, nhưng không có cách nào để giải quyết nỗi nhớ thương đó nên đành chấp nhận nó như chấp nhận nỗi bất hạnh của chính mình: … Hành nhân hồi thủ xứ, Vô ná cố hương sầu. 行人回首處 無那故鄉愁 (Tái du Tam Điệp sơn) Dịch: … Người đi quay đầu nhìn quê cũ, Đành vậy! thương sầu cố hương thôi. Đành chấp nhận thân tàn xin gởi quê người, vì thân xác này trở thành trở ngại cho việc đi đứng trở về thăm quê, nhưng hồn người, tư tưởng người không phải là vật có chất ngại nên tự do tự tại trong việc đi về thăm viếng cố hương. Đây cũng là một hình thức để an ủi và chia sẻ làm vơi đi nỗi thương nhớ vì xa quê: … Đỗ vũ nhất thinh xuân khứ hỉ, Hồn hề quy lai bi cố hương. 杜宇一聲春去矣 魂兮歸來悲故鄉 (Ngẫu thư công quán bích I) Dịch: … Một tiếng cuốc kêu xuân đã qua, Hồn ơi về lại, thương cố hương. Và cứ như vậy nỗi thương nhớ quê nhà cứ dày vò tâm hồn và thân xác cụ như vậy là mười năm trường, vẫn là kẻ khách lữ phong trần tha phương cầu thực, sống bám nhờ vào người, trong khi trên đầu tóc bạc lại bạc thêm: Thập tải phong trần khứ quốc xa, Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia… 十 載 風 塵 去 國 賒 蕭 蕭 白 髮 寄 人 家 (U cư II) Dịch: Mười năm gió bụi quê xa cách, Tóc bạc phất phơ cậy nhà người… Mười năm gió bụi khổ đau thương nhớ cũng đủ đề cho cụ nhìn rõ ra được chân tướng của cuộc đời qua khía cạnh “ái biệt ly” là khổ, “cầu bất đắc” là khổ. Đây chỉ mới là hai khía cạnh của tám khía cạnh khổ theo đức Đạo sư đã dạy. Trong thời gian mười năm giang hồ cát bụi và, những năm còn lại trên cõi đời cụ còn có những nỗi khổ khác nữa được thể hiện qua trong cuộc sống như: Sống, già, bệnh, tử,[7] oán thù đối mặt nhau, năm uẩn không đều hòa. Đây là những hiện tượng tất yếu phải kinh qua của đời người cho bất cứ một cá nhân nào hiện hữu thì phải bước qua và, chúng cũng trở thành những nguyên nhân đưa đến những kết quả khổ đau khác trong cuộc đời mà cá nhân cụ và mọi người phải gánh chịu: Hoàn cảnh loạn lạc của chiến tranh cũng đưa đến chia lìa chết chóc người thân, tan nát nhà cửa về gia đình cũng như xã hội về mặt kinh tế, chúng là hậu quả của “Oán tắng hội” sinh ra đau khổ đổ lệ u hoài cho kiếp người: … Tang tử binh tiền thiên lý lệ, Thân bằng đăng hạ sổ hàng thư Ngư long lãnh lạc nhàn thu da, Bách chủng u hoài vị nhất sư. 桑梓乒前千里淚 親朋燈下數行書 魚龍冷落閒秋夜 百種幽懷未一攄 (Bát muộn) Dịch: … Bà con dưới đèn vài tin nhắn, Quê nhà binh lửa, lệ rơi xa Đêm thu tịch mịch cá rồng lặng Trăm mối u hoài một chưa vơi. Ai trong chúng ta không lo không sợ cho những người thân yêu của mình trước cơn binh lửa nơi quê nhà, khi chúng ta từ nghìn dặm xa không giúp gì được cho họ, chỉ biết cầu nguyện và dùng nước mắt của mình để tạm vơi đi niềm đau khổ đang dày vò; trong khi đó cụ ở xa quê cũng phải kiên dè và sợ sệt lẫn nhau khi ở quê người. … Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục, Loạn thế toàn sinh cửu úy nhơn … 異鄉養拙初防俗 亂世全生久畏人 (U cư I) Dịch: … Quê người tỏ vụng phòng thế tục, Đời loạn luôn sanh sợ mọi người… Đây là một kế sống an toàn dành cho những nạn nhân tha hương của thời thế loạn lạc, kẻo không vô tình sẽ làm đối tượng cho mọi sự đối đầu thù địch nghi ngờ. Hay chiến tranh loạn lạc cũng có thể đưa người về cõi chết hay tù tội, điều đó chúng ta không thể nào lường trước được. Ngay bản thân cụ Tiên điền Nguyễn Du cũng là nạn nhân của tù tội do oán ghét chế độ Tây sơn đang hiện hữu trước mắt cụ vào lúc bấy giờ mà ra: … Tứ hải phong trần gia quốc lệ, Thập tuần lao ngục tử sinh tâm … 四海風塵家國淚 十旬牢獄死生心 (Mỵ trung mạn hứng) dịch: Gió bụi khởi khắp nơi, lệ nước nhà, Lao ngục mười tuần, lòng lo sống chết... Chỉ có ngục tù Nguyễn Du tiên sinh mới có đủ thời gian để ngồi tư duy suy nghĩ về nỗi sống chết. Con người thì ai cũng có tâm lý ham sống sợ chết, đó là một thứ tâm lý bình thường, nhưng đối với cụ vì một chút tâm sự không biết ngõ cùng ai, vì nó sâu thẳm như dòng Quế giang dưới chân núi Hồng Lĩnh, đó chính là nỗi khổ tâm của cụ: … Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ, Hồng sơn sơn hạ Quế giang thâm. 我有寸心無與語 鴻山山下桂江深 (Mỵ trung mạn hứng) Dịch: Ta có tấc lòng không biết bày tỏ cùng ai, Vì nó sâu thẳm như sông Lam dưới núi Hồng. Tấc lòng sâu thẳm như thế nào mà không biết đem nó ra để bày tỏ cùng ai? Cái sâu thẳm ở đây vì nguy hiểm khó nói ra, hay là cái sâu thẳm không ai dò biết được như đáy dòng sông Lam dưới núi Hồng? Ở đây đối với cụ Nguyễn Du chúng ta có thể hiểu theo nghĩa nào cũng được, vì hiện thực một nghĩa và cũng có thế: “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Đó là những nỗi đau của riêng cá nhân cụ Nguyễn Du; nhưng cũng có thể là nỗi đau chung của mọi người qua kiếp người. Thật ra cuộc đời đâu chỉ giới hạn trong những trạng huống có thể gây ra đau khổ như vậy đâu (nhơn tai), mà còn nữa: Nào là cái đau khổ vì thiên nhiên (thiên tai) có thể ập đến cho chúng ta bất cứ giờ phút nào: … Cố hương cang hạn cửu phương nông, Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng … 故鄉亢旱久妨農 十口孩兒菜色同 (Ngẫu hứng IV) Dịch: … Cố hương hạn hán hại nhà nông, Mười đứa con thơ mặt xanh rờn… Một thân một mình nơi tha hương đất khách, nhưng cụ vẫn canh cánh bên lòng về mười đứa con thơ tại quê nhà lâm vào thiên tai hạn hán mất mùa, không đủ cái ăn cái mặt, thân thể xanh như lá rau, không sắc tố hồng cầu do thiếu ăn. Và có gì đau khổ lo lắng hơn khi thân đang mang bệnh nặng nằm liệt giường, còn phải lo cái ăn cho mười miệng trẻ đang đói chờ ăn từ nơi quê nhà đang réo gọi nữa! … Thập khẩu đề cơ hoành lĩnh bắc, Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông … 十口啼饑橫嶺北 一身臥病帝城東 (Ngẫu đề) Dịch: … Mười miệng đòi ăn, bắc hoành sơn, Một thân nằm bệnh, đông kinh thành … Một thân một mình nơi đất khách lại bị bệnh, người thân không có, bạn bè mới nơi ở cũng không nhiều nên đành âm thầm chịu đựng với con bệnh cũ dằn dai, cô đơn buồn khổ trong những ngày xuân: Trường đồ nhựt mộ tân du thiểu, Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa… 長途日暮新遊少 一室春寒舊病多 (U cư II) Dịch: Đường dài chiều tối, bạn mới ít, Xuân lạnh một nhà bệnh cũ mang… Trong khi sống nơi đất khách quê người thân thì nhiều bệnh tật, tâm thì lúc nào cũng buồn bực, nhưng khi cụ đã về lại quê nhà rồi mà bệnh tật càng ngày càng tăng chứ không giảm và nỗi buồn đau cũng theo đó mà tăng thêm, càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn: Đa bệnh đa sầu khí bất thư, Thập tuần khốn ngọa Quế giang cư … 多病多愁氣不舒 十旬困臥桂江居 (Ngọa bệnh I) Dịch: Mười tuần nằm khổ bên sông Quế Nhiều bệnh nhiều sầu khí chẳng thông… Không có buồn nào bằng cái buồn người bị bệnh nặng mà không người chăm sóc hỏi han và, như vậy bệnh càng nặng hơn. Nhiều lúc buồn quá cụ Nguyễn Du phải nghĩ đến làm sao tìm loại thuốc tiên nào để cụ uống cho mau lành bệnh, hoặc xin thấy được ánh sáng vi diệu hiển hiện chiếu xuống cõi trần gian phá tan màng u ám cho nhân loại được nhờ: … Thập niên túc tật vô nhân vấn, Cửu chuyển hoàn đan hà xứ tầm. An đắc huyền quang minh nguyệt hiện, Dương quang hạ chiếu phá quần âm. 十年夙疾無人問 九轉還丹何處尋 安得玄關明月見 陽光下照破群陰 (Ngọa bệnh II) Dịch: Mười năm tật bệnh không người hỏi, Tìm đâu thuốc tiên luyện chín lần? Mong hiện ánh sáng trăng mầu nhiệm, Ánh dương chiếu xuống phá quần âm. Qua những bài thơ trích đoạn ở trên, chúng tôi chỉ trích ra một ít trong những số bài thơ chữ Hán được cụ Nguyễn Du gởi gắm tâm sự của mình vào những khổ đau buồn thương nỗi nhớ mà cụ đã trải qua trong những biến động của gia đình trong loạn lạc chia ly, nhà tan cửa nát, con thơ nheo nhóc đói khổ, thiên tai hạn hán, chiến tranh, tù tội, tật bệnh vây quanh suốt kiếp người cụ Nguyễn Du cũng như mọi người trong chúng ta. Chúng là những nguyên nhân đưa đến khổ đau cho nhân thế. Ở đây là những nguyên nhân trực tiếp giáng xuống đầu người, chúng có thể nhìn thấy rõ được: Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên, Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên. Xuân lan thu cúc thành hư sự, Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên. 壯士白頭悲向ẻ天 雄心生計兩茫然 春蘭秋菊成虛事 夏暑冬寒奪少年 (tạp thi I) Dịch: Nhìn trời tráng sĩ buồn đầu bạc, Kế sống, hùng tâm vẫn mịt mờ. Xuân lan thu cúc thành chuyện huyễn, Hạ nóng đông hàn cướp tuổi hoa. Những điều đó cụ Nguyễn Du cũng không ngoài ngoại lệ. Cụ buồn đau vì chí lớn, kế sống riêng cá nhân mình vẫn còn mờ mịt, cộng thêm gia đình ly tán mỗi người vì miếng cơm manh áo mà phải lầm than phiêu bạc khắp nơi nên đầu đã bạc lại bạc thêm. Đây là những điều mà chính Nguyễn Du tiên sinh đã đang kinh qua và chứng kiến trong chính cuộc đời của cụ, nỗi khổ đau buồn lo đến đỗi mới ba mươi tuổi mà đầu đã bạc trắng, trong khi công danh sự nghiệp chưa thành qua bài thơ “tự thán” cụ viết; Sinh vị thành danh thân dĩ suy, Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy. 生未成名身已衰 蕭蕭白髮暮風吹 (Tự thán I) Dịch: Sống chưa thành danh thân đã suy Lưa thưa tóc bạc gió chiều lay. Chính vô thường mang lại cho chúng ta cái khổ đau. Qua đó, vì tâm tư ý nghĩ vô thường luôn luôn thay đổi (tâm vô thường), vì hoàn cảnh hiện tượng, vật chất chung quanh cuộc sống chúng ta vô thường luôn thay đổi (vật vô thường) chúng ta không giữ được, nên sinh ra đau khổ cho mọi người như chúng ta đã thấy qua những lời dạy của đức Đạo sư. Nguyễn Du tiên sinh thời gian nương nhờ nơi Quỳnh Hải, Cụ đau lòng khi nhìn đám cỏ xanh nơi quê người khi mùa xuân đến mà liên tưởng nhớ về Nam Phổ, nhìn nụ hàn mai mà nghĩ đến mùa xuân qua bài Xuân nhật ngẫu hứng. … Nam phố thương tâm khan lục thảo, Đông hoàng sinh ý lậu hoàng mai ... 南浦傷心看綠草 東皇生意漏寒梅 (Xuân nhật ngẫu hứng) Dịch: Nhìn cỏ xanh thương tâm Nam Phổ, Nhú mai vàng chớm ý Đông Quân… Nhưng còn những nguyên nhân gián tiếp mà chúng ta trong nhất thời khó hình dung ra được, đối với Cụ, Cụ nhìn thấy tất cả từ hiện tượng bên ngoài đến bản chất bên trong, đó chính là vô thường biến hoại, là thủ phạm chính cho mọi bất toàn trong cuộc sống của chúng ta, tạo ra không biết bao nhiêu là khổ nạn cho kiếp người: … Cổ kim vị kiến thiên niên quốc, Hình thế không lưu bách chiến danh. Mạc hướng thanh hoa thôn khẩu vọng, Điệp sơn bất cải cựu thời thanh. 古今未見千年國 形勢空留百戰名 莫向清華村口望 疊山不改舊時青 (Vị Hoàng doanh) Dịch: Nước nghìn năm xưa nay chưa thấy, Hình thể mất, còn danh trăm trận. Đừng ngóng nhìn thôn Thanh Hoa nữa, Điệp sơn như ngày nào vẫn xanh. Triều đại nào tồn tại nghìn năm chúng ta chưa thấy! Ngay đến doanh trại Vị Hoàng ngày xưa là nơi đóng quân trấn giữ đời nhà Lê; nhưng nay hình thể quân trại không còn nữa, mà chỉ còn trên cái danh là nơi xưa kia đã từng xảy ra trăm trận chiến thôi. Đừng nhìn những cảnh đổi thay đó nữa mà hãy nhìn rặng Điệp sơn vẫn còn xanh như ngày nào! Bản chất của màu xanh thì không bao giờ thay đổi, nhưng chỉ thay đổi nơi hiện tượng hình dáng bên ngoài thôi. Cũng giống như Triều đại thì có thể thay vua đổi chúa, thay đổi chế độ, chứ còn dân tộc đất nước thì muôn đời không đổi vì nó là bản chất. Trong cuộc sống có những thay đổi bình thường về hình thức chúng ta thấy được, nhưng cũng có những biến đổi tinh thần chúng ta không nhìn thấy được, vì nó thuộc về vô hình. Còn hiện tượng thì luôn tùy thuộc vào thời gian mà thay đổi như: Đào hoa đào diệp lạc phân phân, Môn yềm tà phi nhất viện bần. Trú cửu đốn vong thân thị khách, Niên thâm cánh giác lão tùy thân… 桃花桃葉落紛紛 門掩斜扉一院貧 住久頓忘身是客 年深更覺老隨身 (U cư I) Dịch: Hoa lá cây đào rơi lác đát, Nhà nghèo cổng đóng cửa liêu xiêu. Ở lâu quên hẵn mình là khách, Năm tháng càng qua thân càng già… Những hiện tượng như lá đào hoa đào, cổng đóng, cửa liêu xiêu chúng ta có thể dùng mắt để thấy được cái thay đổi của nó; nhưng thời gian qua đi thì chúng ta khó mà hình dung được sự thay đổi này trong nguyên nhân, mà chỉ nhìn được qua kết quả của nó chúng ta mới nhận thấy được sự thay đổi của chúng. Thời gian vô thường đã tác hại và biến hoại tất cả từ con người đến mọi vật xung quanh trong cuộc sống, không gì là không bị lệ thuộc vào chúng: Hoa lá cây trái, nhà cửa, thân người nói chung là chỉ cho vật chất vật lý v.v… không gì không bị biến hoại thay đổi: Thập tải trần ai ám ngọc trừ, Bách niên thành phủ bán hoang khư… 十載塵埃暗玉除 百年城府半荒墟 (Bát muộn) Dịch: Mười năm bụi phủ mờ thềm ngọc, Thành quách trăm năm nửa hoang tàn... Hay: …Thành quách suy di nhận sự cải, Kỷ xứ tang điền biến thương hải… 城郭推移人事改 幾處桑田變滄海 (Long Thành cầm giả ca) Dịch: Thành quách đổi thay việc người đổi, Bao cảnh ruộng dâu biến biển khơi… Vô thường biến đổi luôn tạo ra những cú sốc đau cho những người cố chấp luôn muốn sở hữu mọi thứ về cho mình, cho bản ngã, cho cái ta trường tồn bất diệt mà nuôi lớn lòng tham lam, sân hận, si mê; biến chúng ta thành những kẻ nô lệ cho chúng mà đẻ ra không biết là bao nhiêu đau khổ đắng cay cho chúng ta, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ được gì khi chúng ta nhắm mắt buông tay, cũng chỉ hai bàn tay trắng. Nguyễn Du tiên sinh đã nhìn ra được bản chất của mọi sự vật là vô thường mang đến khổ đau nên đã khuyên chúng ta: Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành, Do thị Thăng Long cựu đế kinh. Cù hạn tứ khai mê cựu tích, Quản huyền nhất biến tạp tân thanh. Thiên niên phú quý cung tranh đoạt, Tảo tuế thân bằng bán tử sinh. Thế sự phù trầm hưu thán tích, Tự gia đầu bạch diệt tinh tinh.[8] 古時明月照新城 由是昇龍舊帝京 衢巷四開迷舊跡 管 弦 一 變 雜 新 聲 千 年 富 貴 供 爭 奪 早 歲 親 朋 半 死 生 世 事 浮 沈 休 嘆 息 自 家 頭 白 亦 星 星 (Thăng Long 2) Quách Tấn dịch: Thành mới trăng xưa bóng tỏ mờ Thăng Long nghìn trước chốn kinh đô Dấu xưa khuất lấp đường xe ngựa Ðiệu mới xô bồ nhịp trúc tơ Danh lợi mồi ngon đua cướp giựt Bạn bè lớp trước sống lưa thưa Nổi chìm thế sự đừng tham nữa Mái tóc mình đây cũng bạc phơ. Danh lợi quyền lực là những món mồi khá hấp dẫn đối với những ai ham danh lợi và quyền lực; rốt cuộc những thứ đó cuối cùng cũng để nuôi lớn lòng tham lợi, tham danh, tham quyền lực nuôi lớn bản ngã chúng ta mà thôi. Nhưng có ai trong chúng ta được cái này rồi mà không muốn đạt được cái nhiều hơn, cao hơn để bỏ đầy túi tham của mình không? Tâm lý thông thường của chúng ta là “được voi đòi tiên,” hay “đứng núi này trông núi nọ”, cũng với mục đích là để thỏa mãn lòng tham danh, tham lợi, muốn biến mọi vật chung quanh thuộc về sở hữu cá nhân mình, gia đình mình… Nhưng càng chạy theo nó thì những khổ nhọc cay đắng càng theo sau, và những oán đối cũng tùy theo đó mà hình thành nghiệp nhân oán đối với tha nhân theo sau đó. Chúng ta còn được gì sau khi nhắm mắt xuôi tay? Cũng chỉ: … Bá đồ dẫn diệt thiên niên hậu, Cổ mộ hoàn lương tam xích thu… 伯圖泯滅千年後 古墓荒涼三尺秋 (Á phụ mộ)[9] Dịch: Mộ xưa ba thước thu cỏ lạnh Nghiệp bá tan tành sau nghìn năm. Theo Nguyễn Du tiên sinh thì, sự nghiệp đồ vương cũng tan tành theo mây khói nghìn năm sau, xác thân nằm dưới ba thước đất, cỏ lạnh úa tàn bao phủ mùa thu chỉ còn lại là một nấm mồ cổ, nhiều khi không người coi sóc hoang phế điêu tàn, không một ai thấy mà không khởi lên tấm lòng hoài cổ thương tâm, đối với những đổi thay biến hoại của những vật thể có hình thì có hoại diệt, không có gì tồn tại mãi trên thế gian này. Tuy chúng tạo cho mọi người trong chúng ta những cú sốc, những vết thương lòng nhức nhối, những nỗi đau khổ triền miên; nhưng chúng ta phải nhìn lại chính chúng ta đã làm được gì trước định luật vô thường biến đổi luôn luôn đó, trong khi mỗi ngày qua đi tóc trên đầu chúng ta lại bạc thêm giỏi lắm cũng chỉ đến trăm năm!: … Thế sự phù trầm hưu thán tức, Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh. 世事浮沈休嘆息 自家頭白亦星星 (Thăng Long II) Dịch: … Thôi đừng than thở chuyện đời chìm nổi, Tóc đầu mình từng sợi bạc phơ. Cũng cái nhìn lại chính mình này đã cảnh tỉnh được chính cụ trong cuộc sống tang thương đầy khổ cực này. Cho dù cái khổ về vật chất hay tinh thần đến đâu đi nữa cũng không làm cho cụ biến được bản chất chính con người cụ: … Phong trần đội lý lưu bì cốt Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng. 風塵隊裏留皮骨 客枕蕭蕭兩鬢蓬 (Trệ khách) Dịch: … Tóc rối hai màu bơ phờ, gối khách Vẫn giữ thân trong gió bụi muôn ngàn. Sở dĩ Nguyễn Du tiên sinh đã giữ được thân mình trong cát bụi phong ba là chính nhờ vào cụ có một cái nhìn tinh tế và sâu thẳm đối với cuộc đời cũng như đối với các sự vật chung quanh cuộc sống, đó là cái nhìn trong vô thường bến dịch vẫn còn có cái thường còn không biến đổi, nó chính là bản thể của sự vật. Tuy mọi hiện tượng bên ngoài của sự vật luôn bị vô thường biến khác nhưng bản chất của chúng vẫn trường tồn trong cái không trường tồn. Chúng vẫn trong sáng như ngày nào, chúng vẫn xanh như ngày nào, chúng vẫn hồng như mọi buổi chiều ráng hạ, chỉ có sắc màu (của ráng chiều thì lúc nào cũng màu hồng, lá của cây rừng thì lúc nào cũng là một màu xanh, ánh sáng mặt trời mặt trăng vẫn sáng như ngày nào) là không đổi: Vô cùng kim cổ thương tâm xứ Y cựu thanh sơn tịch chiếu hồng. 無窮今古傷心處 依舊青山夕照紅 (Mạn hứng II) Dịch: Điều thương tâm xưa nay vô cùng tận Núi biếc như xưa chiều chiếu ráng hồng. 2/ NGUYỄN DU VÀ PHẬT GIÁO Đọc qua thơ chữ Hán của cụ Nguyễn Du chúng ta gặp những bài thơ Cụ thường nói đến, trong vô thường biến hoại luôn có cái thường còn bất biến mà đạo Phật thường gọi là “Vô thường tức thị thường”. Qua hai câu thơ trên Nguyễn Du tiên sinh cho chúng ta thấy rằng trong vô thường biến hoại của hiện tượng giới của sự vật theo nhân quả luôn luôn có sự hiện hữu của thường tồn bất biến của bản thể sự vật đó chính là thật thể: Như vầng trăng sáng không bao giờ thay đổi bất cứ nơi đâu bất cứ thời đại nào, lúc nào nó cũng sáng như màu nguyên thỉ; hay lá cây xanh, ráng chiều hồng cũng là những hình ảnh của những ẩn dụ cho những chân lý bất biến theo giáo lý Tiểu thừa giáo nhà Phật, hay: … Ðạt nhân tâm cảnh quang như nguyệt Xử sĩ môn tiền thanh giả sơn… 達人心境光如月 處仕門前青假山 (Tạp ngâm 2) Dịch: Tấm lòng đạt nhân vầng trăng sáng, Trước nhà ẩn sĩ núi giả, xanh. Chính nhờ có cái nhìn muôn vật giữa cuộc đời này nó mang ý nghĩa “Vô thường tức thị thường” của Phật giáo nên cụ Nguyễn Du cho dù lúc nào cũng sống trong khổ đau của cuộc đời mà cụ vẫn không bị cuộc đời quật ngã, vẫn hiên ngang sống. Người đạt đạo, nhà ẩn sĩ được cụ Nguyễn Du đem sánh với vầng trăng sáng, với màu xanh của núi xanh là những hình ảnh cụ lấy làm ẩn dụ cho chân lý, cho tấm lòng trong sáng của ý đạo mà theo thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi là: “Tâm vô phân biệt” là “Chân tâm” là “Tâm vô sự”. Từ cái nhìn đạt lý này, đã đưa cụ về với Phật một cách tự nguyện và tự biến mình thành hành giả tu tập thiền định sau này. Qua mười năm biến động xa quê nhà, những gì mà cụ đã kinh qua trong đau thương tiếc nhớ khi lăn lóc giữa cát bụi phong ba của cuộc đời: Một mặt dù cụ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của cuộc đời trong khổ đau qua vô thường-khổ-không theo quan điểm của Phật giáo và mặt khác cũng từ đây cụ đâm ra không thích sống với đời nữa, muốn xuống tóc vào rừng ẩn tu làm người vô sự và, cũng từ đó cụ quyết tâm học Phật và thực hành trong tu tập như trong bài Đề Nhị Thanh động: … Mãn cảnh giai không hà hữu tướng… 滿境皆空何有相 (Đề Nhị Thanh động) Dịch: … Mọi cảnh đều không, có tướng sao? Trước hết, từ khi cụ nhìn ra được hiện tượng và bản chất của mọi sự vật trên cõi đời này rồi thì, tư tưởng muốn xuống tóc ẩn tu làm người vô sự đã đưa cụ đến việc học Phật và thực hành theo những lời Phật dạy tùy căn cơ có được của mình. Thật ra ở đây không ai biết được cụ đã học Phật từ bao giờ và học ở đâu? để đẻ ra cái kết quả là cụ đã trở thành một hành giả tu tập Thiền, để có thời gian huân tập và ngộ đạo qua bài thơ: “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” nhân chuyến làm sứ đi Trung Quốc. Việc học kinh Phật cũng giống như cụ đã học Nho giáo vậy. Không biết cụ học Nho giáo vào lúc nào và học những kinh sách nào, học ở nơi đâu? Với cuộc đời năm chìm bảy nổi lênh đênh từ nơi này đến nơi khác, lo toan vì miếng cơm manh áo cũng đủ đứt hơi rồi huống chi là học hành; thế mà theo như tiểu sử của cụ cho chúng ta biết rằng cụ đã từng đi thi và đỗ tam trường trong một kỳ thi Hương và sau đó cụ không đi thi tiếp nữa! Thì việc học Phật của cụ cũng vậy, chỉ biết qua bài thơ chính cụ làm ra qua bài “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” Như vậy cụ đã tập Thiền Công án qua hàng nghìn lần đọc tụng về Kinh Kim Cương và cũng đã ngộ được bản Kinh này qua “Vô tự” thị chân kinh. Theo chúng tôi nghĩ thì có thể cụ bắt đầu học Phật khoảng thời gian từ 1786-1795, đây là khoảng thời gian mười năm giang hồ gió bụi của cụ. Vì bài thơ cụ làm ra để tỏ tâm sự chán đời muốn xuống tóc vào rừng ẩn tu cũng trong khoảng thời gian này. … Hà năng lạc phát quy lâm khứ, Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân. 何能落髮歸林去 臥聽松風響半雲 (Tự thán II) Dịch: … Làm sao xuống tóc về rừng ẩn, Nằm nghe tùng hát gió đưa mây. Có lẽ đây là giai đoạn quyết định chuyển mình cho một bước đi mới sau này của cụ. Theo chúng tôi trong hiện tại hoặc sau này, việc cụ không tiếp tục theo đuổi con đường thi cử để thực hiện “chí cỡi mây” của mình theo cái học của Nho gia vào lúc bấy giờ, như bài thơ người anh ruột Nguyễn Nễ gởi cho cụ khi cụ còn lưu lạc, trong đó có câu: “tự hữu lăng vân chí” (Người vốn có chí cỡi mây) có hai lý do: Thứ nhất nhờ cụ đã nhìn rõ được cả hai bộ mặt thật của hiện tượng (vô thường-khổ đau) cùng bản chất của mọi sự vật là không, do nhân duyên hòa hợp mà hiện hữu ở trên đời này nên đã quyết định không tiếp tục con đường khoa hoạn nữa. Thứ hai có lẽ cụ không muốn cộng tác với triều đình Tây Sơn nên không tiếp tục ra thi cử nữa. Dù là lý do nào đi nữa thì đây vẫn là quyết định không muốn “cỡi mây” nữa mà muốn làm người vô sự: “nằm nghe tùng hát gió đưa mây”. Từ đây cuộc đời của cụ cũng bắt đầu chuyển đổi cho việc học Phật và thực hành sống theo nếp sống vô sự của Phật, vì cụ đã nhận thức rằng: Trướng vọng hồng trần diễu vô tế Bất tri nhật nhật thử trung hành. 悵望紅塵渺無際 不知日日此中行 (Từ Châu Đê Thượng Vọng) Dịch: Trông xuống bụi hồng xa mờ mịt Sớm chiều trong đó bước quẩn quanh. Vì lợi danh quyền lực cuối cùng cũng chỉ mang đến khổ đau và trói buộc chân chúng ta vào vòng dây oan nghiệt chạy quanh suốt đời mãn kiếp trong chốn hồng trần không bao giờ thoát ra khỏi được chúng; chỉ vì chúng ta không biết bước đi như thế nào để mang đến sự giải thoát khổ đau của vòng luân hồi lẩn quẫn đó. Giờ đây cụ quyết theo bước đi vô sự như một vị Tăng an nhiên thả giấc ngủ dưới những làn mây cô đọng chung quanh giấc cô miên lãng đãng trong rừng núi hoang vu vắng vẻ. Một cảnh quan biểu hiện lên sắc thái tự tại thong dong trong cuộc sống: … Đình vân xứ xứ tăng miên định Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai. 停雲處處僧眠定 落口山山猿咡哀 一炷檀香消慧業 回頭已隔萬重崖 (Vọng Quan Âm miếu) Dịch: Mây đọng nơi nơi Thầy an giấc, Chiều xuống non non vượn kêu thương. Ðốt nén hương đàn tiêu nghiệp tuệ, Quay đầu đã cách vạn trùng nhai. Ở đây chỉ cần biết quay đầu lại là bờ giấc ngộ giải thoát, chúng cách xa bờ sinh tử luân hồi muôn trùng trên mặt sự tướng; nhưng trên mặt lý thể thì sinh tử tức là Niết-bàn, khác nhau chỉ có mê và ngộ mà thôi. Quay đầu tức là ngộ, là Phật, là vô lậu, là giải thoát, là an vui; không quay đầu tức là mê, là chúng sanh, là hữu lậu, là trói buộc, là khổ đau. Đem tâm mê chúng sanh mà hiểu Phật thì Phật cũng thành ma, như cụ đã từng viết: … Sắc không cảnh giới mang bất ngộ, Si tâm quy Phật Phật sinh ma … 色空境界茫不悟 癡心歸佛佛生魔 (Phân Kinh thạch đài) Dịch: … Cảnh giới sắc không, mê chẳng biết, Tâm mê hiểu Phật, Phật thành ma… Nhờ cụ đã nhìn ra được chỗ ách yếu của phương cách tu hành, và cũng từ đó hành giả theo Phật có thể thực hành để đạt được sự thể ngộ chân lý qua cuộc sống bằng vào thực hành tu tập để đạt đến trạng thái hư linh không tịch rỗng rang này, chứ không phải mang kiến thức mê muội nhị nguyên để nói về cảnh giới Phật, cảnh giới thiền là có được. Sự có được này theo cụ cũng chỉ là kiến thức mê; khi mê mà nói về Phật thì Phật đó cũng trở thành mê như Kinh Viên Giác đức Đạo sư đã dạy ngài Kim Cang Tạng rằng: Kim Cang Tạng nên biết Như lai tánh vắng lặng Chưa từng có chung thỉ Nếu dùng tâm luân hồi Suy nghĩ cảnh giới Phật Cảnh Phật thành luân hồi Phật tánh tuy sẵn có Phải tu mới hiển hiện Cũng như vàng sẵn có Phải lọc quặng mới thành Khi đã thành vàng y Không trở lại làm quặng Sanh tử và Niết bàn Phàm phu cùng chư Phật Thảy đều như hoa đớm Tâm suy nghĩ đã huyễn Nên lời nói cũng huyễn Làm sao nhập được chơn Nếu rõ được tâm này Mới cầu được Viên giác.[10] Nếu muốn có cuộc sống bình an vô sự theo cụ Nguyễn Du thì cần phải đạt đến chỗ tâm linh rỗng rang (hư linh), sau đó chúng ta làm gì cũng không có lỗi với Đạo; nhưng trước hết chúng ta phải thực hành ngay trong cuộc sống: … Tiện sát bắc song cao ngọa giả, Bình cư vô sự đáo hư linh. 羨殺北窗高臥者 平居無事到虛靈 (Ký hữu) Dịch: … Muốn làm người nằm cao nơi cửa bắc Sống yên vô sự đạt đến hư linh. Khi mà con người sống bình an vô sự thì chính đó là cuộc sống của người đạt đến chỗ tâm linh rỗng rang, không bị cái gì trói buộc được. Đó là một điều mà ai là người tu Phật cũng mong muốn đạt đến cảnh giới như vậy, và ở đây cụ Nguyễn Du cũng vậy, mong muốn rằng cá nhân cụ có một cuộc sống bình yên vô sự như hình ảnh của vị sư và trẻ mục đồng mà cụ đã từng thấy qua: … Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng, Mục thụ kỵ ngưu nhất bất thư … 山僧對竹兩無恙 牧豎騎牛一不如 (lạng sơn đạo trung) Dịch: … Sư bên khóm trúc vô sự cả, Đệ nhất mục đồng cưỡi lưng trâu… Cụ đưa ra bốn hình ảnh: Nhà sư núi và khóm trúc bên nhau nhưng cả hai đều vô sự, trên mặt hình thức khác nhau không liên quan, trên mặt tinh thần cũng không can hệ với nhau, sư có nếp sống vô sự của sư, khóm trúc có cái thể hiện vô sự của nó; cũng vậy hai hình ảnh mục đồng và trâu cũng vậy mục đồng đang nghiêu ngao trên lưng trâu, mặc cho trâu thong thả trên đường về. Đây là những hình ảnh vô sự không can hệ lệ thuộc vào nhau để trở thành trói buộc, mà ngược lại nó là những hình ảnh vô ngại tự tại dung thông trong cuộc sống. Vì sống bình an vô sự chính là lối sống không bị lệ thuộc trói buộc vào bất cứ điều kiện nào, mặc dù người sống vẫn sống chung với các duyên sống chung quanh, nhưng người đó không bị nhiễm vào những tác nhận tạo ra nghiệp của thế gian. Ở đây cụ Nguyễn Du cũng đang thực hành cách sống vô sự này qua: Bất sầu cửu lộ triêm y duệ Thả hỷ tu mi bất nhiễm trần. 不愁久露霑衣裔 且喜鬚眉不染塵 (Dạ hành) Dịch: Tay áo dầm sương không ngại ướt Mày râu,mừng chẳng nhiễm trần ai. Những hình ảnh ẩn dụ của cụ đưa ra cho chính bản thân mình, đó chính là bước đi giải thoát vô ngại của đạo Phật. Vẫn bước đi trong cuộc đời chứ không phải lánh đời, mà vẫn sống, vẫn ăn, vẫn uống, vẫn hít thở, nói chung là vẫn làm tất cả mọi chuyện như người thế gian không khác; nhưng chỉ khác với người thế gian là sống với nó mà không bị đời làm nhiễm, không bị đời trói buộc qua tác nhân không chấp ngã, không chấp pháp, làm với quan niệm vô ngã, vô pháp thì đó chính là hành động vô sự, không bị nhiễm, không bị trói buộc. Đó chính là lối sống của cụ: … Tiếu đề tuẫn tục can qua tế, Giam mặc tàng sinh lão bệnh dư. 笑啼徇俗干戈際 緘默藏生老病餘 (Tập Thi II) Dịch: …Theo đời cười khóc qua thời loạn, Già bệnh rồi im lặng yên thân.” Vậy muốn cho cõi lòng chúng ta lúc nào cũng trong sáng qua cuộc sống thì, chỉ có cách im lặng mà sống hay sống bằng cách vô sự, không nhiễm ô đời, không để chuyện đời vướng mắc vào tâm mình, tức là chúng ta sống với tâm vô phân biệt. Đó là lối sống với tâm không còn phân biệt chấp trước vào sự vật; tùy duyên mà sống không cưỡng lại duyên, không cưỡng lại đời như chuyện khóc cười theo đời, theo thời cuộc thăng trầm, hưng phế; nhưng không để cho đời và thời cuộc trói buộc cuộc sống chúng ta. Nếu chúng ta để tâm chúng ta bị trói buộc vào những việc đó của đời, vào thời cuộc của đời thì chúng ta sẽ bị đau khổ vì sự trói buộc đó. Đau khổ là hậu quả của mọi tác nhân tạo ra nghiệp do cuộc sống của chúng ta mang lại. Theo đó cụ Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta một kinh nghiệm sống của chính cụ qua tâm không sau khi nghiệp chướng được tiêu trừ: … Lão khứ vị tri sinh kế chuyết, Chướng tiêu thời giác túc tâm không … 老去未知生計拙 障消時覺夙心空 (Thôn Dạ) Dịch: … Già rồi vẫn còn vụng về sinh kế Khi nghiệp tiêu mới biết tâm không… Tâm không ở đây chính là tâm trong sáng, tâm vô sự, tâm chân thật, khi nghiệp của chúng ta đã tạo ra đã được tiêu trừ rồi thì chính ngay lúc đó chúng ta giải thoát được khổ đau và, cuộc sống của chúng ta cũng trở nên tự tại an lạc được thể hiện, nên cụ lúc nào cũng ao ước là phải thực hiện cho bằng được tâm vô sự này. Bài thơ “Thôn dạ” ở trên, cụ nói đến cái quả khi chúng ta tiêu trừ được nghiệp chướng thì tâm không còn gì để trói buộc, tâm trở nên rỗng rang, hay bảo là tâm không, hiện tiền; nhưng bằng cách nào để tiêu nghiệp nói chung, riêng cái nghiệp trí tuệ tức là cái nghiệp của thế trí biện thông, là nghiệp của trí tuệ thiện thuộc pháp hữu lậu. Như kinh nghiệm ở trên cụ Nguyễn Du đã cho chúng ta biết rằng: Khi nghiệp chướng tiêu trừ thì tâm chúng ta trở nên rỗng rang không gì trói buộc, đó là một kinh nghiệm tâm linh có được từ nơi cuộc sống đã dạy cho cụ, để từ đó cụ bắt đầu cho cuộc sống của chính mình qua: … Vị hữu văn chương sinh nghiệt chướng, Bất dung trần cấu tạp thanh hư … 未有文章生孽障 不容塵垢雜清虛 (Ngọa bệnh I) Dịch: … Chưa thấy văn chương sinh nghiệt chướng, Không để bụi nhơ vấy rỗng trong. Vì bụi nhơ chính là chướng nghiệp chúng có khả năng làm mờ đi bản tính rỗng rang thanh tịnh của chúng ta, và mặt khác chúng kéo chúng ta vào con đường sinh tử khổ đau. Vì vậy cho nên cụ Nguyễn Du dứt khoát đoạn trừ với bụi nhơ bằng cách không để chúng vấy vào tâm không rỗng rang của chúng ta và lấy văn chương để tiêu khiển. Vì chính văn chương không phải tự nó sinh ra chướng nghiệp, mà chính tâm vọng động của chúng ta tạo ra những nghiệp chướng bằng vào thân-khẩu-ý làm công cụ cho ba độc tham lam, sân hận, si mê phát triển nuôi lớn ngã chấp và pháp chấp tạo ra mọi thứ đau khổ ràng buộc mà đức Đạo sư gọi là nghiệp, và khi nghiệp đã trừ đi hết rồi thì tâm sẽ trở nên vắng lặng trong sáng, tinh thần nhẹ nhõm an lạc tự hiện ra: … Tam lan song hạ ngâm thinh tuyệt, Điểm điểm tinh thần du thái sơ. 三蘭窗下吟聲絕 點點精神遊太初 (ngọa bệnh I) Dịch: … Dưới cửa tam lan im bặt tiếng, Tinh thần nhẹ nhõm dạo thái sơ. Tức là chỉ cho trạng thái tinh thần lâng lâng nhẹ nhõm rỗng rang vô tận nguyên sơ chưa bị nhiễm ô. Khi mà mọi duyên trần cảnh bên ngoài bị cắt đứt thì tâm thần trở nên nhẹ nhàng thư thái lâng lâng, vì tâm lúc này không bị ràng buộc bởi các duyên trói buộc, dù là duyên tốt hay là duyên xấu cũng ảnh hưởng đến sự ràng buộc lệ thuộc làm cho tâm mất đi sự rỗng rang trong sáng vắng lặng. Đối với cụ Nguyễn Du lúc này cụ đã làm chủ được tâm mình nên đối với những cảnh sắc bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cõi lòng của cụ nữa, cho dù đó là việc hoa nở hay hoa tàn lá vàng hay lá xanh, lá rụng hay đâm chồi nẩy lộc, cũng không còn ảnh hưởng tác động làm cho nó lay động nữa: … Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự Tứ thời tâm kính tự như như. 葉落花開眼前事 四時心鏡自如如 (Tạp thi II) Dịch: … Lá rụng hoa khai ngay trước mắt, Cõi lòng năm tháng vẫn không thay. Tức là tấm lòng của cụ vẫn trong sáng rỗng rang như cái bản lai diện mục của nó từ nguyên thỉ chưa nhuốm bụi trần phiền não sinh tử vậy. Vì trong hiện tại cõi lòng cụ được như như, như vậy là nhờ cụ đang trụ tâm mình vào thiền định. Có lẽ cụ đang tham công án thiền: “Làm thế nào để tâm có thể trụ vào nơi không có chỗ trụ?” Đây là một Công Án Thiền cụ rút ra từ cốt tủy của bản kinh Kim Cương, một bản kinh nền tảng của Thiền Trung quốc nói riêng cũng như Thiền của các nước Đại thừa Phật giáo khác nói chung, kể từ Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn trở xuống. Cụ Nguyễn Du đã đang nỗ lực thực hành nó, cho nên tâm của cụ lúc nào cũng ở trong nghi tình thiền định này: … Mãn cảnh giai không hà hữu tướng Thử tâm thường định bất ly Thiền... 滿境皆空何有相 此心常定不離禪 (Đề Nhị Thanh Động) Dịch: … Mọi cảnh đều không, có tướng sao? Tâm này thường định, chẳng lìa Thiền... Thời gian mà cụ bắt đầu có ý muốn xa lánh đời để xuống tóc ẩn tu là thời gian cuối những năm từ 1786-1795, lúc này cụ gần 30 tuổi và thời gian mà cụ sống không lìa thiền đã thể hiện ra trong bài thơ này là vào những năm 1802-1804 tức là khoảng 36 hay 37 tuổi. Như vậy, việc chuyển hướng về với đạo Phật là khá sớm và, việc cụ tự nói lên sự tu tập đọc tụng kinh Kim Cương đến hàng nghìn lần không phải là những lời nói ngoa. (Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc một tí, vấn đề tu tập của Phật giáo nó không mang bất cứ một hình thức nào nhất định hết, vì bản thân của sự tu tập này nền tảng căn bản và mục đích cuối cùng của nó là làm thanh tịnh ba nghiệp thân-miệng-ý, để mọi người không tạo ra nghiệp khổ đau mà thôi, cho nên việc tu tập cũng có rất nhiều cách: đọc, tụng, học hành, lễ bái hay làm bất cứ phương cách nào như chúng ta thường nghe là vô lượng pháp môn tu, ở bất cứ nơi đâu, ở chùa hay ở tại thế gian cũng có thể tu tập được hết, với mục đích là để làm cho ba nghiệp của thân-miệng-ý không tạo ra tác nhân nghiệp và, dành cho bất cứ ai muốn thực hành điều đó, chứ không phải chỉ dành cho các vị xuất gia vào chùa làm một tỳ kheo hay một tỳ kheo ni mới gọi là tu theo đạo Phật, còn những người không mang hình thức này không phải là người của Phật giáo. Vì quan niệm sai lầm này chúng tôi gặp rất nhiều khi đọc những bài viết bình luận phê bình trong Văn học Việt nam, khi viết về Phật giáo. Có nhiều người, họ cho rằng chỉ có người đi tu ở chùa theo Phật mới gọi là những người tu theo đạo Phật còn những tại gia không ở chùa thì không phải là người của đạo Phật!). Sở dĩ cụ Nguyễn Du đã lựa chọn cho mình một phương pháp tu cho thích hợp với cuộc sống và căn cơ của chính cụ cho nên Thiền Công Án là một phương pháp Thiền Định làm thanh tịnh ba nghiệp thân-miệng-ý của cụ. Vì trong Thiền Công Án này có nhiều cách để huân tập nghi tình trong lúc tu như: Tham thoại đầu về nghi tình công Án này, hoặc tham nghi tình Công Án bằng cách tụng đi tụng lại cho đến lúc miên mật ngay trong giấc ngủ cũng khởi lên, huân tập nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm như vậy cho đến khi nào nghi tình này lớn mạnh, chỉ cần nhờ một duyên cuối cùng tác động lên nó, thì Công Án nghi tình sẽ bùng vỡ ngay, đó gọi là ngộ. Cũng vậy việc đọc kinh cũng giống như vậy, với mục đích là huân tập đọc đi đọc lại làm cho nghi tình càng ngày càng lớn hơn và, cho đến lúc nào đó, chỉ cần một duyên cuối cùng cũng đủ bùng vỡ, như trường hợp của cụ Nguyễn Du cũng vậy. Phân Kinh Thạch Đài là duyên cuối cùng, là giọt nước cuối cùng cho nghi tình Kinh Kim Cương của cụ bùng vỡ. Có nhiều người nghĩ rằng đọc kinh không phải tu, nhưng đó là một ý nghĩ sai lầm! Vì đọc kinh cũng là một phương pháp cắt đứt hết mọi duyên khác, chỉ định tâm vào bản kinh và, việc định tâm vào bản kinh chính là thiền định; vì lúc chúng ta định tâm vào kinh thì mọi duyên khác bên ngoài chúng ta cắt đứt, chỉ còn có biết bản kinh thôi. Lúc này thân chúng ta ngồi một chỗ, hay nằm một chỗ, thay vì đọc bằng miệng như tụng, chúng ta dùng mắt để đọc và miệng thì giữ im lặng; như vậy thì ba nghiệp thân-miệng-ý chúng ta đang định vào trong kinh không tạo ra các nghiệp. Vậy là ba nghiệp thân-miệng-ý chúng ta ngay lúc đó không tạo ra nghiệp dữ rồi, đó là một cách tu trong muôn ngàn cách tu khác. Ở đây ai trong chúng ta bảo đọc không phải là tu đây!!!? Tu chỉ có một cái nghĩa đơn giản là sửa và, thiền định là một cách sửa tâm hay nhất đối với những người có căn cơ này. Việc lựa chọn kinh Kim Cương để cụ Nguyễn Du tu tập bằng cách đọc kinh là một trong muôn nghìn cách tu thiền định trong đạo Phật, với mục đích là để làm lắng đọng cái vọng tâm đang lăng xăng chạy theo vô minh tạo ra nghiệp khổ, mà cắt đứt dần mọi thứ tạp niệm của ý tạo ra những tạp niệm của thân tạo tác, miệng tạo tác. Lâu ngày chầy tháng dần nhờ sự cắt đứt này mà tâm từ từ trở nên trong sáng rỗng rang trở lại. Theo Cụ Nguyễn Du, cũng giống như nước giếng xưa vốn vắng lặng trong sạch không bị người khuấy động, trăng sáng chiếu soi thấy bóng rõ ràng, vì đó là bản chất vắng lặng của nước. Nếu khuấy động lên thì chúng sẽ đục, ánh trăng sáng sẽ không còn thấy được nữa. Tâm của chúng ta cũng vậy không dao động trước mọi duyên thì với bản chất trong sáng thanh tịnh của nó thì tự nó sẽ chiếu soi khắp cả và, cũng có khả năng hiển thị tất cả qua bài thơ ẩn dụ đạo ý: Minh nguyệt chiếu cổ tỉnh Tỉnh thủy vô ba đào Bất vị nhân khiên xả Thử tâm chung bất giao Túng bị nhân khiên xả Nhất giao hoàn phục chỉ Trạm trạm nhất phiến tâm Minh nguyệt cổ tỉnh thủy. 明月照古井 井水無波濤 不被人牽捨 此心終不搖 縱被人牽捨 一搖還復止 湛湛一片心 明月古井水 (Đạo Ý) Dịch: Trăng sáng chiếu giếng xưa Nước giếng không gợn sóng Không bị người khuấy động Tâm này thật chẳng động Nếu bị người khuấy động Lay động rồi lại dừng Một cõi tâm lắng đọng Như trăng soi giếng xưa. Thật ra đó chỉ là một thí dụ, cụ đưa để ví dụ cho tâm con người và nước giếng xưa tạm để chúng ta hiểu được rằng tâm ta khi định một chỗ thì nó sẽ hiển thị ra công dụng sáng trong vắng lặng cũng giống như nước giếng xưa nếu khuấy động làm cho nó đục thì nó sẽ không thấy vật gì hết, còn nếu để nguyên không khuấy động thì nó sẽ lắng trong. Đó là một thứ kinh nghiệm được cụ rút ra từ cuộc sống của chính cụ, để cho ta thấy rằng sở dĩ thường ngày chúng ta không thấy được tâm trong sáng vắng lặng rỗng rang của chúng ta, mà chỉ thấy toàn những phiền não khổ đau làm cho chúng ta đau khổ: nào là tâm vật lý đều vô thường luôn tạo ra cho chúng ta những thứ phiền não khổ đau từ tâm lý đến vật lý: xa lìa người thân, những vật mà mình đang sở hữu thuộc về của mình cũng sinh ra đau khổ; những ai mình ghét bỏ, thù oán, hoặc những vật mà chúng ta không thích, không ưa mà luôn xuất hiện trước chúng ta cũng tạo ra những đau khổ; những điều mà chúng ta ước muốn thuộc về chúng ta (vật chất lẫn tinh thần), mà chúng ta tìm cầu không được cũng làm cho chúng ta đau khổ; nói chung là mọi thay đổi trong cuộc sống bất như ý chúng ta là mang lại cho chúng ta những đau khổ. Chính những đau khổ này nó vấy đục tâm tư chúng ta, nó làm cho tâm tư chúng ta tối tăm u ám như nước giếng xưa đang trong lành bị chúng ta khuấy đục lên vậy, công dụng hiển thị sáng soi không còn nữa. Do đó chúng ta muốn tâm chúng ta trong lành sáng tỏ thì đối với mọi sự vật từ tinh thần cho đến vật chất chúng ta chỉ cần không đắm nhiễm chạy theo nó để bị trói buộc bị khuấy đục lên thì đó chính là tâm vô sự, đó chính là Phật, là tâm không như cụ đã từng viết: … Phật bổn thị không bất trước vật… 佛本是空不著物 (Phân kinh thạch đài) Phật vốn là Không, chẳng chấp vật. Khi tâm chúng ta không chấp vào mọi sự vật chung quanh cuộc sống từ tinh thần cho đến vật chất thì đó chính là Phật. Phật này bản thể là tính không, tướng của Phật là không vì sự hiện hữu của sắc thân nên Phật do nhân duyên tích hợp mà tác thành, thân Phật này không có thực thể, nó chỉ là một giả hợp của Năm uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là một tích hợp của đất, nước gió, lửa (thuộc vật chất); thọ, tưởng, hành thức là tích hợp của tinh thần (thuộc tâm). Vậy thì từ vật chất đến tinh thần đều do nhân duyên hòa hợp mà hiện hữu, nên sự hiện hữu của Phật này là một hiện hữu giả danh, vì Phật chỉ là một giả danh nên Phật vốn là Không. Khi Phật đã không thì tâm cũng không. Vậy tâm chúng ta đục hay trong cũng từ nơi ta cả chứ không ai làm cho tâm ta lu mờ và sáng trong được, cho nên cụ khuyên chúng ta nên: … Nhân liễu thử tâm nhân tự độ, Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu… 人了此心人自度 靈山只在汝心頭 (Phân kinh thạch đài) Dịch: … Người rõ tâm này, người tự độ, Linh Sơn[11] chỉ ở nơi tâm người … Vì thường thì chúng ta hay cầu Phật ở nơi bên ngoài chúng ta, tức là vong thân cầu Phật tại Linh sơn, rất nhiều người nổ lực tìm cầu Phật bên ngoài mà bỏ quên ông Phật chính mình nơi mỗi người, đó là một cái nhìn vô minh thiếu chánh kiến, nên lầm đường lạc lối cầu Phật bên ngoài. Theo cái nhìn thấu tâm đạt lý của cụ Nguyễn Du thì khi chúng ta đã tỏ rõ bản tâm của mình rồi thì chính mỗi người phải tự mình độ lấy chính mình ra khỏi vô minh mờ tối của chính mình tạo ra đó thì tự nhiên tâm rỗng rang trong sáng của chính mình hiện hữu chứ không cần phải dựa dẫm vào bất cứ thế lực nào khác ngoài chúng ta. Nhiều nhà nghiên cứu về Nguyễn Du mà không biết chữ Hán hay không đọc những tập thơ mà cụ viết bằng chữ Hán để biết cuộc đời của cụ đã ảnh hưởng Phật giáo như thế nào mà viết về Nguyễn Du và Phật giáo thì, đương nhiên có những cái nhìn lệch lạc về vấn đề này. Qua những điều chúng tôi trích dẫn từ văn thơ của cụ như vậy, ai dám bảo cụ không phải là người của Phật giáo? Không phải là người tu theo Phật nào?! Bởi vì “Người rõ tâm này, người tự độ, Linh Sơn (Phật) chỉ tại tâm người” không phải là “tức tâm tức Phật, tức Phật tức tâm” Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm sao? Mà theo cụ thì sở dĩ chúng ta không nhận ra được tự tánh tâm mình, không nhận ra bản lai diện mục của chính mình là vì chúng ta tìm Phật bên ngoài, chạy rông từ kiếp này sang kiếp khác, từ nơi này đến nơi kia để tìm; nhưng rốt cùng tìm mãi không ra chỉ vì người chỉ đi tìm cái bóng của mình không thôi, trong khi bản lai diện mục lù lù nơi chính ta mà ta không biết, càng chạy đi tìm thì càng lạc lối càng xa quê hương xứ sở nguyên sơ của chính mình chỉ vì vô minh phiền não che lấp nên không thấy đó thôi: Niên niên thu sắc hồn như hử Nhân tại tha hương bất tự tri. 年年秋色魂如許 人在他鄉不自知 (Giang Đầu Tản Bộ) Sắc thu hồn vẫn luôn như vậy Vì mãi xa nhà không biết thôi. Tóm lại qua những bài thơ mà chúng tôi đã trích dẫn trong ba tập thơ chữ Hán của cụ Nguyễn Du cho chúng ta một cái nhìn đúng về nhà thơ đã ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo trong đời sống hằng ngày, là một nhà thơ vĩ đại không những là của Việt Nam ta không thôi, mà cụ còn là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất thế giới nữa. Cái vĩ đại của Cụ nhờ vào hai yếu tố, thứ nhất bởi một thứ trí tuệ nghiệp được huân tập di truyền từ nhiều kiếp trước cộng với cái trí tuệ nghiệp được huân tập từ kiếp này, từ cuộc sống qua đó Phật giáo là một tác động quan trọng đối với cuộc sống của cụ, nhất là Thiền tông là một nhân tố tác động chính yếu cho việc cụ khám phá ra bộ mặt thật của chính mình cũng như mọi sự vật khác, để từ đó cụ sáng tác ra những tác phẩm mang tính nhân bản triệt để hơn qua Truyện Kiều và Văn Tế thập loại chúng sanh mang đậm tư tưởng Phật giáo trong việc phủ nhận thuyết Thiên mệnh của Nho giáo đã làm hủ hóa khiến con người không tự mình vươn lên trong cuộc sống được: … Ngẫm hay muôn sự tại trời, Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần, Cho thanh cao mới được phần thanh cao. (Kiều) Với quan niệm mệnh Trời như vậy thì chúng ta còn làm được gì, đành phải bó tay bó chân thôi! … Thôi đành nhắm mắt đưa chân. Thử xem con tạo xoay vần ra sao? (Kiều) Đúng là với quan niệm như vậy nó làm cho con người trở nên yếu mềm, nhu nhược. Đây mới là quan niệm làm cho con người bi quan yếm thế của Nho giáo đối với cuộc sống, chứ không phải quan niệm khổ đau của Phật giáo là quan niệm bi quan yếm thế như nhiều người lầm tưởng. Vì đời chỉ là kết quả khổ, phát sinh từ nguyên nhân, chính con người của mỗi cá nhân mang đến kết quả đó mà thôi chứ đời không phải đời là nguyên nhân sinh ra đau khổ. Vậy muốn quả khổ này mất đi thì chỉ cần triệt tiêu nguyên nhân sinh ra khổ thì đời tự nhiên hết khổ thế thôi. Vậy thì việc gì Phật giáo phải bi quan yếm thế như một số người hiểu biết lệch lạc sai lầm về Phật giáo vậy! Ở đây với quan niệm mệnh Trời bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao thì, đây mới chính là quan niệm làm cho con người trở nên bi quan yếm thế không tự chủ trước cuộc sống. Nhưng đó là quan niệm mệnh trời của Nho giáo mà cụ đưa ra làm tiền đề và, tiếp theo đó cụ đưa ra quan điểm tự tác tự thọ, của Phật giáo qua nhân quả báo ứng để kết luận, tức là tự con người làm thì tự con người nhận lấy cái quả đó, mà phủ nhận cái quyền sinh sát của mệnh Trời kia. Thật sự nếu có Trời đi chăng nữa thì Trời theo cụ chỉ là một cán cân mà thôi: Có đâu thiên vị người nào, Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai. (Kiều) Như vậy thì Trời đâu có thiên vị và làm theo ý Trời được, mà phải lệ thuộc vào tác nhân của người tạo ra mà theo đó mới bắt người chịu những kết quả tương ứng với những tác nhân trước đó của họ.Vậy thì mệnh Trời đã bị con người tước đoạt rồi, vì Trời bây giờ chỉ làm một cán cân, cân gúp cho con người trong việc cân tội phước, họa phúc, nặng nhẹ thế nào thôi. Vì vấn đề nặng nhẹ có được do chính con người tạo ra. Bây giờ con người đại diện cho chữ tài và Trời đại diện cho chữ mệnh cả hai bình đẳng như nhau trên mặt lý tính. Ở đây chúng tôi chỉ bàn sơ qua việc này để kết luận cho bài viết này, việc này chúng tôi sẽ bàn chi tiết hơn trong phần thứ hai, bài kế tiếp về “Từ Thiên mệnh đến Nhân mệnh” trong truyện Kiều.