Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

XUAT KHAU LAO DONG SANG USA - 15k USD

XUAT KHAU LAO DONG SANG USA - 15k USD - JOBCENTRALAGENCIES.COM

từ điển văn chương Anh-Mỹ sách mới 2018

Văn chương Anh Mỹ là một một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh ở các trường Đại học Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, việc giảng dạy và học tập môn học này vẫn còn nhiều khó khăn nhất định, vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Tài liệu giảng dạy nên có sự cân đối giữa kiến thức văn học sử và trích giảng văn học. Đối với mỗi trào lưu văn học, giảng viên nên giới thiệu các tác phẩm kinh điển của một số tác giả tiêu biểu. Đối với các tiểu thuyết dài, giảng viên chỉ nên đề cập đến cốt truyện và giá trị của tác phẩm tại thời kỳ văn học đó. Bên cạnh đó, để tăng cường kỹ năng đọc hiểu và khả năng phân tích, giảng viên có thể giới thiệu một số đoạn trích tiêu biểu, qua đó sinh viên thể hiện hiểu biết và quan điểm cá nhân khi đọc đoạn trích. Tuy nhiên có thể thấy rõ, đọc hiểu các trích đoạn chỉ có giá trị trong việc giải thích từ mới và một số cấu trúc câu khó, hay nói cách khác, chỉ đơn thuần đọc hiểu về mặt ngôn ngữ. Giảng viên và cả bản thân sinh viên sẽ thấy rất khó khăn trong việc bàn luận về các yếu tố văn chương do thiếu hiểu biết về ngữ cảnh của đoạn trích trong tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm văn chương nào cũng đều là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, trong đó tất cả các phần được gắn kết trong một chỉnh thể. Vì vậy, nếu giảng dạy cả tác phẩm dài sẽ mất rất nhiều thời gian và không có tính liên tục. Có lẽ cũng chính vì nguyên nhân này mà trong hầu hết tất cả các giáo trình đang lưu hành hiện thời đều chỉ trích giảng từ một đến hai chương trong các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tiêu biểu. Theo quan điểm của chúng tôi, tài liệu giảng dạy nên bao gồm các truyện ngắn hoặc các bài thơ hoàn chỉnh. Như vậy, trong giờ học , giảng viên có thể khuyến khích sinh viên thảo luận về các yếu tố văn chương như cốt truyện, đặc trưng nhân vật, quan điểm của tác giả, biểu tượng hoặc chủ đề hay văn phong... . Nhằm thu ngắn khoảng cách giữa kiến thức Anh Mỹ về ngôn ngữ văn chương với thực tiễn hàng ngày, giữa không gian nhỏ hẹp trong sách vở và môi trường rộng lớn của cuộc sống. quyển “ TỪ ĐIỂN VĂN CHƯƠNG ANH MỸ ” được ra đời trên cơ sở tích hợp ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của các danh tác lớn như : Ernest Miller Hemingway; O. Henry ( tên thật William Sydney Porter) Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain)…. Quyển sách được biên dịch và soạn thảo khoảng 500,000 mục từ; cụm từ, cấu trúc câu trong văn chương , thi ca, sách báo Anh Mỹ …đối tượng sử dụng sách là giảng viên tiếng Anh; hoc vien cao hoc ; nghien cuu sinh; phiên dịch viên; sinh viên chuyên ngữ; chuyên viên kinh doanh ngoại thương; doanh nghiệp xuất nhập khẩu; và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập và tra cứu bổ ích. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc. TÁC GIẢ. ( PhD Đỗ Hữu Vinh ).

TỪ ĐIỂN VĂN CHƯƠNG ANH-MỸ GS,TS ĐỖ HỮU VINH

Văn chương Anh Mỹ là một một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh ở các trường Đại học Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, việc giảng dạy và học tập môn học này vẫn còn nhiều khó khăn nhất định, vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Tài liệu giảng dạy nên có sự cân đối giữa kiến thức văn học sử và trích giảng văn học. Đối với mỗi trào lưu văn học, giảng viên nên giới thiệu các tác phẩm kinh điển của một số tác giả tiêu biểu. Đối với các tiểu thuyết dài, giảng viên chỉ nên đề cập đến cốt truyện và giá trị của tác phẩm tại thời kỳ văn học đó. Bên cạnh đó, để tăng cường kỹ năng đọc hiểu và khả năng phân tích, giảng viên có thể giới thiệu một số đoạn trích tiêu biểu, qua đó sinh viên thể hiện hiểu biết và quan điểm cá nhân khi đọc đoạn trích. Tuy nhiên có thể thấy rõ, đọc hiểu các trích đoạn chỉ có giá trị trong việc giải thích từ mới và một số cấu trúc câu khó, hay nói cách khác, chỉ đơn thuần đọc hiểu về mặt ngôn ngữ. Giảng viên và cả bản thân sinh viên sẽ thấy rất khó khăn trong việc bàn luận về các yếu tố văn chương do thiếu hiểu biết về ngữ cảnh của đoạn trích trong tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm văn chương nào cũng đều là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, trong đó tất cả các phần được gắn kết trong một chỉnh thể. Vì vậy, nếu giảng dạy cả tác phẩm dài sẽ mất rất nhiều thời gian và không có tính liên tục. Có lẽ cũng chính vì nguyên nhân này mà trong hầu hết tất cả các giáo trình đang lưu hành hiện thời đều chỉ trích giảng từ một đến hai chương trong các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tiêu biểu. Theo quan điểm của chúng tôi, tài liệu giảng dạy nên bao gồm các truyện ngắn hoặc các bài thơ hoàn chỉnh. Như vậy, trong giờ học , giảng viên có thể khuyến khích sinh viên thảo luận về các yếu tố văn chương như cốt truyện, đặc trưng nhân vật, quan điểm của tác giả, biểu tượng hoặc chủ đề hay văn phong... . Nhằm thu ngắn khoảng cách giữa kiến thức Anh Mỹ về ngôn ngữ văn chương với thực tiễn hàng ngày, giữa không gian nhỏ hẹp trong sách vở và môi trường rộng lớn của cuộc sống. quyển “ TỪ ĐIỂN VĂN CHƯƠNG ANH MỸ ” được ra đời trên cơ sở tích hợp ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của các danh tác lớn như : Ernest Miller Hemingway; O. Henry ( tên thật William Sydney Porter) Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain)…. Quyển sách được biên dịch và soạn thảo khoảng 500,000 mục từ; cụm từ, cấu trúc câu trong văn chương , thi ca, sách báo Anh Mỹ …đối tượng sử dụng sách là giảng viên tiếng Anh; hoc vien cao hoc ; nghien cuu sinh; phiên dịch viên; sinh viên chuyên ngữ; chuyên viên kinh doanh ngoại thương; doanh nghiệp xuất nhập khẩu; và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập và tra cứu bổ ích. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc. TÁC GIẢ.

TU DIEN VAN CHUONG ANH MY - GS.TS DO HUU VINH

Văn chương Anh Mỹ là một một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Anh ở các trường Đại học Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, việc giảng dạy và học tập môn học này vẫn còn nhiều khó khăn nhất định, vì nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Tài liệu giảng dạy nên có sự cân đối giữa kiến thức văn học sử và trích giảng văn học. Đối với mỗi trào lưu văn học, giảng viên nên giới thiệu các tác phẩm kinh điển của một số tác giả tiêu biểu. Đối với các tiểu thuyết dài, giảng viên chỉ nên đề cập đến cốt truyện và giá trị của tác phẩm tại thời kỳ văn học đó. Bên cạnh đó, để tăng cường kỹ năng đọc hiểu và khả năng phân tích, giảng viên có thể giới thiệu một số đoạn trích tiêu biểu, qua đó sinh viên thể hiện hiểu biết và quan điểm cá nhân khi đọc đoạn trích. Tuy nhiên có thể thấy rõ, đọc hiểu các trích đoạn chỉ có giá trị trong việc giải thích từ mới và một số cấu trúc câu khó, hay nói cách khác, chỉ đơn thuần đọc hiểu về mặt ngôn ngữ. Giảng viên và cả bản thân sinh viên sẽ thấy rất khó khăn trong việc bàn luận về các yếu tố văn chương do thiếu hiểu biết về ngữ cảnh của đoạn trích trong tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm văn chương nào cũng đều là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, trong đó tất cả các phần được gắn kết trong một chỉnh thể. Vì vậy, nếu giảng dạy cả tác phẩm dài sẽ mất rất nhiều thời gian và không có tính liên tục. Có lẽ cũng chính vì nguyên nhân này mà trong hầu hết tất cả các giáo trình đang lưu hành hiện thời đều chỉ trích giảng từ một đến hai chương trong các tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tiêu biểu. Theo quan điểm của chúng tôi, tài liệu giảng dạy nên bao gồm các truyện ngắn hoặc các bài thơ hoàn chỉnh. Như vậy, trong giờ học , giảng viên có thể khuyến khích sinh viên thảo luận về các yếu tố văn chương như cốt truyện, đặc trưng nhân vật, quan điểm của tác giả, biểu tượng hoặc chủ đề hay văn phong... . Nhằm thu ngắn khoảng cách giữa kiến thức Anh Mỹ về ngôn ngữ văn chương với thực tiễn hàng ngày, giữa không gian nhỏ hẹp trong sách vở và môi trường rộng lớn của cuộc sống. quyển “ TỪ ĐIỂN VĂN CHƯƠNG ANH MỸ ” được ra đời trên cơ sở tích hợp ngữ liệu ngôn ngữ học ứng dụng của các danh tác lớn như : Ernest Miller Hemingway; O. Henry ( tên thật William Sydney Porter) Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain)…. Quyển sách được biên dịch và soạn thảo khoảng 500,000 mục từ; cụm từ, cấu trúc câu trong văn chương , thi ca, sách báo Anh Mỹ …đối tượng sử dụng sách là giảng viên tiếng Anh; hoc vien cao hoc ; nghien cuu sinh; phiên dịch viên; sinh viên chuyên ngữ; chuyên viên kinh doanh ngoại thương; doanh nghiệp xuất nhập khẩu; và các bạn độc giả quan tâm đến lĩnh vực này có tài liệu học tập và tra cứu bổ ích. Hy vọng sách sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn đọc. TÁC GIẢ.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

KINH PHÁP CÚ - THẦY THÍCH MINH CHÂU

I. PHẨM SONG YẾU 1. Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo. 2. Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình. 3. Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi Ai ôm hiềm hận ấy, Hận thù không thể nguôi. 4. Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi, Không ôm hiềm hận ấy, Hận thù được tự nguôi. 5. Với hận diệt hận thù, Đời này không có được. Không hận diệt hận thù, Là định luật ngàn thu. 6. Và người khác không biết, Chúng ta đây bị hại. Chỗ ấy, ai biết được Tranh luận được lắng êm. 7. Ai sống nhìn tịnh tướng, Không hộ trì các căn, Ăn uống thiếu tiết độ, Biếng nhác, chẳng tinh cần. Ma uy hiếp kẻ ấy, Như cây yếu trước gió. 8. Ai sống quán bất tịnh, Khéo hộ trì các căn, Ăn uống có tiết độ, Có lòng tin, tinh cần, Ma không uy hiếp được, Như núi đá, trước gió. 9. Ai mặc áo cà-sa, Tâm chưa rời uế trược, Không tự chế, không thực, Không xứng áo cà-sa. 10. Ai rời bỏ uế trược, Giới luật khéo nghiêm trì, Tự chế, sống chơn thực, Thật xứng áo cà sa. 11. Không chân, tưởng chân thật, Chân thật, thấy không chân: Họ không đạt chân thật, Do tà tư, tà hạnh. 12. Chân thật, biết chân thật, Không chân, biết không chân. Họ đạt được chân thật, Do chánh tư, chánh hạnh. 13. Như ngôi nhà vụng lợp, Mưa liền xâm nhập vào. Cũng vậy tâm không tu, Tham dục liền xâm nhập. 14. Như ngôi nhà khéo lợp, Mưa không xâm nhập vào, Cũng vậy tâm khéo tu, Tham dục không xâm nhập. 15. Nay sầu, đời sau sầu, Kẻ ác, hai đời sầu; Nó sầu, nó ưu não, Thấy nghiệp uế mình làm. 16. Nay vui, đời sau vui, Làm phước, hai đời vui. Người ấy vui, an vui, Thấy nghiệp tịnh mình làm. 17. Nay than, đời sau than, Kẻ ác, hai đời than, Than rằng : "Ta làm ác" Đọa cõi dữ, than hơn”. 18. Nay sướng, đời sau sướng, Làm phước, hai đời sướng. Nó sướng : "Ta làm thiện", Sanh cõi lành, sướng hơn”. 19. Nếu người nói nhiều kinh, Không hành trì, phóng dật; Như kẻ chăn bò người, Không phần Sa môn hạnh. 20. Dầu nói ít kinh điển, Nhưng hành pháp, tùy pháp, Từ bỏ tham, sân, si, Tĩnh giác, tâm giải thoát, Không chấp thủ hai đời, Dự phần Sa môn hạnh. II. PHẨM KHÔNG PHÓNG DẬT 21. Không phóng dật, đường sống, Phóng dật là đường chết. Không phóng dật, không chết, Phóng dật như chết rồi. 22. Biết rõ sai biệt ấy, Người trí không phóng dật, Hoan hỷ, không phóng dật, An vui hạnh bậc Thánh. 23. Người hằng tu thiền định, Thường kiên trì tinh tấn. Bậc trí hưởng Niết Bàn, Ách an tịnh vô thượng. 24. Nỗ lực, giữ chánh niệm, Tịnh hạnh, hành thận trọng Tự điều, sống theo pháp, Ai sống không phóng dật, Tiếng lành ngày tăng trưởng. 25. Nỗ lực, không phóng dật, Tự điều, khéo chế ngự. Bậc trí xây hòn đảo, Nước lụt khó ngập tràn. 26. Họ ngu si thiểu trí, Chuyên sống đời phóng dật. Người trí, không phóng dật, Như giữ tài sản quý. 27. Chớ sống đời phóng dật, Chớ mê say dục lạc. Không phóng dật, thiền định, Đạt được an lạc lớn. 28. Người trí dẹp phóng dật, Với hạnh không phóng dật, Leo lầu cao trí tuệ, Không sầu, nhìn khổ sầu, Bậc trí đứng núi cao, Nhìn kẻ ngu, đất bằng. 29. Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn. 30. Đế Thích không phóng dật, Đạt ngôi vị Thiên chủ. Không phóng dật, được khen; Phóng dật, thường bị trách. 31. Vui thích không phóng dật, Tỷ kheo sợ phóng dật, Bước tới như lửa hừng, Thiêu kiết sử lớn nhỏ. 32. Vui thích không phóng dật, Tỷ kheo sợ phóng dật, Không thể bị thối đọa, Nhất định gần Niết Bàn. III. PHẨM TÂM 33. Tâm hoảng hốt giao động, Khó hộ trì, khó nhiếp, Người trí làm tâm thẳng, Như thợ tên, làm tên. 34. Như cá quăng lên bờ, Vất ra ngoài thủy giới; Tâm này vũng vẫy mạnh, Hãy đoạn thế lực Ma 35. Khó nắm giữ, khinh động, Theo các dục quay cuồng. Lành thay, điều phục tâm; Tâm điều, an lạc đến. 36. Tâm khó thấy, tế nhị, Theo các dục quay cuồng. Người trí phòng hộ tâm, Tâm hộ, an lạc đến. 37. Chạy xa, sống một mình, Không thân, ẩn hang sâu Ai điều phục được tâm, Thoát khỏi Ma trói buộc 38. Ai tâm không an trú, Không biết chân diệu pháp, Tịnh tín bị rúng động, Trí tuệ không viên thành. 39. Tâm không đầy tràn dục, Tâm không hận công phá, Đoạn tuyệt mọi thiện ác, Kẻ tỉnh không sợ hãi, 40. Biết thân như đồ gốm, Trú tâm như thành trì, Chống ma với gươm trí; Giữ chiến thắng không tham 41. Không bao lâu thân này, Sẽ nằm dài trên đất, Bị vất bỏ, vô thức, Như khúc cây vô dụng. 42. Kẻ thù hại kẻ thù, Oan gia hại oan gia, Không bằng tâm hướng tà, Gây ác cho tự thân. 43. Điều mẹ, cha, bà con, Không có thể làm được, Tâm hướng chánh làm được, Làm được tốt đẹp hơn. IV. PHẨM HOA 44. Ai chinh phục đất này, Dạ-ma thiên giới này, Ai khéo giảng Pháp cú, Như người khéo hái hoa . 45. Hữu học chinh phục đất, Dạ-ma thiên giới này, Hữu học giảng Pháp cú, Như người khéo hái hoa. 46. Biết thân như bọt nước, Ngộ thân là như huyễn, Bẻ tên hoa của Ma, Vượt tầm mắt Thần chết. 47. Người nhặt các loại hoa, Ý đắm say, tham nhiễm, Bị Thần chết mang đi, Như lụt trôi làng ngủ. 48. Người nhặt các loại hoa, Ý đắm say tham nhiễm, Các dục chưa thỏa mãn, Đã bị chết chinh phục. 49. Như ong đến với hoa, Không hại sắc và hương, Che chở hoa, lấy nhụy. Bậc Thánh đi vào làng. 50. Không nên nhìn lỗi người, Người làm hay không làm. Nên nhìn tự chính mình. Có làm hay không làm. 51. Như bông hoa tươi đẹp, Có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, Không làm, không kết quả. 52. Như bông hoa tươi đẹp, Có sắc lại thêm hương; Cũng vậy, lời khéo nói, Có làm, có kết quả. 53. Như từ một đống hoa, Nhiều tràng hoa được làm. Cũng vậy, thân sanh tử, Làm được nhiều việc lành. 54. Hương các loại hoa thơm Không ngược bay chiều gió Nhưng hương người đức hạnh Ngược gió khắp tung bay Chỉ có bậc chân nhân Tỏa khắp mọi phương trời. 55. Hoa chiên đàn, già la, Hoa sen, hoa vũ quý, Giữa những hương hoa ấy, Giới hương là vô thượng. 56. Ít giá trị hương này, Hương già la, chiên đàn; Chỉ hương người đức hạnh, Tối thượng tỏa Thiên giới. 57. Những ai có giới hạnh, An trú không phóng dật, Chánh trí, chơn giải thoát, Ác ma không thấy đường. 58. Như giữa đống rác nhớp, Quăng bỏ trên đường lớn, Chỗ ấy hoa sen nở, Thơm sạch, đẹp ý người. 59. Cũng vậy giữa quần sanh, Uế nhiễm, mù, phàm tục, Đệ tử bậc Chánh Giác, Sáng ngời với Tuệ Trí. V. PHẨM NGU 60. Đêm dài cho kẻ thức, Đường dài cho kẻ mệt, Luân hồi dài, kẻ ngu, Không biết chơn diệu pháp. 61. Tìm không được bạn đường, Hơn mình hay bằng mình, Thà quyết sống một mình, Không bè bạn kẻ ngu. 62. Con tôi, tài sản tôi, Người ngu sanh ưu não, Tự ta, ta không có, Con đâu, tài sản đâu. 63. Người ngu nghĩ mình ngu, Nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, Thật xứng gọi chí ngu. 64. Người ngu, dầu trọn đời, Thân cận người có trí, Không biết được Chánh pháp, Như muỗng với vị canh. 65. Người trí, dầu một khắc, Thân cận người có trí, Biết ngay chân diệu pháp, Như lưỡi với vị canh. 66. Người ngu si thiếu trí, Tự ngã thành kẻ thù. Làm các nghiệp không thiện, Phải chịu quả đắng cay. 67. Nghiệp làm không chánh thiện, Làm rồi sanh ăn năn, Mặt nhuốm lệ, khóc than, Lãnh chịu quả dị thục. 68. Và nghiệp làm chánh thiện, Làm rồi không ăn năn, Hoan hỷ, ý đẹp lòng, Hưởng thọ quả dị thục. 69. Người ngu nghĩ là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi, Người ngu chịu khổ đau. 70. Tháng tháng với ngọn cỏ, Người ngu có ăn uống Không bằng phần mười sáu Người hiểu pháp hữu vi. 71. Nghiệp ác đã được làm, Như sữa, không đông ngay, Cháy ngầm theo kẻ ngu, Như lửa tro che đậy. 72. Tự nó chịu bất hạnh, Khi danh đến kẻ ngu. Vận may bị tổn hại, Đầu nó bị nát tan. 73. Ưa danh không tương xứng, Muốn ngồi trước tỷ kheo, Ưa quyền tại tịnh xá, Muốn mọi người lễ kính. 74. Mong cả hai Tăng, tục, Nghĩ rằng: “Chính ta làm, Trong mọi việc lớn nhỏ, Phải theo mệnh lệnh ta” Người ngu nghĩ như vậy Dục và mạn tăng trưởng. 75. Khác thay duyên thế lợi, Khác thay đường Niết Bàn. Tỷ kheo, đệ tử Phật, Hãy như vậy thắng tri. Chớ ưa thích cung kính, Hãy tu hạnh viễn ly. VI. PHẨM HIỀN TRÍ 76. Nếu thấy bậc hiền trí, Chỉ lỗi và khiển trách, Như chỉ chỗ chôn vàng Hãy thân cận người trí ! Thân cận người như vậy, Chỉ tốt hơn, không xấu. 77. Những người hay khuyên dạy, Ngăn người khác làm ác, Được người hiền kính yêu, Bị người ác không thích. 78. Chớ thân với bạn ác, Chớ thân kẻ tiểu nhân. Hãy thân người bạn lành, Hãy thân bậc thượng nhân. 79. Pháp hỷ đem an lạc, Với tâm tư thuần tịnh; Người trí thường hoan hỷ, Với pháp bậc Thánh thuyết. 80. Người trị thủy dẫn nước, Kẻ làm tên nắn tên, Người thợ mộc uốn gỗ, Bậc trí nhiếp tự thân. 81. Như đá tảng kiên cố, Không gió nào dao động, Cũng vậy, giữa khen chê, Người trí không giao động. 82. Như hồ nước sâu thẳm, Trong sáng, không khuấy đục, Cũng vậy, nghe chánh pháp, Người trí hưởng tịnh lạc. 83. Người hiền bỏ tất cả, Người lành không bàn dục, Dầu cảm thọ lạc khổ, Bậc trí không vui buồn. 84. Không vì mình, vì người. Không cầu được con cái, Không tài sản quốc độ, Không cầu mình thành tựu, Với việc làm phi pháp. Vị ấy thật trì giới, Có trí tuệ, đúng pháp. 85. Ít người giữa nhân loại, Đến được bờ bên kia Còn số người còn lại, Xuôi ngược chạy bờ này. 86. Những ai hành trì pháp, Theo chánh pháp khéo dạy, Sẽ đến bờ bên kia, Vượt ma lực khó thoát. 87. Kẻ trí bỏ pháp đen, Tu tập theo pháp trắng. Bỏ nhà, sống không nhà, Sống viễn ly khổ lạc. 88. Hãy cầu vui Niết Bàn, Bỏ dục, không sở hữu, Kẻ trí tự rửa sạch, Cấu uế từ nội tâm. 89. Những ai với chánh tâm, Khéo tu tập giác chi, Từ bỏ mọi ái nhiễm, Hoan hỷ không chấp thủ. Không lậu hoặc, sáng chói, Sống tịch tịnh ở đời. VII. PHẨM A-LA-HÁN 90. Đích đã đến, không sầu, Giải thoát ngoài tất cả, Đoạn trừ mọi buộc ràng, Vị ấy không nhiệt não. 91. Tự sách tấn, chánh niệm, Không thích cư xá nào, Như ngỗng trời rời ao, Bỏ sau mọi trú ẩn. 92. Tài sản không chất chứa, Ăn uống biết liễu tri, Tự tại trong hành xứ, Không vô tướng, giải thoát, Như chim giữa hư không, Hướng chúng đi khó tìm. 93. Ai lậu hoặc đoạn sạch, Ăn uống không tham đắm, Tự tại trong hành xứ, Không, vô tướng giải thoát. Như chim giữa hư không, Dấu chân thật khó tìm. 94. Ai nhiếp phục các căn, Như đánh xe điều ngự, Mạn trừ, lậu hoặc dứt, Người vậy, Chư Thiên mến. 95. Như đất, không hiềm hận, Như cột trụ, kiên trì, Như hồ, không bùn nhơ, Không luân hồi, vị ấy. 96. Người tâm ý an tịnh, Lời an, nghiệp cũng an, Chánh trí, chơn giải thoát, Tịnh lạc là vị ấy. 97. Không tin, hiểu vô vi. Người cắt mọi hệ lụy Cơ hội tận, xã ly Vị ấy thật tối thượng. 98. Làng mạc hay rừng núi Thung lũng hay đồi cao, La Hán trú chỗ nào, Đất ấy thật khả ái. 99. Khả ái thay núi rừng, Chỗ người phàm không ưa, Vị ly tham ưa thích, Vì không tìm dục lạc. VIII. PHẨM NGÀN 100. Dầu nói ngàn ngàn lời, Nhưng không gì lợi ích , Tốt hơn một câu nghĩa, Nghe xong, được tịnh lạc. 101. Dầu nói ngàn câu kệ Nhưng không gì lợi ích, Tốt hơn nói một câu, Nghe xong, được tịnh lạc. 102. Dầu nói trăm câu kệ Nhưng không gì lợi ích, Tốt hơn một câu pháp, Nghe xong, được tịnh lạc. 103. Dầu tại bãi chiến trường Thắng ngàn ngàn quân địch, Tự thắng mình tốt hơn, Thật chiến thắng tối thượng. 104. Tự thắng, tốt đẹp hơn, Hơn chiến thắng người khác. Người khéo điều phục mình, Thường sống tự chế ngự. 105. Dầu Thiên Thần, Thát Bà, Dầu Ma vương, Phạm Thiên Không ai chiến thắng nổi, Người tự thắng như vậy. 106. Tháng tháng bỏ ngàn vàng, Tế tự cả trăm năm, Chẳng bằng trong giây lát, Cúng dường bậc tự tu. Cùng dường vậy tốt hơn, Hơn trăm năm tế tự. 107. Dầu trải một trăm năm, Thờ lửa tại rừng sâu, Chẳng bằng trong giây lát, Cúng dường bậc tự tu. Cúng dường vậy tốt hơn, Hơn trăm năm tế tự. 108. Suốt năm cúng tế vật, Để cầu phước ở đời. Không bằng một phần tư Kính lễ bậc chánh trực. 109. Thường tôn trọng, kính lễ Bậc kỳ lão trưởng thượng, Bốn pháp được tăng trưởng: Thọ, sắc, lạc, sức mạnh. 110. Dầu sống một trăm năm Ác giới, không thiền định, Không bằng sống một ngày, Trì giới, tu thiền định. 111. Ai sống một trăm năm, Ác tuệ, không thiền định. Tốt hơn sống một ngày, Có tuệ, tu thiền định. 112. Ai sống một trăm năm, Lười nhác không tinh tấn, Tốt hơn sống một ngày Tinh tấn tận sức mình. 113. Ai sống một trăm năm, Không thấy pháp sinh diệt, Tốt hơn sống một ngày, Thấy được pháp sinh diệt. 114. Ai sống một trăm năm, Không thấy câu bất tử, Tốt hơn sống một ngày, Thấy được câu bất tử. 115. Ai sống một trăm năm, Không thấy pháp tối thượng, Tốt hơn sống một ngày, Thấy được pháp tối thượng. IX. PHẨM ÁC 116. Hãy gấp làm điều lành, Ngăn tâm làm điều ác. Ai chậm làm việc lành, Ý ưa thích việc ác. 117. Nếu người làm điều ác, Chớ tiếp tục làm thêm. Chớ ước muốn điều ác, Chứa ác, tất chịu khổ. 118. Nếu người làm điều thiện, Nên tiếp tục làm thêm. Hãy ước muốn điều thiện, Chứa thiện, được an lạc. 119. Người ác thấy là hiền. Khi ác chưa chín muồi, Khi ác nghiệp chín muồi, Người ác mới thấy ác. 120. Người hiền thấy là ác, Khi thiện chưa chín muồi. Khi thiện được chín muồi, Người hiền thấy là thiện. 121. Chớ chê khinh điều ác, Cho rằng chưa đến mình, Như nước nhỏ từng giọt, Rồi bình cũng đầy tràn. Người ngu chứa đầy ác Do chất chứa dần dần. 122. Chớ chê khinh điều thiện Cho rằng chưa đến mình, Như nước nhỏ từng giọt, Rồi bình cũng đầy tràn. Người trí chứa đầy thiện, Do chất chứa dần dần. 123. Ít bạn đường, nhiều tiền, Người buôn tránh đường hiểm. Muốn sống, tránh thuốc độc, Hãy tránh ác như vậy. 124. Bàn tay không thương tích, Có thể cầm thuốc độc. Không thương tích, tránh độc, Không làm, không có ác. 125. Hại người không ác tâm, Người thanh tịnh, không uế, Tội ác đến kẻ ngu, Như ngược gió tung bụi. 126. Một số sinh bào thai, Kẻ ác sinh địa ngục, Người thiện lên cõi trời, Vô lậu chứng Niết Bàn. 127. Không trên trời, giữa biển, Không lánh vào động núi, Không chỗ nào trên đời, Trốn được quả ác nghiệp. 128. Không trên trời, giữa biển, Không lánh vào động núi, Không chỗ nào trên đời, Trốn khỏi tay thần chết. X. PHẨM HÌNH PHẠT 129. Mọi người sợ hình phạt, Mọi người sợ tử vong. Lấy mình làm ví dụ Không giết, không bảo giết. 130. Mọi người sợ hình phạt, Mọi người thích sống còn; Lấy mình làm ví dụ, Không giết, không bảo giết. 131. Chúng sanh cầu an lạc, Ai dùng trượng hại người, Để tìm lạc cho mình, Đời sau không được lạc. 132. Chúng sanh cầu an lạc, Không dùng trượng hại người, Để tìm lạc cho mình, Đời sau được hưởng lạc. 133. Chớ nói lời ác độc, Nói ác, bị nói lại, Khổ thay lời phẩn nộ, Đao trượng phản chạm mình. 134. Nếu tự mình yên lặng, Như chiếc chuông bị bể. Ngươi đã chứng Niết Bàn Ngươi không còn phẩn nộ. 135. Với gậy, người chăn bò, Lùa bò ra bãi cỏ; Cũng vậy, già và chết, Lùa người đến mạng chung. 136. Người ngu làm điều ác, Không ý thức việc làm. Do tự nghiệp, người ngu Bị nung nấu, như lửa. 137. Dùng trượng phạt không trượng, Làm ác người không ác. Trong mười loại khổ đau, Chịu gấp một loại khổ. 138. Hoặc khổ thọ khốc liệt, Thân thể bị thương vong, Hoặc thọ bệnh kịch liệt, Hay loạn ý tán tâm. 139. Hoặc tai họa từ vua, Hay bị vu trọng tội; Bà con phải ly tán, Tài sản bị nát tan. 140. Hoặc phòng ốc nhà cửa Bị hỏa tai thiêu đốt. Khi thân hoại mạng chung, Ác tuệ sanh địa ngục. 141. Không phải sống lõa thể Bện tóc, tro trét mình, Tuyệt thực, lăn trên đất, Sống nhớp, siêng ngồi xổm, Làm con người được sạch, Nếu không trừ nghi hoặc. 142. Ai sống tự trang sức, Nhưng an tịnh, nhiếp phục, Sống kiên trì, phạm hạnh, Không hại mọi sinh linh, Vị ấy là Phạm-chí, Hay Sa-môn, khất sĩ. 143. Thật khó tìm ở đời, Người biết thẹn, tự chế, Biết tránh né chỉ trích Như ngựa hiền tránh roi. 144. Như ngựa hiền chạm roi, Hãy nhiệt tâm, hăng hái, Với tín, giới, tinh tấn, Thiền định cùng trạch pháp. Minh hạnh đủ, chánh niệm, Đoạn khổ này vô lượng. 145. Người trị thủy dẫn nước, Kẻ làm tên nắn tên, Người thợ mộc uốn ván, Bậc tự điều, điều thân. XI. PHẨM GIÀ 146. Cười gì, hân hoan gì, Khi đời mãi bị thiêu ? Bị tối tăm bao trùm, Sao không tìm ngọn đèn ? 147. Hãy xem bong bóng đẹp, Chỗ chất chứa vết thương, Bệnh hoạn nhiều suy tư, Thật không gì trường cửu. 148. Sắc này bị suy già, Ổ tật bệnh, mỏng manh, Nhóm bất tịnh, đỗ vỡ, Chết chấm dứt mạng sống. 149. Như trái bầu mùa thu, Bị vất bỏ quăng đi, Nhóm xương trắng bồ câu, Thấy chúng còn vui gì ? 150. Thành này làm bằng xương, Quét tô bằng thịt máu, Ở đây già và chết, Mạn, lừa đảo chất chứa. 151. Xe vua đẹp cũng già. Thân này rồi sẽ già, Pháp bậc thiện, không già. Như vậy bậc chí thiện Nói lên cho bậc thiện. 152. Người ít nghe kém học, Lớn già như trâu đực. Thịt nó tuy lớn lên, Nhưng tuệ không tăng trưởng. 153. Lang thang bao kiếp sống Ta tìm nhưng chẳng gặp, Người xây dựng nhà này, Khổ thay, phải tái sanh. 154. Ôi ! Người làm nhà kia Nay ta đã thấy ngươi ! Ngươi không làm nhà nữa. Đòn tay ngươi bị gãy, Kèo cột ngươi bị tan Tâm ta đạt tịch diệt, Tham ái thảy tiêu vong. 155. Lúc trẻ, không Phạm hạnh, Không tìm kiếm bạc tiền. Như cò già bên ao, Ủ rũ, không tôm cá. 156. Lúc trẻ không phạm hạnh, Không tìm kiếm bạc tiền; Như cây cung bị gẫy, Thở than những ngày qua. XII. PHẨM TỰ NGÃ 157. Nếu biết yêu tự ngã, Phải khéo bảo vệ mình, Người trí trong ba canh, Phải luôn luôn tỉnh thức. 158. Trước hết tự đặt mình, Vào những gì thích đáng. Sau mới giáo hóa người, Người trí khỏi bị nhiễm. 159. Hãy tự làm cho mình, Như điều mình dạy người. Khéo tự điều, điều người, Khó thay, tự điều phục ! 160. Tự mình y chỉ mình, Nào có y chỉ khác. Nhờ khéo điều phục mình, Được y chỉ khó được. 161. Điều ác tự mình làm, Tự mình sanh, mình tạo. Nghiền nát kẻ ngu si, Như kim cương, ngọc báu. 162. Phá giới quá trầm trọng, Như dây leo bám cây Gieo hại cho tự thân, Như kẻ thù mong ước. 163. Dễ làm, các điều ác, Dễ làm tự hại mình. Còn việc lành, việc tốt, Thật tối thượng khó làm. 164. Kẻ ngu si miệt thị, Giáo pháp bậc La Hán, Bậc Thánh, bậc Chánh mạng. Chính do ác kiến này, Như quả loại cây lau Mang quả tự hoại diệt. 165. Tự mình, điều ác làm, Tự mình làm nhiễm ô, Tự mình không làm ác, Tự mình làm thanh tịnh. Tịnh, không tịnh tự mình, Không ai thanh tịnh ai ! 166. Chớ có theo pháp hạ liệt, Chớ sống mặc, buông lung, Chớ tin theo tà kiến, Chớ tăng trưởng tục trần. XIII. PHẨM THẾ GIAN 167. Dầu lợi người bao nhiêu, Chớ quên phần tư lợi Nhờ thắng tri tư lợi, Hãy chuyên tâm lợi mình. 168. Nỗ lực, chớ phóng dật ! Hãy sống theo chánh hạnh; Người chánh hạnh hưởng lạc, Cả đời này, đời sau. 169. Hãy khéo sống chánh hạnh, Chớ sống theo tà hạnh ! Người chánh hạnh hưởng lạc, Cả đời này, đời sau. 170. Hãy nhìn như bọt nước, Hãy nhìn như cảnh huyển ! Quán nhìn đời như vậy, Thần chết không bắt gặp. 171. Hãy đến nhìn đời này, Như xe vua lộng lẫy, Người ngu mới tham đắm, Kẻ trí nào đắm say. 172. Ai sống trước buông lung, Sau sống không phóng dật, Chói sáng rực đời này. Như trăng thoát mây che. 173. Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Chói sáng rực đời này, Như trăng thoát mây che. 174. Đời này thật mù quáng, Ít kẻ thấy rõ ràng. Như chim thoát khỏi lưới, Rất ít đi thiên giới. 175. Như chim thiên nga bay, Thần thông liệng giữa trời; Chiến thắng Ma, Ma quân, Kẻ trí thoát đời này. 176. Ai vi phạm một pháp, Ai nói lời vọng ngữ, Ai bác bỏ đời sau, Không ác nào không làm. 177. Keo kiết không sanh thiên, Kẻ ngu ghét bố thí, Người trí thích bố thí, Đời sau, được hưởng lạc. 178. Hơn thống lãnh cõi đất, Hơn được sanh cõi trời, Hơn chủ trì vũ trụ, Quả Dự Lưu tối thắng. XIV. PHẨM PHẬT ĐÀ 179. Vị chiến thắng không bại, Vị bước đi trên đời, Không dấu tích chiến thắng, Phật giới rộng mênh mông, Ai dùng chân theo dõi Bậc không để dấu tích ? 180. Ai giải tỏa lưới tham, Ái phược hết dắt dẫn, Phật giới rộng mênh mông, Ai dùng chân theo dõi, Bậc không để dấu tích ? 181. Người trí chuyên thiền định, Thích an tịnh viễn ly, Chư thiên đều ái kính, Bậc chánh giác chánh niệm. 182. Khó thay, được làm người, Khó thay, được sống còn, Khó thay, nghe diệu pháp, Khó thay, Phật ra đời ! 183. Không làm mọi điều ác. Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy. 184. Chư Phật thường giảng dạy; Nhẫn, khổ hạnh tối thượng, Niết bàn, quả tối thượng; Xuất gia không phá người; Sa-môn không hại người. 185. Không phỉ báng, phá hoại, Hộ trì giới căn bản, Ăn uống có tiết độ, Sàng tọa chỗ nhàn tịnh Chuyên chú tăng thượng tâm, Chính lời chư Phật dạy. 186. Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều, ngọt ít, Biết vậy là bậc trí. 187. Đệ tử bậc Chánh giác, Không tìm cầu dục lạc, Dầu là dục chư thiên, Chỉ ưa thích ái diệt. 188. Loài người sợ hoảng hốt, Tìm nhiều chỗ quy y, Hoặc rừng rậm, núi non, Hoặc vườn cây, đền tháp. 189. Quy y ấy không ổn, Không quy y tối thượng. Quy y các chỗ ấy, Không thoát mọi khổ đau ? 190. Ai quy y Đức Phật, Chánh pháp và chư tăng, Ai dùng chánh tri kiến, Thấy được bốn Thánh đế. 191. Thấy khổ và khổ tập, Thấy sự khổ vượt qua, Thấy đường Thánh tám ngành, Đưa đến khổ não tận. 192. Thật quy y an ổn, Thật quy y tối thượng, Có quy y như vậy, Mới thoát mọi khổ đau. 193. Khó gặp bậc Thánh nhơn, Không phải đâu cũng có. Chỗ nào bậc trí sanh, Gia đình tất an lạc. 194. Vui thay, Phật ra đời ! Vui thay, Pháp được giảng ! Vui thay, Tăng hòa hợp ! Hòa hợp tu, vui thay ! 195. Cúng dường bậc đáng cúng, Chư Phật hoặc đệ tử, Các bậc vượt hý luận, Đoạn diệt mọi sầu bi. 196. Cúng dường bậc như vậy, Tịch tịnh, không sợ hãi, Các công đức như vậy, Không ai ước lường được. XV. PHẨM AN LẠC 197. Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù ! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù ! 198. Vui thay, chúng ta sống, Không bệnh, giữa ốm đau ! Giữa những người bệnh hoạn, Ta sống, không ốm đau. 199. Vui thay, chúng ta sống, Không rộn giữa rộn ràng; Giữa những người rộn ràng, Ta sống, không rộn ràng. 200. Vui thay chúng ta sống, Không gì, gọi của ta. Ta sẽ hưởng hỷ lạc, Như chư thiên Quang Âm. 201. Chiến thắng sinh thù oán, Thất bại chịu khổ đau, Sống tịch tịnh an lạc. Bỏ sau mọi thắng bại. 202. Lửa nào sánh lửa tham ? Ác nào bằng sân hận ? Khổ nào sánh khổ uẩn, Lạc nào bằng tịnh lạc. 203. Đói ăn, bệnh tối thượng, Các hành, khổ tối thượng, Hiểu như thực là vậy, Niết-bàn, lạc tối thượng. 204. Không bệnh, lợi tối thượng, Biết đủ, tiền tối thượng, Thành tín đối với nhau, Là bà con tối thượng. Niết-bàn, lạc tối thượng. 205. Đã nếm vị độc cư, Được hưởng vị nhàn tịnh, Không sợ hãi, không ác, Nếm được vị pháp hỷ. 206. Lành thay, thấy thánh nhân, Sống chung thường hưởng lạc. Không thấy những người ngu, Thường thường được an lạc. 207. Sống chung với người ngu, Lâu dài bị lo buồn. Khổ thay gần người ngu, Như thường sống kẻ thù. Vui thay, gần người trí, Như chung sống bà con. 208. Do vậy : Bậc hiền sĩ, trí tuệ Bậc nghe nhiều, trì giới, Bậc tự chế, Thánh nhân; Hãy gần gũi, thân cận Thiện nhân, trí giả ấy, Như trăng theo đường sao. XVI. PHẨM HỶ ÁI 209. Tự chuyên, không đáng chuyên Không chuyên, việc đáng chuyên. Bỏ đích, theo hỷ ái, Ganh tị bậc tự chuyên. 210. Chớ gần gũi người yêu, Trọn đời xa kẻ ghét. Yêu không gặp là khổ, Oán phải gặp cũng đau. 211. Do vậy chớ yêu ai, Ái biệt ly là ác; Những ai không yêu ghét, Không thể có buộc ràng. 212. Do ái sinh sầu ưu, Do ái sinh sợ hãi, Ai thoát khỏi tham ái, Không sầu, đâu sợ hãi ? 213. Ái luyến sinh sầu ưu, Ái luyến sinh sợ hãi. Ai giải thoát ái luyến Không sầu, đâu sợ hãi ? 214. Hỷ ái sinh sầu ưu, Hỷ ái sinh sợ hãi. Ai giải thoát hỷ ái, Không sầu, đâu sợ hãi ? 215. Dục ái sinh sầu ưu, Dục ái sinh sợ hãi, Ai thoát khỏi dục ái, Không sầu, đâu sợ hãi ? 216. Tham ái sinh sầu ưu, Tham ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái, Không sầu, đâu sợ hãi 217. Đủ giới đức, chánh kiến; Trú pháp, chứng chân lý, Tự làm công việc mình, Được quần chúng ái kính. 218. Ước vọng pháp ly ngôn Ý cảm xúc thượng quả Tâm thoát ly ác dục, Xứng gọi bậc Thượng lưu. 219. Khách lâu ngày ly hương, An toàn từ xa về, Bà con cùng thân hữu, Hân hoan đón chào mừng. 220. Cũng vậy các phước nghiệp, Đón chào người làm lành, Đời này đến đời kia. Như thân nhân, đón chào. XVII. PHẨM PHẪN NỘ 221. Bỏ phẫn nộ, ly mạn, Vượt qua mọi kiết sử, Không chấp trước danh sắc. Khổ không theo vô sản 222. Ai chận được phẫn nộ, Như dừng xe đang lăn, Ta gọi người đánh xe, Kẻ khác, cầm cương hờ. 223. Lấy không giận thắng giận, Lấy thiện thắng không thiện, Lấy thí thắng xan tham, Lấy chơn thắng hư ngụy. 224. Nơi thật, không phẫn nộ, Của ít, thí người xin, Nhờ ba việc lành này, Người đến gần thiên giới. 225. Bậc hiền không hại ai, Thân thường được chế ngự, Đạt được cảnh bất tử, Đến đây, không ưu sầu. 226. Những người thường giác tỉnh, Ngày đêm siêng tu học, Chuyên tâm hướng Niết-bàn, Mọi lậu hoặc được tiêu. 227. A-tu-la, nên biết, Xưa vậy, nay cũng vậy, Ngồi im bị người chê, Nói nhiều, bị người chê. Nói vừa phải, bị chê. Làm người không bị chê, Thật khó tìm ở đời. 228. Xưa, vị lai, và nay, Đâu có sự kiện này, Người hoàn toàn bị chê, Người trọn vẹn được khen. 229. Sáng sáng, thẩm xét kỹ. Bậc có trí tán thán. Bậc trí không tỳ vết, Đầy đủ giới định tuệ. 230. Hạnh sáng như vàng ròng, Ai dám chê vị ấy ? Chư Thiên phải khen thưởng, Phạm Thiên cũng tán dương. 231. Giữ thân đừng phẫn nộ, Phòng thân khéo bảo vệ, Từ bỏ thân làm ác, Với thân làm hạnh lành. 232. Giữ lời đừng phẫn nộ, Phòng lời, khéo bảo vệ, Từ bỏ lời thô ác, Với lời, nói điều lành. 233. Giữ ý đừng phẫn nộ, Phòng ý, khéo bảo vệ, Từ bỏ ý nghĩ ác, Với ý, nghĩ hạnh lành. 234. Bậc trí bảo vệ thân, Bảo vệ luôn lời nói Bảo vệ cả tâm tư, Ba nghiệp khéo bảo vệ. XVIII. PHẨM CẤU UẾ 235. Người nay giống lá héo, Diêm sứ đang chờ Người, Người đứng trước cửa chết, Đường trường thiếu tư lương. 236. Hãy tự làm hòn đảo, Tinh cần gấp, sáng suốt. Trừ cấu uế, thanh tịnh, Đến Thánh địa chư Thiên. 237. Đời ngươi nay sắp tàn, Tiến gần đến Diêm Vương. Giữa đường không nơi nghỉ, Đường trường thiếu tư lương. 238. Hãy tự làm hòn đảo, Tinh cần gấp sáng suốt. Trừ cấu uế, thanh tịnh, Chẳng trở lại sanh già. 239. Bậc trí theo tuần tự. Từng sát na trừ dần. Như thợ vàng lọc bụi Trừ cấu uế nơi mình. 240. Như sét từ sắt sanh, Sắt sanh lại ăn sắt, Cũng vậy, quá lợi dưỡng Tự nghiệp dẫn cõi ác. 241. Không tụng làm nhớp kinh, Không đứng dậy, bẩn nhà, Biếng nhác làm nhơ sắc, Phóng dật uế người canh. 242. Tà hạnh nhơ đàn bà, Xan tham nhớp kẻ thí, Ác pháp là vết nhơ, Đời này và đời sau. 243. Trong hàng cấu uế ấy, Vô minh, nhơ tối thượng, Đoạn nhơ ấy, Tỷ kheo, Thành bậc không uế nhiễm. 244. Dễ thay, sống không hổ Sống lỗ mãng như quạ, Sống công kích huênh hoang, Sống liều lĩnh, nhiễm ô. 245. Khó thay, sống xấu hổ, Thường thường cầu thanh tịnh. Sống vô tư, khiêm tốn, Trong sạch và sáng suốt. 246. Ai ở đời sát sinh, Nói láo không chân thật, Ở đời lấy không cho, Qua lại với vợ người. 247. Uống rượu men, rượu nấu, Người sống đam mê vậy, Chính ngay tại đời này, Tự đào bới gốc mình. 248. Vậy người, hãy nên biết, Không chế ngự là ác. Chớ để tham phi pháp, Làm người đau khổ dài. 249. Do tín tâm, hỷ tâm Loài người mới bố thí. Ở đây ai bất mãn Người khác được ăn uống, Người ấy ngày hoặc đêm, Không đạt được tâm định ? 250. Ai cắt được, phá được, Tận gốc nhổ tâm ấy. Người ấy ngày hoặc đêm, Đạt được tâm thiền định. 251. Lửa nào bằng lửa tham ! Chấp nào bằng sân hận ! Lưới nào bằng lưới si ! Sông nào bằng sông ái ! 252. Dễ thay thấy lỗi người, Lỗi mình thấy mới khó. Lỗi người, ta phanh tìm, Như sàng trấu trong gạo, Còn lỗi mình, che đậy, Như kẻ gian dấu bài. 253. Ai thấy lỗi của người, Thường sanh lòng chỉ trích, Người ấy lậu hoặc tăng, Rất xa lậu hoặc diệt. 254. Hư không, không dấu chân, Ngoài đây, không Sa-môn, Chúng sanh thích hý luận, Như Lai, hý luận trừ. 255. Hư không, không dấu chân, Ngoài đây, không Sa-môn. Các hành không thường trú, Chư Phật không giao động. XIX.PHẨM PHÁP TRỤ 256. Người đâu phải pháp trụ, Xử sự quá chuyên chế, Bậc trí cần phân biệt Cả hai chánh và tà ! 257. Không chuyên chế, đúng pháp, Công bằng, dắt dẫn người, Bậc trí sống đúng pháp, Thật xứng danh pháp trụ. 258. Không phải vì nói nhiều, Mới xứng danh bậc trí. An ổn, không oán sợ. Thật đáng gọi bậc trí. 259. Không phải vì nói nhiều, Mới xứng danh trì pháp, Những ai tuy nghe ít, Nhưng thân hành đúng pháp, Không phóng túng Chánh pháp, Mới xứng danh trì pháp. 260. Không phải là trưởng lão, Nếu cho có bạc đầu. Người chỉ tuổi tác cao, Được gọi là Lão ngu. 261. Ai chân thật, đúng pháp, Không hại, biết chế phục, Bậc trí không cấu uế, Mới xứng danh Trưởng Lão. 262. Không phải nói lưu loát, Không phải sắc mặt đẹp, Thành được người lương thiện, Nếu ganh, tham, dối trá. 263. Ai cắt được, phá được Tận gốc nhổ tâm ấy Người trí ấy diệt sân, Được gọi người hiền thiện. 264. Đầu trọc, không Sa-môn Nếu phóng túng, nói láo. Ai còn đầy dục tham, Sao được gọi Sa-môn ? 265. Ai lắng dịu hoàn toàn, Các điều ác lớn nhỏ, Vì lắng dịu ác pháp, Được gọi là Sa-môn. 266. Chỉ khất thực nhờ người, Đâu phải là Tỷ-kheo ! Phải theo pháp toàn diện, Khất sĩ không, không đủ. 267. Ai vượt qua thiện ác, Chuyên sống đời Phạm Hạnh, Sống thẩm sát ở đời, Mới xứng danh Tỷ-kheo. 268. Im lặng nhưng ngu si, Đâu được gọi ẩn sĩ ? Như người cầm cán cân, Bậc trí chọn điều lành. 269. Từ bỏ các ác pháp, Mới thật là ẩn sĩ. Ai thật hiểu hai đời Mới được gọi ẩn sĩ. 270. Còn sát hại sinh linh, Đâu được gọi Hiền thánh. Không hại mọi hữu tình, Mới được gọi Hiền Thánh. 271. Chẳng phải chỉ giới cấm Cũng không phải học nhiều, Chẳng phải chứng thiền định, Sống thanh vắng một mình. 272. Ta hưởng an ổn lạc, Phàm phu chưa hưởng được. Tỷ kheo, chớ tự tín Khi lậu hoặc chưa diệt. XX. PHẨM ĐẠO 273. Tám ngành, đường thù thắng, Bốn câu, lý thù thắng. Ly tham, pháp thù thắng, Giữa các loài hai chân, Pháp nhãn, người thù thắng. 274. Đường này, không đường khác Đưa đến kiến thanh tịnh. Nếu Người theo đường này, Ma quân sẽ mê loạn. 275. Nếu Người theo đường này, Đau khổ được đoạn tận. Ta dạy Người con đường. Với trí, gai chướng diệt. 276. Người hãy nhiệt tình làm, Như Lai chỉ thuyết dạy. Người hành trì thiền định Thoát trói buộc Ác ma. 277. Tất cả hành vô thường Với Tuệ, quán thấy vậy Đau khổ được nhàm chán; Chính con đường thanh tịnh. 278. Tất cả hành khổ đau Với Tuệ quán thấy vậy, Đau khổ được nhàm chán; Chính con đường thanh tịnh. 279. Tất cả pháp vô ngã, Với Tuệ quán thấy vậy, Đau khổ được nhàm chán Chính con đường thanh tịnh. 280. Khi cần, không nỗ lực, Tuy trẻ mạnh, nhưng lười Chí nhu nhược, biếng nhác. Với trí tuệ thụ động, Sao tìm được chánh đạo ? 281. Lời nói được thận trọng, Tâm tư khéo hộ phòng, Thân chớ làm điều ác, Hãy giữ ba nghiệp tịnh, Chứng đạo Thánh nhân dạy. 282. Tu thiền, trí huệ sanh, Bỏ Thiền, trí tuệ diệt. Biết con đường hai ngả Đưa đến hữu, phi hữu, Hãy tự mình nỗ lực, Khiến trí tuệ tăng trưởng. 283. Đốn rừng không đốn cây Từ rừng, sinh sợ hãi; Đốn rừng và ái dục, Tỷ-kheo hãy tịch tịnh. 284. Khi nào chưa cắt tiệt, Ái dục giữa gái trai, Tâm ý vẫn buộc ràng, Như bò con vú mẹ. 285. Tự cắt giây ái dục, Như tay bẻ sen thu, Hãy tu đạo tịch tịnh, Niết-bàn, Thiện Thệ dạy. 286. Mùa mưa ta ở đây Đông, hạ cũng ở đây, Người ngu tâm tưởng vậy, Không tự giác hiểm nguy. 287. Người tâm ý đắm say Con cái và súc vật, Tử thần bắt người ấy, Như lụt trôi làng ngủ. 288. Một khi Tử thần đến, Không có con che chở, Không cha, không bà con, Không thân thích che chở. 289. Biết rõ ý nghĩa này, Bậc trí lo trì giới, Mau lẹ làm thanh tịnh, Con đường đến Niết-bàn. XXI. PHẨM TẠP LỤC 290. Nhờ từ bỏ lạc nhỏ, Thấy được lạc lớn hơn, Bậc trí bỏ lạc nhỏ, Thấy được lạc lớn hơn. 291. Gieo khổ đau cho người, Mong cầu lạc cho mình, Bị hận thù buộc ràng Không sao thoát hận thù. 292. Việc đáng làm, không làm, Không đáng làm, lại làm, Người ngạo mạn, phóng dật, Lậu hoặc ắt tăng trưởng. 293. Người siêng năng cần mẫn, Thường thường quán thân niệm, Không làm việc không đáng, Gắng làm việc đáng làm, Người tư niệm giác tỉnh, Lậu hoặc được tiêu trừ. 294. Sau khi giết mẹ cha, Giết hại Vua Sát lỵ, Giết vương quốc, quần thần Vô ưu, Phạm Chí sống. 295. Sau khi giết mẹ cha, Hai vua Bà-la-môn, Giết hổ tướng thứ năm Vô ưu, Phạm Chí sống. 296. Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Phật đà thường niệm 297. Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Chánh pháp thường niệm. 298. Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Tăng-già thường niệm. 299. Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Tưởng sắc thân thường niệm. 300. Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Ý vui niềm bất hại. 301. Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Ý vui tu thiền quán. 302. Vui hạnh xuất gia khó, Tại gia sinh hoạt khó, Sống bạn không đồng, khổ, Trôi lăn luân hồi, khổ, Vậy chớ sống luân hồi, Chớ chạy theo đau khổ. 303. Tín tâm, sống giới hạnh Đủ danh xưng tài sản, Chỗ nào người ấy đến, Chỗ ấy được cung kính. 304. Người lành dầu ở xa Sáng tỏ như núi tuyết, Người ác dầu ở gần Như tên bắn đêm đen. 305. Ai ngồi nằm một mình. Độc hành không buồn chán, Tự điều phục một mình Sống thoải mái rừng sâu. XXII. PHẨM ĐỊA NGỤC 306. Nói láo đọa địa ngục Có làm nói không làm, Cả hai chết đồng đẳng, Làm người, nghiệp hạ liệt. 307. Nhiều người khoác cà-sa, Ác hạnh không nhiếp phục. Người ác, do ác hạnh, Phải sanh cõi địa ngục. 308. Tốt hơn nuốt hòn sắt Cháy đỏ như lửa hừng, Hơn ác giới, buông lung Ăn đồ ăn quốc độ. 309. Bốn nạn chờ đợi người, Phóng dật theo vợ người; Mắc họa, ngủ không yên, Bị chê là thứ ba, Đọa địa ngục, thứ bốn. 310. Mắc họa, đọa ác thú, Bị hoảng sợ, ít vui. Quốc vương phạt trọng hình. Vậy chớ theo vợ người. 311. Như cỏ sa vụng nắm, Tất bị họa đứt tay Hạnh Sa-môn tà vạy, Tất bị đọa địa ngục. 312. Sống phóng đãng buông lung, Theo giới cấm ô nhiễm, Sống Phạm hạnh đáng nghi Sao chứng được quả lớn ? 313. Cần phải làm, nên làm Làm cùng tận khả năng Xuất gia sống phóng đãng, Chi tăng loạn bụi đời. 314. Ác hạnh không nên làm, Làm xong, chịu khổ lụy, Thiện hạnh, ắt nên làm, Làm xong, không ăn năn. 315. Như thành ở biên thùy, Trong ngoài đều phòng hộ Cũng vậy, phòng hộ mình, Sát-na chớ buông lung. Giây phút qua, sầu muộn. Khi rơi vào địa ngục. 316. Không đáng hổ, lại hổ. Việc đáng hổ, lại không. Do chấp nhận tà kiến, Chúng sanh đi ác thú. 317. Không đáng sợ, lại sợ, Đáng sợ, lại thấy không, Do chấp nhận tà kiến. Chúng sanh đi ác thú. 318. Không lỗi, lại thấy lỗi, Có lỗi, lại thấy không, Do chấp nhận tà kiến, Chúng sanh đi ác thú. 319. Có lỗi, biết có lỗi, Không lỗi, biết là không, Do chấp nhận chánh kiến, Chúng sanh đi cõi lành. XXIII. PHẨM VOI 320. Ta như voi giữa trận, Hứng chịu cung tên rơi, Chịu đựng mọi phỉ báng. Ác giới rất nhiều người. 321. Voi luyện, đưa dự hội, Ngựa luyện, được vua cưỡi, Người luyện, bậc tối thượng Chịu đựng mọi phỉ báng. 322. Tốt thay, con la thuần, Thuần chủng loài ngựa Sind. Đại tượng, voi có ngà. Tự điều mới tối thượng. 323. Chẳng phải loài cưỡi ấy, Đưa người đến Niết-bàn, Chỉ có người tự điều, Đến đích, nhờ điều phục. 324. "Con voi tên Tài Hộ, Phát dục, khó điều phục, Trói buộc, không ăn uống. Voi nhớ đến rừng voi. 325. Người ưa ngủ, ăn lớn Nằm lăn lóc qua lại, Chẳng khác heo no bụng, Kẻ ngu nhập thai mãi. 326. Trước tâm này buông lung, Chạy theo ái, dục, lạc. Nay Ta chánh chế ngự, Như cầm móc điều voi. 327. Hãy vui không phóng dật, Khéo phòng hộ tâm ý. Kéo mình khỏi ác đạo, Như voi bị sa lầy. 328. Nếu được bạn hiền trí Đáng sống chung, hạnh lành, Nhiếp phục mọi hiểm nguy Hoan hỷ sống chánh niệm. 329. Không gặp bạn hiền trí. Đáng sống chung, hạnh lành Như vua bỏ nước bại, Hãy sống riêng cô độc, Như voi sống rừng voi. 330. Tốt hơn sống một mình Không người ngu kết bạn. Độc thân, không ác hạnh, Sống vô tư vô lự, Như voi sống rừng voi. 331. Vui thay, bạn lúc cần ! Vui thay, sống biết đủ! Vui thay, chết có đức ! Vui thay, mọi khổ đoạn.! 332. Vui thay, hiếu kính mẹ! Vui thay, hiếu kính cha! Vui thay, kính Sa môn! Vui thay, kính Hiền Thánh! 333. Vui thay, già có giới ! Vui thay, tín an trú ! Vui thay, được trí tuệ, Vui thay, ác không làm. XXIV. PHẨM THAM ÁI 334. Người sống đời phóng dật, Ái tăng như giây leo. Nhảy đời này đời khác, Như vượn tham quả rừng. 335. Ai sống trong đời này, Bị ái dục buộc ràng Sầu khổ sẽ tăng trưởng, Như cỏ bi gặp mưa. 336. Ai sống trong đời này Ái dục được hàng phục Sầu rơi khỏi người ấy Như giọt nước lá sen. 337. Đây điều lành Ta dạy, Các Người tụ họp đây, Hãy nhổ tận gốc ái Như nhổ gốc cỏ Bi. Chớ để ma phá hoại, Như giòng nước cỏ lau. 338. Như cây bị chặt đốn, Gốc chưa hại vẫn bền Ái tùy miên chưa nhổ, Khổ này vẫn sanh hoài. 339. Ba mươi sáu dòng ái, Trôi người đốn khả ái. Các tư tưởng tham ái. Cuốn trôi người tà kiến. 340. Dòng ái dục chảy khắp, Như giây leo mọc tràn, Thấy giây leo vừa sanh, Với tuệ, hãy đoạn gốc. 341. Người đời nhớ ái dục, Ưa thích các hỷ lạc. Tuy mong cầu an lạc, Chúng vẫn phải sanh già. 342. Người bị ái buộc ràng, Vùng vẫy và hoảng sợ, Như thỏ bị sa lưới. Họ sanh ái trói buộc, Chịu khổ đau dài dài. 343. Người bị ái buộc ràng, Vùng vẫy và hoảng sợ, Như thỏ bị sa lưới. Do vậy vị Tỷ-kheo, Mong cầu mình ly tham Nên nhiếp phục ái dục. 344. Lìa rừng lại hướng rừng Thoát rừng chạy theo rừng. Nên xem người như vậy, Được thoát khỏi buộc ràng. Lại chạy theo ràng buộc. 345. Sắt, cây, gai trói buộc Người trí xem chưa bền. Tham châu báu, trang sức Tham vọng vợ và con. 346. Người có trí nói rằng: Trói buộc này thật bền. Rì kéo xuống, mần xuống, Nhưng thật sự khó thoát. Người trí cắt trừ nó, Bỏ dục lạc, không màng. 347. Người đắm say ái dục Tự lao mình xuống dòng Như nhện sa lưới dệt. Người trí cắt trừ nó, Bỏ mọi khổ, không màng. 348. Bỏ quá, hiện, vị lai, Đến bờ kia cuộc đời, Ý giải thoát tất cả, Chớ vướng lại sanh già. 349. Người tà ý nhiếp phục, Tham sắc bén nhìn tịnh, Người ấy ái tăng trưởng, Làm giây trói mình chặt. 350. Ai vui an tịnh ý, Quán bất tịnh, thường niệm, Người ấy sẽ diệt ái, Cắt đứt Ma trói buộc. 351. Ai tới đích, không sợ, Ly ái, không nhiễm ô Nhổ mũi tên sanh tử, Thân này thân cuối cùng. 352. Ái lìa, không chấp thủ. Cú pháp khéo biện tài, Thấu suốt từ vô ngại, Hiểu thứ lớp trước sau. Thân này thân cuối cùng Vị như vậy được gọi, Bậc Đại trí, Đại nhân. 353. Ta hàng phục tất cả, Ta rõ biết tất cả, Không bị nhiễm pháp nào. Ta từ bỏ tất cả Ái diệt, tự giải thoát. Đã tự mình thắng trí, Ta gọi ai thầy ta ? 354. Pháp thí thắng mọi thí ! Pháp vị thắng mọi vị ! Pháp hỷ thắng mọi hỷ ! Ái diệt dứt mọi khổ ! 355. Tài sản hại người ngu. Không người tìm bờ kia Kẻ ngu vì tham giàu, Hại mình và hại người. 356. Cỏ làm hại ruộng vườn, Tham làm hại người đời, Bố thí người ly tham, Do vậy được quả lớn. 357. Cỏ làm hại ruộng vườn, Sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, Do vậy được quả lớn. 358. Cỏ làm hại ruộng vườn, Si làm hại người đời, Bố thí người ly si, Do vậy được quả lớn. 359. Cỏ làm hại ruộng vườn, Dục làm hại người đời. Bố thí người ly dục, Do vậy được quả lớn. XXV. PHẨM TỶ-KHEO 360. Lành thay, phòng hộ mắt, Lành thay, phòng hộ tai, Lành thay, phòng hộ mũi, Lành thay, phòng hộ lưỡi. 361. Lành thay, phòng hộ thân, Lành thay, phòng hộ lời, Lành thay, phòng hộ ý. Lành thay, phòng tất cả. Tỷ-kheo phòng tất cả, Thoát được mọi khổ đau. 362. Người chế ngự tay chân, Chế ngự lời và đầu, Vui thích nội thiền định. Độc thân, biết vừa đủ, Thật xứng gọi Tỷ-kheo. 363. Tỷ-kheo chế ngự miệng, Vừa lời, không cống cao, Khi trình bày pháp nghĩa, Lời lẽ dịu ngọt ngào. 364. Vị tỷ-kheo thích pháp, Mến pháp, suy tư Pháp. Tâm tư niệm chánh Pháp, Không rời bỏ chánh Pháp. 365. Không khinh điều mình được, Không ganh người khác được Tỷ-kheo ganh tị người, Không sao chứng thiền định. 366. Tỷ-kheo dầu được ít, Không khinh điều mình được, Sống thanh tịnh không nhác, Chư Thiên khen vị này. 367. Hoàn toàn, đối danh sắc, Không chấp ta, của ta. Không chấp, không sầu não. Thật xứng danh Tỷ-kheo. 368. Tỷ-kheo trú từ bi, Tín thành giáo pháp Phật, Chứng cảnh giới tịch tịnh. Các hành an tịnh lạc. 369. Tỷ-kheo, tát thuyền này, Thuyền không, nhẹ đi mau. Trừ tham, diệt sân hận, Tất chứng đạt Niết -bàn. 370. Đoạn năm, từ bỏ năm Tu tập năm tối thượng Tỷ-kheo vượt năm ái Xứng danh vượt bộc lưu. 371. Tỷ-kheo, hãy tu Thiền, Chớ buông lung phóng dật, Tâm chớ đắm say dục, Phóng dật, nuốt sắt nóng Bị đốt, chớ than khổ 372. Không trí tuệ, không thiền, Không thiền, không trí tuệ. Người có thiền có tuệ, Nhất định gần Niết-bàn. 373. Bước vào ngôi nhà trống, Tỷ-kheo tâm an tịnh, Thọ hưởng vui siêu nhân Tịnh quán theo Chánh pháp. 374. Người luôn luôn chánh niệm, Sự sanh diệt các uẩn, Được hoan hỷ, hân hoan, Chỉ bậc bất tử biết. 375. Đây Tỷ-kheo có trí, Tụ tập pháp căn bản Hộ căn, biết vừa đủ, Gìn giữ căn bản giới, Thường gần gũi bạn lành, Sống thanh tịnh tinh cần. 376. Giao thiệp khéo thân thiện, Cử chỉ mực đoan trang. Do vậy hưởng vui nhiều, Sẽ dứt mọi khổ đau. 377. Như hoa vassikà, Quăng bỏ cánh úa tàn, Cũng vậy vị Tỷ-kheo, Hãy giải thoát tham sân. 378. Thân tịnh, lời an tịnh, An tịnh, khéo Thiền tịnh Tỷ-kheo bỏ thế vật, Xứng danh bậc tịch tịnh. 379. Tự mình chỉ trích mình, Tự mình dò xét mình, Tỷ-kheo tự phòng hộ Chánh niệm, trú an lạc. 380. Tự mình y chỉ mình, Tự mình đi đến mình, Vậy hãy tự điều phục, Như khách buôn ngựa hiền. 381. Tỷ-kheo nhiều hân hoan, Tịnh tín giáo pháp Phật, Chứng cảnh giới tịch tịnh, Các hạnh an tịnh lạc. 382. Tỷ kheo tuy tuổi nhỏ Siêng tu giáo pháp Phật, Soi sáng thế gian này, Như trăng thoát khỏi mây. XXVI.PHẨM BÀ LA MÔN 383. Hỡi này Bà là môn, Hãy tinh tấn đoạn dòng, Từ bỏ các dục lạc, Biết được hành đoạn diệt, Người là bậc vô vi. 384. Nhờ thường trú hai pháp Đến được bờ bên kia. Bà-la-môn có trí, Mọi kiết sử dứt sạch. 385. Không bờ này, bờ kia Cả hai bờ không có, Lìa khổ, không trói buộc Ta gọi Bà-la-môn. 386. Tu Thiền, trú ly trần Phận sự xong, vô lậu, Đạt được đích tối thượng, Ta gọi Bà-la-môn. 387. Mặt trời sáng ban ngàn, Mặt trăng sáng ban đêm. Khí giới sáng Sát-lỵ, Thiền định sáng Phạm chí. Còn hào quang đức Phật, Chói sáng cả ngày đêm. 388. Dứt ác gọi Phạm chí, Tịnh hạnh gọi Sa môn, Tự mình xuất cấu uế, Nên gọi bậc xuất gia. 389. Chớ có đập Phạm chí ! Phạm chí chớ đập lại ! Xấu thay đập Phạm chí Đập trả lại, xấu hơn. 390. Đối vị Bà-la-môn, Đây không lợi ích nhỏ. Khi ý không ái luyến, Tâm hại được chận đứng, Chỉ khi ấy khổ diệt. 391. Với người thân miệng ý, Không làm các ác hạnh Ba nghiệp được phòng hộ, Ta gọi Bà-la-môn. 392. Từ ai, biết chánh pháp Bậc Chánh Giác thuyết giảng, Hãy kính lễ vị ấy, Như phạm chí thờ lửa. 393. Được gọi Bà-la-môn, Không vì đầu bện tóc, Không chủng tộc, thọ sanh, Ai thật chân, chánh, tịnh, Mới gọi Bà-la-môn. 394. Kẻ ngu, có ích gì Bện tóc với da dê, Nội tâm toàn phiền não, Ngoài mặt đánh bóng suông. 395. Người mặc áo đống rác, Gầy ốm, lộ mạch gân, Độc thân thiền trong rừng. Ta gọi Bà-la-môn. 396. Ta không gọi Phạm Chí, Vì chỗ sanh, mẹ sanh. Chỉ được gọi tên suông Nếu tâm còn phiền não. Không phiền não, chấp trước Ta gọi Bà-la-môn. 397. Đoạn hết các kiết sử, Không còn gì lo sợ Không đắm trước buộc ràng Ta gọi Bà-la-môn 398. Bỏ đai da, bỏ cương Bỏ dây, đồ sở thuộc, Bỏ then chốt, sáng suốt, Ta gọi Bà-la-môn. 399. Không ác ý, nhẫn chịu, Phỉ báng, đánh, phạt hình, Lấy nhẫn làm quân lực, Ta gọi Bà-la-môn. 400. Không hận, hết bổn phận, Trì giới, không tham ái, Nhiếp phục, thân cuối cùng, Ta gọi Bà-la-môn. 401. Như nước trên lá sen, Như hột cải đầu kim, Người không nhiễm ái dục, Ta gọi Bà-la-môn. 402. Ai tự trên đời này, Giác khổ, diệt trừ khổ, Bỏ gánh nặng, giải thoát, Ta gọi Bà-la-môn.. 403. Người trí tuệ sâu xa, Khéo biết đạo, phi đạo Chứng đạt đích vô thượng, Ta gọi Bà-la-môn. 404. Không liên hệ cả hai, Xuất gia và thế tục, Sống độc thân, ít dục, Ta gọi Bà-la-môn. 405. Bỏ trượng, đối chúng sanh, Yếu kém hay kiên cường, Không giết, không bảo giết, Ta gọi Bà-la-môn. 406. Thân thiện giữa thù địch Ôn hòa giữa hung hăng. Không nhiễm, giữa nhiễm trước, Ta gọi Bà-la-môn. 407. Người bỏ rơi tham sân, Không mạn không ganh tị, Như hột cải đầu kim, Ta gọi Bà-la-môn. 408. Nói lên lời ôn hòa, Lợi ích và chân thật, Không mất lòng một ai, Ta gọi Bà-la-môn. 409. Ở đời, vật dài, ngắn, Nhỏ, lớn, đẹp hay xấu Phàm không cho không lấy, Ta gọi Bà-la-môn. 410. Người không có hy cầu, Đời này và đời sau, Không hy cầu, giải thoát, Ta gọi Bà-la-môn. 411. Người không còn tham ái, Có trí, không nghi hoặc, Thể nhập vào bất tử, Ta gọi Bà-la-môn. 412. Người sống ở đời này Không nhiễm cả thiện ác, Không sầu, sạch không bụi Ta gọi Bà-la-môn. 413. Như trăng, sạch không uế Sáng trong và tịnh lặng, Hữu ái, được đoạn tận, Ta gọi Bà-la-môn. 414. Vượt đường nguy hiểm này, Nhiếp phục luân hồi, si, Đến bờ kia thiền định Không dục ái, không nghi, Không chấp trước, tịch tịnh, Ta gọi Bà-la-môn. 415. Ai ở đời, đoạn dục, Bỏ nhà, sống xuất gia, Dục hữu được đoạn tận, Ta gọi Bà-la-môn. 416. Ai ở đời đoạn ái Bỏ nhà, sống xuất gia, Ái hữu được đoạn tận, Ta gọi Bà-la-môn. 417. Bỏ trói buộc loài Người, Vượt trói buộc cõi trời. Giải thoát mọi buộc ràng, Ta gọi Bà-la-môn. 418. Bỏ điều ưa, điều ghét, Mát lạnh, diệt sanh y Bậc anh hùng chiến thắng, Nhiếp phục mọi thế giới, Ta gọi Bà-la-môn. 419. Ai hiểu rõ hoàn toàn Sanh tử các chúng sanh, Không nhiễm, khéo vượt qua, Sáng suốt chân giác ngộ, Ta gọi Bà-la-môn. 420. Với ai, loài Trời, Người, Cùng với Càn-thát-bà, Không biết chỗ thọ sanh, Lậu tận bậc La-hán. Ta gọi Bà-la-môn. 421. Ai quá, hiện, vị lai Không một sở hữu gì, Không sở hữu không nắm, Ta gọi Bà-la-môn. 422. Bậc trâu chúa, thù thắng Bậc anh hùng, đại sĩ, Bậc chiến thắng, không nhiễm, Bậc tẩy sạch, giác ngộ, Ta gọi Bà-la-môn. 423. Ai biết được đời trước, Thấy thiên giới, đọa xứ, Đạt được sanh diệt tận Thắng trí, tự viên thành Bậc Mâu-ni đạo sĩ. Viên mãn mọi thành tựu Ta gọi Bà-la-môn.

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Liệu có sự sống sau khi chết?

Liệu có sự sống sau khi chết? (trích buổi vấn đáp với Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngày 24/7/2012 tại xóm Thượng, Làng Mai trong khóa tu mùa hè – được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh) Câu hỏi : Thưa Thầy, liệu có sự sống sau khi chết hay không ? Thầy : Sự sống luôn có mặt đồng thời với cái chết, không có trước mà cũng không có sau. Sự sống không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống thì nơi đó có cái chết và nơi nào có cái chết thì nơi đó có sự sống. Điều này cần phải quán chiếu kỹ mới có thể hiểu được. Trong đạo Bụt, chúng ta nói về tính tương tức của vạn vật, nghĩa là không ai trong chúng ta có thể tồn tại một cách biệt lập, riêng rẽ. Chúng ta phải tương tức với những thành phần khác. Nó cũng giống như bên trái và bên phải. Nếu bên phải không có đó thì bên trái cũng không thể có mặt. Nếu không có bên trái thì cũng không có bên phải. Không thể nào có thể lấy bên trái ra khỏi bên phải hoặc lấy bên phải ra khỏi bên trái. Giả sử tôi nhờ một bạn mang nửa bên trái đi về xóm Hạ và một bạn khác mang nửa bên phải đi về xóm Mới. Chắc chắn là không thể làm được. Bên phải và bên trái luôn có mặt cùng nhau, bởi vì không có bên này thì bên kia cũng không thể tồn tại. Điều này rất rõ ràng, cũng giống như bên trên và bên dưới. Vì vậy, trong đạo Bụt gọi đó là tương tức (Inter-being). Những mặt đối lập luôn đi liền với nhau. Cũng vì vậy mà khi Thượng Đế truyền lệnh: "Ánh sáng, hãy xuất hiện đi !" thì ánh sáng thưa rằng: "Con phải đợi, thưa Thượng Đế ! Con phải đợi !". Thượng Đế nghe vậy liền hỏi: "Ngươi còn đợi cái gì nữa?". Ánh sáng đáp: "Dạ, con đang đợi bóng tối đến để biểu hiện cùng một lúc". Bởi vì ánh sáng và bóng tối tương tức với nhau. Khi đó, Thượng Đế mới bảo rằng: "Bóng tối đã xuất hiện rồi! ". Ánh sáng đáp: "Vậy thì con cũng đã có mặt ở đó rồi !". Điều này cũng đúng với các cặp đối lập như: tốt – xấu, trước – sau, ở đây – ở đó, anh – tôi. Tôi không thể nào có mặt ở đó nếu không có anh. Cũng giống như hoa sen kia không thể nào có mặt nếu không có bùn. Không có bùn thì cũng không có sen. Cũng tương tự như vậy, hạnh phúc sẽ không thể nào có được nếu không có khổ đau, cũng như không thể nào có sự sống nếu không có cái chết. Các nhà sinh vật học khi quan sát cơ thể con người đã nhận thấy rằng cái sinh và cái diệt diễn ra đồng thời. Trong giây phút này đây, hàng ngàn tế bào trong cơ thể chúng ta đang chết đi. Khi ta gãi trên da như thế này thì nhiều tế bào khô rơi xuống, đó là những tế bào đã chết. Và rất nhiều tế bào chết đi trong từng giây phút của đời sống hàng ngày. Bởi vì chúng ta quá bận rộn nên chúng ta không nhận thấy điều đó thôi. Và nếu những tế bào đó chết cũng có nghĩa là chúng ta đang chết. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta còn lâu mới chết. Ta nghĩ rằng ta còn năm mươi hay bảy mươi năm nữa mới chết, nhưng điều đó không đúng. Cái chết không phải là một cái gì đang chờ đợi ta ở cuối con đường, mà nó đang diễn ra ngay trong giây phút này, ngay bây giờ và ở đây. Cái chết đang diễn ra trong mỗi giây, mỗi phút, ngay trong giờ phút hiện tại. Chính vì có những tế bào chết đi mà có những tế bào mới được sinh ra. Và vì có quá nhiều tế bào được sinh ra trong từng giây từng phút nên chúng ta không thể có thì giờ để tổ chức lễ mừng sinh nhật cho chúng được. Nói một cách khoa học thì chúng ta có thể nhìn thấy cái sinh và cái diệt đang diễn ra trong giờ phút hiện tại, đó là sự thật. Bởi vì có những tế bào chết đi nên những tế bào mới được sinh ra và vì có những tế bào được sinh ra nên mới có những tế bào chết đi. Chúng nương vào nhau để biểu hiện. Do vậy, chúng ta đang kinh nghiệm sự sống và cái chết trong từng giây, từng phút. Đừng nghĩ rằng chúng ta chỉ được sinh ra từ ngày tháng ghi trong giấy khai sinh, đó không phải là ngày sinh thật sự. Trước ngày giờ đó thì chúng ta đã có mặt rồi. Trước khi được thụ thai trong bào thai của mẹ thì chúng ta đã có mặt trong cha và mẹ của chúng ta dưới một hình tướng khác. Vì vậy mà có thể nói không có sinh, không có một điểm bắt đầu thực sự, và cũng không có kết thúc. Khi chúng ta biết sinh và diệt luôn có mặt đồng thời với nhau thì chúng ta không còn sợ hãi cái chết. Bởi vì chính giây phút mà cái chết xảy ra thì sự sống cũng đồng thời sinh khởi. La vie est avec la mort (Sự sống luôn đi liền với cái chết). Chúng không thể tách rời. Để chứng nghiệm được điều này đòi hỏi phải có một sự thiền quán rất sâu. Ta không nên chỉ dùng trí năng để thiền quán. Ta phải quan sát sự sống trong từng giây từng phút của đời sống hàng ngày. Ta sẽ thấy rằng sinh và diệt tương tức với nhau, điều này xảy ra đối với vạn vật, từ cây cỏ, cầm thú, thời tiết, vật chất và năng lượng. Các nhà khoa học cũng đã tuyên bố rằng không có sinh cũng không có diệt, chỉ có sự chuyển biến từ hình thái này sang hình thái khác mà thôi. Vì vậy chỉ có sự chuyển biến là có thật, còn sinh và diệt là những cái không có thật. Những gì mà ta gọi là sinh và diệt thì đó chỉ là sự chuyển biến mà thôi. Khi thực hiện một phản ứng hóa học, ta lấy một số chất hóa học cho vào với nhau. Khi các chất hóa học gặp nhau thì sẽ xảy ra phản ứng, một sự biến đổi của các chất. Đôi khi ta nghĩ rằng một chất hóa học nào đó không còn nữa, nó đã biến mất, nhưng sự thật là khi quan sát kỹ, ta sẽ thấy rằng chất hóa học đó vẫn còn tồn tại nhưng chỉ ở dưới một dạng khác mà thôi. Khi ta nhìn lên bầu trời và không thấy đám mây mà ta yêu quý đâu nữa, ta nghĩ rằng đám mây đó đã chết, nhưng sự thực là đám mây đó vẫn đang tiếp tục tồn tại nhưng dưới hình tướng là mưa hay những hình tướng khác mà thôi. Sinh và diệt chỉ là những hiện tượng mà ta nhìn thấy trên bề mặt. Nếu ta nhìn thật sâu thì không có sinh cũng không có diệt, chỉ có sự tiếp nối không ngừng. Khi ta tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt thì ta không còn lo sợ cái chết. Không chỉ đạo Bụt nói về không sinh không diệt, mà khoa học cũng nói về điều này. Giữa hai bên có thể chia sẻ với nhau những khám phá của mình, điều này sẽ rất thú vị. Chúng ta cần sống đời sống của mình cho sâu sắc hơn để có thể tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt. Câu trả lời này của Thầy chỉ là một lời mời, một lời đề nghị thực tập. Chúng ta cần sống đời sống của mình một cách chánh niệm hơn, với sự định tĩnh để có thể tiếp xúc một cách sâu sắc với những gì đang diễn ra trong ta và xung quanh ta. Và khi đó, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp xúc với bản chất chân thực của thực tại, đó là bản chất không sinh không diệt. Đạo Bụt gọi đó là Niết bàn (Nirvana). Niết bàn chính là bản chất không sinh không diệt. Trong đạo Thiên chúa, ta có thể gọi đó là Thượng Đế. Thượng Đế chính là bản chất không sinh, không diệt của chúng ta. Chúng ta không phải đi tìm Thượng Đế. Thượng Đế chính là bản tánh chân thật của chúng ta. Điều này cũng giống như một ngọn sóng tin rằng mình có sinh, có diệt. Mỗi lần con sóng dâng lên cao và khi chuẩn bị xuống thấp, nó cảm thấy lo sợ, nó sợ cái chết. Nhưng nếu con sóng nhận ra rằng nó là nước thì nó sẽ không còn sợ hãi. Trước khi dâng lên cao thì nó đã là nước, trước khi hạ xuống thì nó vẫn là nước và sau khi hạ xuống thấp thì nó vẫn là nước thôi. Không có cái gì chết đi. Vì vậy điều quan trọng là con sóng cần thiền quán để thấy rằng nó là con sóng, nhưng nó cũng đồng thời là nước. Và khi đã biết mình là nước thì con sóng sẽ không còn sợ cái chết nữa. Nó sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi vươn lên cao và cũng hạnh phúc không kém khi hạ xuống thấp. Nó đã vượt thoát mọi sự sợ hãi. Những đám mây của chúng ta cũng vậy. Chúng không sợ chết, bởi vì chúng biết rằng nếu chúng không phải là một đám mây thì chúng có thể trở thành một cái gì khác cũng đẹp không kém, chẳng hạn như mưa hay tuyết. Vì vậy trong trường hợp con sóng, nó không đi tìm kiếm nước. Nó không phải đi tìm kiếm làm gì, bởi vì nó chính là nước ngay trong giờ phút hiện tại. Điều này cũng đúng với Thượng Đế. Chúng ta không phải đi tìm Thượng Đế ở đâu hết, chúng ta chính là Thượng Đế. Thượng Đế chính là tự tánh của chúng ta. Chúng ta không phải đi tìm kiếm Niết bàn. Niết bàn chính là nền tảng hiện hữu của chúng ta. Đó là giáo lý của Bụt. Nhiều người trong chúng ta đã có thể chứng nghiệm được điều đó. Chúng ta biết tận hưởng giây phút hiện tại. Chúng ta biết rằng chúng ta không thể nào chết được. Trái đất của chúng ta là hành tinh đẹp nhất trong hệ mặt trời. Chúng ta nên biết cách tận hưởng những bước chân của mình khi đi trên hành tinh xinh đẹp này, đó là đất Mẹ – mẹ của tất cả chư Bụt, chư Bồ tát và các Thánh nhân, mẹ của Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Chúa Jesus, các vị Bụt và cũng là mẹ của tất cả chúng ta. Và chúng ta đang hạnh phúc tận hưởng sự có mặt của Mẹ. Mẹ của chúng ta đang có mặt ở bên ngoài và cả bên trong mỗi chúng ta. Khi đi dạo trên đồi, chúng ta có thể tận hưởng từng bước chân của mình, tận hưởng sự có mặt của chính mình và của đất Mẹ, người mẹ vô cùng xinh đẹp. Chúng ta cần đi như thế nào để trong mỗi bước chân, chúng ta có thể tiếp xúc với đất Mẹ một cách sâu sắc. Mỗi bước chân như vậy có thể trị liệu cho chính chúng ta và cho cả đất Mẹ.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

CÂU HAY DANH NHÂN

Một đội quân sư tử được một con nai dẫn dắt sẽ không bao giờ là đội quân sư tử.

THIỀN NGỮ 7 - GS. ĐỖ HỮU VINH

Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ. WHAT WE THINK, WE BECOME

THIỀN NGỮ 6

Thiền định mang lại sự thông tuệ, không thiền định sẽ dẫn đến vô minh. Hiểu rõ những gì dẫn dắt bạn hướng về phía trước, những gì cản trở bạn và lựa chọn con đường dẫn đến sự thông tuệ.

THIỀN NGỮ 5

Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

THIỀN NGỮ 4 - GS. ĐỖ HỮU VINH

Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.

THIỀN NGỮ 3 - GS. ĐỖ HỮU VINH

Để cuộc đờiít buồn : - Ánh mắt giống nhau nhưng góc nhìn khác nhau. - Miệng giống nhau nhưng mỗi người một cách nói. - Trái tim cấu tạo tương đồng nhưng suy nghĩ lại rất dị biệt. - Tiền của giống nhau nhưng cách chi tiêu mỗi người một cách. - Cũng là con người nhưng mỗi cá nhân có một cách sống cần tự tin bước đi trên đôi chân của mình. - Đại bàng không có tiếng cổ vũ cũnq vẫn tung cánh bay cao - Đám cỏ không cần người chăm sóc cũng biết tự vươn mình lớn lên. - Hoa dại trong núi sâu dù khônq ai thưởng thức vẫn tỏa hương thơm ngát. - Làm việc, không cần người người đều thấu hiểu, chỉ cần dốc lòng hết sức. - Làm Người, không cần ai ai cũnq yêu mến, chỉ cần thẳng thắn - rộng lượng.

THIỀN NGỮ 2 - GIÁO SƯ ĐỖ HỮU VINH

Thuyết Phật giáo truyền giảng về nhân quả không phải để hù dọa con người mà chính là có ý muốn nhắc nhở, bảo ban con người. Đây là chân lý của trời đất vũ trụ, cho dù bạn có tin hay không thì nó vẫn cứ thế mà tồn tại không cách nào bị mất đi.

THIỀN NGỮ 1- GS. ĐỖ HỮU VINH

Ngoại cảnh không thể vĩnh viễn cho bạn sự sung sướng, hạnh phúc, chỉ có học được cách thích nghi với cả điều mình không yêu thích thì mới vĩnh viễn có được niềm hạnh phúc!

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

RELEASE STRESS

Trong xã hội hiện đại ngày nay, sự chi phối và phân tán về mặt tinh thần ngày một lớn dần, sự bận rộn ngày một gia tăng và stress theo đó cũng leo thang. Thêm vào đó, sự quá tải thông tin, tốc độ của sự thay đổi và trách nhiệm, kỳ vọng vào vai trò của mỗi người trong công việc, cuộc sống cũng ngày một lớn hơn lên. Hít thở, tạm dừng và tái thiết lập Bước ra ngoài (khỏi phòng làm việc), hít thở không khí trong lành, tươi mới sẽ cho bạn thêm năng lượng để tiếp tục. Cho mình chút thời gian nhàn rỗi Chỉ tập trung vào những việc cần thiết Tập trung vào những điều “nuôi dưỡng” ta chứ không phải làm ta “suy yếu” Hình thành “lộ trình bình tĩnh mỗi sáng” Đừng mãi sử dụng từ “bận rộn”

THANG NGUOI THI LOAN, THANG MINH THI BINH GS.DO HUU VINH

THANG NGUOI THI LOAN, THANG MINH THI BINH GS.DO HUU VINH

THIỀN VÀ SỰ AN LẠC - GS.ĐỖ HỮU VINH

Nếu những lúc buồn chán, thất vọng, bạn nên thực hành Thiền. Chỉ cần hít thở và định tâm được 10 phút, bạn sẽ thấy tâm hồn nhẹ nhàng ngay. Trong kinh Phật chỉ rõ, chúng sanh có 84000 nỗi khổ, nhưng những nỗi khổ ấy không ngoài tham, sân, si, theo ngôn ngữ nhà Phật gọi là Tam độc (three Poisons). Chính tham, sân, si đem đến khổ đau cho con người và cũng chính nó cướp đi mạng sống của ta. Khi nào chưa đoạn trừ nó, khổ đau còn theo mãi. Con người không bao giờ thoát khỏi khổ đau nếu không biết tu tập. Bạn nói rằng, bạn không có thời gian để nghỉ ngơi thì làm sao có thời gian tu tập? Nhận định ấy sai lầm. Bạn có thể tu trong mọi lúc, kể cả khi bạn làm việc. Thực tế chứng minh trước khi làm việc mà ngồi thiền được tám đến mười phút, áp lực của sự căng thẳng sẽ giảm xuống, toàn thân thư giãn làm tiêu tan mọi lo âu phiền muộn, tạo sự hưng phấn làm việc cho cả ngày, hiệu quả công việc cao hơn rất nhiều.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

NGON NGU HOC SO SANH

1.Ác giả ác báo: Curses (like chickens) come home to roost. As the call, so the echo. He that mischief hatches, mischief catches. 2. Đỏ như gấc : As red as beetroot. 3. Thời gian sẽ trả lời: Wait the see 4. Càng đông càng vui: The more the merrrier. 5. Cái gì đến sẽ đến : What must be , must be. 6. Xa mặt cách lòng : long absence, soon forgotten 7. Sông có khúc, người có lúc: Every day is not saturday. 8. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ: No bees, no honey, no work, no money. 9. Chậm mà chắc : Slow but sure. 10. Cầu được ước thấy: Talk of the devil and he is sure to appear. 11. Muộn còn hơn không: Better late than never. 12. Câm như hến: As dump as oyster. 13. Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh: When candles are out, all cats are grey. 14. Thừa sống thiếu chết: More dead than alive. 15. Ngủ say như chết: Sleep like alog/ top. 16. Nhắm mắt làm ngơ: To close one's eyes to smt. 17. Trèo cao ngã đau: Pride comes/ goes before a fall. Pride will have a fall. 18. Nhập gia tùy tục: When is Rome, do as the Romans do. 19.Hay thay đổi như thời tiết: As changeable as the weather. 20. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời: Every dog has its/ his day. 21. Ăn như mỏ khoét: Eat like a horse. 22.Tai vách mạch rừng: Walls have ears. 23.Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi: Spare the rod, and spoil the child. 24.Của rẻ là của ôi: Cheapest is dearest. 25. Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên: Man proposes, God disposes. 26. Mất bò mới lo làm chuồng: It is too late to lock the stable when the horse is stolen. 27. Thả con săn sắt, bắt con cá rô: Throw a sprat to catch a herrring. 28. Chú mèo nhỏ dám ngó mặt vua: A cat may look at a king. 29. Luật trước cho người giàu, luật sau cho kẻ khó: One law for the rich and another for the poor. 30. Ai biết chờ người ấy sẽ được: Everything cornes to him who wait. The ball cornes to the player. 31.Ai làm người ấy chịu: He, who breaks, pays. The culprit mút pay for the darnage. 32. Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ: - Every man for himself. - Every miller draws water to his own mill. - Every man is the architect of his own fortune. - Self comes first. - Let every tub stand on its own bottom. 33. Chim trời cá nước, ai được thì ăn: Finders keepers. - Findings are keepings. 34. An phận thủ thường: - Feel srnug about one's present circumstances. - The cobbler must/ should stick to his last. - Let not the cobbler go beyond his last. - Rest on one's laurels. 35. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt: Once a thief, always a thief. 36. Ăn cây nào rào cây ấy: - One fences the tree one eats. 37. Ăn cháo đá bát: Bite the hand that feeds. 38. Ăn chắc mặc bền: Comfort is better than pride. - Solidity first. 39. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau: An early riser is sure to be in luck. 40. Bách niên giai lão: Live to be a hundred together. 41. Biệt vô âm tín: Not a sound from sb. 42. Bình an vô sự: Safe and sound. 43. Bình cũ rượu mới: New wine in old bottle. 44. Bút sa gà chết: Never write what you dare not sign. 45. Cá lớn nuốt cá bé: The great fish eats the small. 46. Chín bỏ làm mười: Every fault needs pardon. 47.Gậy ông đập lưng ông : what goes around comes around 48.vỏ quýt dày có móng tay nhọn : diamond cuts diamond 49.chuyện hôm nay chớ để ngày mai : never put off till tomorrow what you can do today 50.có chí thì nên: a small lake sinks the great ship 51.có công mài sắt có ngày nên kim : where there is a will there is a way 52.Hãy vào thẳng vấn đề : Let's get to the point. 53. Bà con xa không bằng láng giềng gần: A stranger nearby is better than a far-away relative. 54. Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào : Tell me who's your friend and I'll tell you who you are. 55.Thời gian và nước thủy triều không đợi ai cả.: Time and tide wait for no man 56.Im lặng là vàng: Silence is golden 57.Cái lưỡi không xương đôi đường lắt léo: The tongue has no bone but it breaks bone 58.Gieo nhân nào gặt quả nấy : You will reap what you will sow 59.Chó sói không bao giờ ăn thịt đồng loại : A wolf won't eat wolf 60.Có còn hơn không : A little better than none 61.Vạn sự khởi đầu nan : It is the first step that is troublesome 62.Cười người hôm trước hôm sau người cười : He who laughs today may weep tomorrow 63.Giàu đổi bạn, sang đổi vợ : Honour charges manners 64. Gieo gió, gặt bão: Curses come home to roost 65.Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe : The cobbler should stick to his last 66. Trâu chậm uống nước đục : The early bird catches the worm 67.Được voi đòi tiên : Don't look a gift horse in the mouth 68. Chín người mười ý : There's no accounting for taste 69. Nước chảy đá mòn : Little strokes fell great oaks 70. Đàn khảy tai trâu : Do not cast your pearls before swine 71. Vụng múa chê đất lệch : The bad workman always blames his tools 72. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn : Beauty is only skin deep 73. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. : Courtesy costs nothing 74. Hoạn nạn mới biết bạn hiền : A friend in need is a friend indeed 75. Mèo mù gặp cá rán : An oz of luck is better than a pound of wisdom 76. Chết vinh còn hơn sống nhục : I would rather die on my feet than live on my knee 77. đầu xuôi đuôi lọt : A bad beginning makes a bad ending 78. dĩ hòa di quý : A bad compromiseis better a good lawsuit. 79. nước đổ khó bốc, gương vỡ khó lành. : A broken friendship may be soldered, but will never be sound. 80. Trượt vỏ dưa thấy vỏ dừa cũng sợ. Chim bị đạn sợ làn cây cong. : A burnt child dreads the fire. 81. tư tưởng không thông vác bình đông cũng nặng. : A burden of one's own choice is nit felt. 82. giấy rách phải giữ lấy lề/đói cho sạch , rách cho thơm : A clean fast is better than a dirty breakfast. 83.chó cậy gần nhà.: A cock is valiant on his own dunghill 84. Con sâu làm rầu nồi canh.: The rotten apple harms its neighbors 85. Thùng rỗng kêu tọ: Empty barrels make the most noise 86.Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.: An apple never falls far from the tree 87. Thuốc đắng giã tật. :No pain no cure 88. Lợn lành chữa thành lợn què. : the remedy may be worse than the disease 89. Tai vách mạch rừng. : Walls have ears 90. Không có lửa làm sao có khói : There is no smoke without fire 91. Đứng núi này trông núi nọ : The grass always looks greener on the other side of the fence 92. Ngậm bồ hòn làm ngọt : Grin and bear it 93. Xanh vỏ đỏ lòng : Warm heart, cold hands 94. Bắt cá hai tay, tuột ngay cả cặp : If you run after two hares you will catch neither 95. Khẩu phật tâm xà : A honey tongue, a heart of gall 96. Mật ngọt chết ruồị : Flies are easier caught with honey than with vinegar 97. Càng nguy nan lắm, càng vinh quang nhiềụ : The more danger, the more honor 98. Nồi nào vung nấy :Every Jack must have his Jill 99.Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ : If you wish good advice, consult an old man 100. Nằm trong chăn mới biết có rận: Only the wearer knows where the shoe pinches

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Hiệu lực của các Giấy chứng nhận tàu biển

Hiệu lực của các Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế được quy định theo loại Giấy chứng nhận dưới đây, trừ khi có quy định khác của nước mà tàu treo cờ: (1) Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế: không quá 5 năm (2) Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng: không quá 5 năm (3) Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị tàu hàng: không quá 5 năm (4) Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng: không quá 5 năm (5) Giấy chứng nhận an toàn tàu hàng: không quá 5 năm (6) Giấy chứng nhận an toàn tàu khách: không quá 1 năm (7) Giấy chứng nhận miễn giảm: Giống như các Giấy chứng nhận theo Công ước tương ứng (8) Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm dầu: không quá 5 năm (9) Giấy chứng nhận phù hợp ngăn ngừa ô nhiễm nước thải: không quá 5 năm (10) Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc hại chở xô: không quá 5 năm (11) Giấy chứng nhận quốc tế về sự phù hợp chở xô khí hoá lỏng: không quá 5 năm (12) Giấy chứng nhận quốc tế về sự phù hợp chở xô hoá chất nguy hiểm: không quá 5 năm (13) Giấy chứng nhận sự phù hợp với Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) (a) Giấy chứng nhận sự phù hợp (DOC): không quá 5 năm (b) Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC): không quá 5 năm (c) Giấy chứng nhận sự phù hợp tạm thời (Interim DOC): không quá 12 tháng (d) Giấy chứng nhận quản lý an toàn tạm thời (Interim SMC): không quá 6 tháng. (14) Giấy chúng nhận quốc tế về đảm bảo an ninh tàu (ISSC) và Giấy chứng nhận quốc tế về đảm bảo an ninh tàu tạm thời (Interim ISSC): (a) ISSC: không quá 5 năm (b) Interim: Không quá 6 tháng (15) Giấy chứng nhận về sự phù hợp đối với tàu chở hàng nguy hiểm: không quá 5 năm (16) Giấy chứng nhận quốc tế về sự phù hợp ngăn ngừa ô nhiễm không khí: không quá 5 năm. Ghi chú: - Các Giấy chứng nhận dung tích quốc tế và AFS : không ấn định thời hạn; - Trong trường hợp đặc biệt, Đăng kiểm có thể gia hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận cấp theo Công ước quốc tế phù hợp với các quy định của Công ước theo hướng dẫn của nước mà tàu treo cờ. 2 Duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận Để duy trì hiệu lực của các Giấy chứng nhận theo Công ước quốc tế do Đăng kiểm cấp, tàu phải được Đăng kiểm tiến hành kiểm tra và các Giấy chứng nhận phải được xác nhận theo quy định của các Công ước quốc tế.

GIAI THICH THUAT NGU TAU BIEN - GS. DO HUU VINH

1.2.1 Tàu biển Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan với biển. Tàu biển quy định trong Quy chuẩn này không bao gồm tàu quân sự và tàu cá. 1.2.2 Tàu khách Tàu khách là tàu biển chở nhiều hơn 12 hành khách. Trong đó hành khách là bất kỳ người nào có mặt trên tàu, trừ thuyền trưởng, thuyền viên hoặc những người làm việc trên tàu và trẻ em dưới một tuổi. 1.2.3 Tàu hàng Tàu hàng là tàu biển trừ các tàu khách. 1.2.4 Tàu hàng lỏng (Tanker) Tàu hàng lỏng là tàu hàng được đóng mới hoặc được hoán cải để chở xô hàng lỏng dễ cháy, trừ các tàu chở xô khí hóa lỏng hoặc các tàu chở xô hóa chất nguy hiểm. 1.2.5 Tàu dầu (Oil Tanker) 1 Tàu dầu Tàu dầu là tàu được đóng mới hoặc hoán cải để chở xô dầu, bao gồm cả tàu chở hoá chất được dự định chở xô dầu và các tàu chở hàng hỗn hợp được thiết kế để chở xô hoặc là dầu hoặc hàng rắn, như các tàu chở quặng/dầu và tàu chở quặng/hàng rời/dầu. 2 Tàu dầu vỏ kép Tàu dầu vỏ kép là tàu dầu như đã định nghĩa ở -1 nói trên, có các khoang hàng được bảo vệ bằng vỏ kép kéo dài suốt chiều dài khu vực hàng, gồm có các khoang mạn kép, các két đáy đôi để chở nước dằn hoặc các khoang trống, bao gồm cả tàu dầu vỏ kép hiện có không thoả mãn với Quy định 3.2.4, Phần 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia "Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu", nhưng có kết cấu vỏ kép. 1.2.6 Tàu chở xô khí hóa lỏng Tàu chở xô khí hóa lỏng là tàu hàng được đóng mới hoặc hoán cải để chở xô khí hóa lỏng được quy định trong Phần 8D của Quy chuẩn này. 1.2.7 Tàu chở xô hóa chất nguy hiểm Tàu chở xô hóa chất nguy hiểm là tàu hàng được đóng mới hoặc hoán cải để chở xô hóa chất nguy hiểm được quy định trong Phần 8E của Quy chuẩn này. 1.2.8 Tàu chở hàng khô tổng hợp và tàu chở gỗ 1 Tàu hàng khô tổng hợp là các tàu được đóng mới hoặc hoán cải để chở hàng rắn khác với các tàu sau: (1) Tàu chở hàng rời; (2) Tàu chở công te nơ (là tàu dùng để chở hàng hoá được chứa trong các công te nơ theo tiêu chuẩn quốc tế); (3) Tàu chở sản phẩm chế tạo từ gỗ (trừ tàu chở gỗ); (4) Tàu RO-RO; (5) Tàu chở ô tô; (6) Tàu chở hàng đông lạnh; (7) Tàu chở gỗ xẻ, và (8) Tàu chở xi măng. 2 Tàu chở gỗ là tàu hàng thuộc loại tàu hàng khô tổng hợp như đã định nghĩa ở 1.2.8-1 nói trên và có dấu hiệu đường nước chở gỗ phù hợp với các quy định ở Phần 11- Mạn khô và chủ yếu chở gỗ súc. 1.2.9 Tàu hàng rời 1 Tàu hàng rời là những tàu được định nghĩa như sau: (1) Tàu được đóng mới hoặc hoán cải có boong đơn, có các két hông và các két đỉnh mạn trong khu vực khoang hàng và chủ yếu dùng để chở xô hàng khô (không đóng bao/kiện); (2) Tàu được đóng mới hoặc hoán cải có boong đơn, có hai vách dọc và đáy đôi kéo suốt vùng khoang hàng và chủ yếu dùng để chở quặng chỉ ở các khoang giữa; (3) Các tàu chở hàng hỗn hợp được thiết kế để chở cả dầu hoặc các loại hàng rắn dạng rời, như chở dầu/quặng và chở dầu/hàng rời/quặng, và có kết cấu như các tàu được định nghĩa ở (1) và (2) nói trên. 2 Tàu chở hàng rời vỏ kép Tàu chở hàng rời vỏ kép là tàu hàng rời đã định nghĩa ở 1.2.9.1 nói trên, trong đó tất cả các khoang hàng được bảo vệ bằng vỏ kép (bất kể chiều rộng của két mạn). 1.2.10 Tàu có công dụng đặc biệt Tàu có công dụng đặc biệt là tàu có trang bị chuyên dùng liên quan tới công dụng của tàu, có số nhân viên chuyên môn nhiều hơn 12 người (gồm những tàu nghiên cứu khoa học, tàu thám hiểm, tàu thủy văn, tàu cứu hộ và các tàu tương tự). 1.2.11 Sà lan Sà lan là tàu biển, không tự chạy, được dự định để chở hàng trong các khoang hàng, trên boong và/hoặc trong các két liền với kết cấu thân tàu và tuân theo các quy định ở Phần 8A của Quy chuẩn này. 1.2.12 Tàu đang đóng Tàu đang đóng là tàu nằm trong giai đoạn tính từ ngày đặt ky cho đến ngày nhận được Giấy chứng nhận cấp tàu. 1.2.13 Tàu hiện có Tàu hiện có là những tàu không phải là tàu đang đóng. 1.2.14 Tàu trong giai đoạn đầu của quá trình đóng mới Tàu trong giai đoạn đầu của quá trình đóng mới là tàu có sống chính (ky) được đặt hoặc tàu đang ở trong giai đoạn đóng mới tương tự. "Giai đoạn đóng mới tương tự" ở đây có nghĩa là giai đoạn mà: (1) Kết cấu được hình thành đã có thể bắt đầu nhận dạng được con tàu; và (2) Việc lắp đặt con tàu đó đã bắt đầu được ít nhất 50 tấn hoặc 1% khối lượng dự tính của tất cả các vật liệu kết cấu, lấy giá trị nhỏ hơn. 1.2.15 Hoán cải lớn Hoán cải lớn là việc làm cho một tàu hiện có: (1) Thay đổi đáng kể kích thước hoặc khả năng chở hàng của tàu; (2) Thay đổi loại tàu/công dụng; (3) Nâng cấp tàu. 1.2.16 Sản phẩm Sản phẩm là thuật ngữ chỉ máy móc, trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển (máy chính, máy phụ, nồi hơi, bình áp lực, các thiết bị/dụng cụ v.v...). 1.2.17 Nơi trú ẩn Nơi trú ẩn của tàu là vùng nước tự nhiên hoặc nhân tạo được bảo vệ mà ở đó tàu có thể trú ẩn trong trường hợp sự an toàn của tàu bị đe dọa. 1.2.18 Yêu cầu bổ sung Những yêu cầu bổ sung là những yêu cầu chưa được đưa ra trong Quy chuẩn này, nhưng được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra để áp dụng trong các trường hợp cụ thể. 1.2.19 Xem xét đặc biệt Xem xét đặc biệt là sự xem xét để xác định mức độ, mà từ đó một đối tượng chịu sự giám sát kỹ thuật cần thoả mãn các yêu cầu bổ sung. 1.2.20 Chiều dài tàu Chiều dài tàu (L) là khoảng cách, tính bằng mét, đo trên đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất được định nghĩa ở 1.2.29.2, từ mặt trước sống mũi đến mặt sau trụ bánh lái, trong trường hợp tàu có trụ bánh lái; hoặc đến đường tâm trục lái, nếu tàu không có trụ bánh lái. Tuy nhiên, nếu tàu có đuôi theo kiểu tuần dương hạm thì L được đo như trên hoặc bằng 96% toàn bộ chiều dài đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất, lấy giá trị nào lớn hơn. 1.2.21 Chiều dài tàu để xác định mạn khô Chiều dài tàu để xác định mạn khô (Lf) là 96% chiều dài, tính bằng mét, đo từ mặt trước sống mũi đến mặt sau của tấm tôn bao cuối cùng của đuôi tàu, trên đường nước tại 85% chiều cao mạn lý thuyết nhỏ nhất (Dmin) tính từ mặt trên của dải tôn giữa đáy, hoặc chiều dài, tính bằng mét, đo từ mặt trước sống mũi đến đường tâm trục lái trên đường nước đó, lấy giá trị nào lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đường bao sống mũi lõm vào ở phía trên đường nước tại 85% chiều cao mạn lý thuyết nhỏ nhất, thì điểm mút trước của chiều dài này phải được lấy tại hình chiếu đứng của điểm lõm đường bao mũi đối với đường nước này. Đối với tàu không có trục lái, chiều dài này được lấy bằng 96% của chiều dài đường nước tại 85% chiều cao mạn thiết kế nhỏ nhất. Đường nước để xác định chiều dài này phải song song với đường nước chở hàng được định nghĩa ở 1.2.29.1 của chương này. 1.2.22 Chiều rộng tàu Chiều rộng tàu (B) là khoảng cách nằm ngang, tính bằng mét, đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài của sườn mạn bên kia, tại vị trí rộng nhất của thân tàu. 1.2.23 Chiều rộng tàu để xác định mạn khô Chiều rộng tàu để xác định mạn khô (Bf) là khoảng cách nằm ngang lớn nhất, tính bằng mét, đo từ mép ngoài của sườn mạn bên này đến mép ngoài của sườn mạn bên kia, tại điểm giữa của chiều dài tàu để xác định mạn khô Lf. 1.2.24 Chiều cao mạn tàu Chiều cao mạn tàu (D) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, đo từ mặt trên của dải tôn giữa đáy đến đỉnh xà boong mạn khô ở mạn, tại điểm giữa chiều dài tàu L. Trong trường hợp vách kín nước dâng lên đến boong cao hơn boong mạn khô và được ghi vào sổ đăng ký tàu, thì chiều cao mạn được đo đến boong vách đó. 1.2.25 Chiều cao mạn để tính sức bền Chiều cao mạn để tính sức bền tàu (Ds) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, đo từ mặt trên của dải tôn giữa đáy đến đỉnh xà boong thượng tầng ở mạn, nếu boong thượng tầng là boong tính toán, hoặc đến đỉnh xà boong mạn khô, đo tại điểm giữa chiều dài L, đối với các trường hợp khác. Nếu không có boong ở phần giữa tàu, thì chiều cao mạn được đo theo đường boong tưởng tượng kéo dài dọc theo đường boong tính toán đi qua điểm giữa chiều dài L. 1.2.26 Tốc độ của tàu Tốc độ của tàu (V) là tốc độ thiết kế, tính bằng hải lý/giờ mà tàu có đáy sạch có thể đạt được ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính, chạy trên biển lặng, ở trạng thái ứng với đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất (sau đây, trong Quy chuẩn này gọi là "trạng thái toàn tải"). 1.2.27 Phần giữa tàu Phần giữa tàu là phần thuộc 0,4 L ở giữa tàu, nếu không có quy định nào khác. 1.2.28 Các phần mút tàu Các phần mút tàu là phần thuộc 0,1 L tính từ mỗi mút tàu. 1.2.29 Đường nước chở hàng và đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất 1 Đường nước chở hàng là đường nước ứng với mỗi mạn khô tính theo các quy định của Phần 11 của Quy chuẩn này. 2 Đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất là đường nước ứng với trạng thái toàn tải. 1.2.30 Chiều chìm chở hàng và chiều chìm chở hàng thiết kế lớn nhất 1 Chiều chìm chở hàng là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, đo từ mặt trên của dải tôn giữa đáy đến đường nước chở hàng. 2 Chiều chìm chở hàng thiết kế lớn nhất (d) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng m, đo từ mặt trên của dải tôn giữa đáy đến đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất, tại điểm giữa của chiều dài L. 1.2.31 Lượng chiếm nước toàn tải Lượng chiếm nước toàn tải (W) là lượng chiếm nước thiết kế, tính bằng tấn, ứng với trạng thái toàn tải. 1.2.32 Hệ số béo thể tích Hệ số béo thể tích (Cb) là hệ số tính được khi chia thể tích chiếm nước tương ứng với W cho tích số LBd. 1.2.33 Boong mạn khô 1 Boong mạn khô thường là boong liên tục cao nhất. Tuy nhiên, nếu có lỗ khoét mà không có thiết bị đóng kín thường xuyên tại những chỗ lộ ở trên boong liên tục cao nhất hoặc nếu có lỗ khoét mà không có thiết bị đóng kín nước thường xuyên ở mạn phía dưới boong liên tục cao nhất, thì boong mạn khô là boong liên tục dưới boong liên tục cao nhất đó. 2 Đối với tàu có boong mạn khô không liên tục (ví dụ boong mạn khô có bậc) thì boong mạn khô được xác định như sau: (1) Nếu phần hõm của boong mạn khô kéo tới cả hai mạn tàu và dài quá 1 m, thì đường thấp nhất của boong lộ thiên và liên tục của đường đó song song với phần trên của boong không liên tục này được coi là boong mạn khô; (2) Nếu phần hõm của boong mạn khô không kéo tới mạn tàu và không dài quá 1 m, thì phần trên của boong không liên này được coi là boong mạn khô; (3) Nếu các phần hõm không kéo từ mạn này đến mạn kia ở một boong được dự kiến là boong mạn khô phù hợp với quy định -3 dưới đây, thì boong lộ thiên có thể không cần quan tâm, với điều kiện là tất cả các lỗ khoét ở boong lộ thiên đó đều có thiết bị đóng kín thời tiết cố định. 3 Nếu tàu có nhiều boong, thì một boong thực tế thấp hơn boong phù hợp với boong mạn khô được định nghĩa ở -1 hoặc -2 nói trên, có thể được thừa nhận là boong mạn khô, và đường nước chở hàng được kẻ tương ứng với boong mạn khô đó theo đúng yêu cầu của Phần 11. Tuy nhiên, boong thấp hơn này phải liên tục theo hướng mũi và lái ít nhất là ở vùng giữa buồng máy và các vách mút của tàu và phải liên tục theo hướng ngang tàu. Trong vùng khoang hàng, phải là boong có kết cấu khung sườn thích hợp hoặc các sống có chiều cao thoả đáng và liên tục theo hướng mũi và lái tại các mạn và hướng ngang tại từng vách ngang kín nước mà vách đó kéo tới boong cao nhất. Nếu boong thấp hơn này có bậc thì đường thấp nhất của boong này và đoạn kéo dài của nó song song với phần trên của boong được coi là boong mạn khô. 1.2.34 Boong vách Boong vách là boong cao nhất mà các vách ngang đảm bảo kín nước dâng lên đến nó, trừ vách mút mũi và vách mút đuôi. 1.2.35 Boong tính toán Boong tính toán tại một phần nào đó theo chiều dài tàu là boong cao nhất mà tôn bao tại phần đó dâng lên tới. Tuy nhiên, trong khu vực thượng tầng, trừ thượng tầng có bậc, nếu thượng tầng có chiều dài không lớn hơn 0,15 L, thì boong tính toán là boong nằm ngay dưới boong thượng tầng. Theo nhà thiết kế tự chọn, boong ngay dưới boong thượng tầng có thể được coi là boong tính toán ngay cả ở khu vực thượng tầng dài hơn 0,15 L. 1.2.36 Boong dâng Boong dâng là boong thượng tầng có bậc mà dưới nó không có boong nào khác. 1.2.37 Thượng tầng 1 Thượng tầng là cấu trúc có boong trên boong mạn khô, kéo dài từ mạn này sang mạn kia hoặc có vách bên nằm tại vị trí không lớn hơn 0,04 Bf kể từ mép mạn. Thượng tầng được phân loại như sau: (1) Buồng lái là một thượng tầng không kéo dài tới đường vuông góc mũi hoặc đường vuông góc lái; (2) Thượng tầng đuôi là một thượng tầng kéo dài từ đường vuông góc lái về phía trước tới một điểm ở sau đường vuông góc mũi. Thượng tầng đuôi có thể bắt đầu từ một điểm nằm sau đường vuông góc đuôi; (3) Thượng tầng mũi là một thượng tầng kéo dài từ đường vuông góc mũi về phía sau tới một điểm nằm trước đường vuông góc lái. Thượng tầng mũi có thể bắt đầu từ một điểm nằm trước đường vuông góc mũi; (4) Thượng tầng toàn phần là một thượng tầng kéo dài ít nhất từ đường vuông góc mũi đến đường vuông góc lái. 1.2.38 Thượng tầng kín 1 Thượng tầng kín là thượng tầng thỏa mãn những điều kiện sau đây: (1) Những lỗ khoét đi lại ở vách mút của thượng tầng phải có cửa phù hợp với quy định ở 16.3.1, Phần 2A của Quy chuẩn này; (2) Tất cả các lỗ khoét khác ở vách bên hoặc ở vách mút của thượng tầng phải có phương tiện đóng đảm bảo kín thời tiết; (3) Nếu các lỗ khoét ở vách bị đóng kín, thì phương tiện để đi lại phải sẵn sàng để thuyền viên có thể đến được buồng máy và các buồng làm việc khác thuộc phạm vi lầu lái hoặc thượng tầng đuôi xuất phát từ một điểm bất kỳ trên boong lộ thiên hoàn toàn cao nhất hoặc cao hơn. 1.2.39 Áp suất làm việc đã được duyệt của nồi hơi và bình áp lực Áp suất làm việc đã được duyệt của nồi hơi hoặc bình áp lực là áp suất lớn nhất trong thân nồi hoặc thân bình mà nhà chế tạo hoặc người sử dụng đã quy định và không được lớn hơn giá trị nhỏ nhất trong số những áp suất cho phép được quy định ở Chương 9 và 10, Phần 3 của Quy chuẩn này. 1.2.40 Áp suất danh nghĩa của nồi hơi có bộ quá nhiệt Áp suất danh nghĩa của nồi hơi có bộ quá nhiệt là áp suất hơi lớn nhất tại cửa ra của bộ quá nhiệt mà tại mức áp suất đó, Nhà sản xuất hoặc người sử dụng đã đặt cho van an toàn của bộ quá nhiệt. Chú thích: Các động cơ, đường ống v.v... được nối với nồi hơi hoặc bình áp lực phải được thiết kế sao cho có thể chịu được áp suất không thấp hơn áp suất danh nghĩa (hoặc áp suất làm việc đã được duyệt, nếu nồi hơi hoặc bình áp lực không có bộ quá nhiệt). 1.2.41 Công suất liên tục lớn nhất của động cơ Công suất liên tục lớn nhất của động cơ là công suất lớn nhất mà tại đó động cơ có thể chạy an toàn và liên tục trong điều kiện thiết kế (đối với máy chính, điều kiện thiết kế là điều kiện máy chạy toàn tải). 1.2.42 Số vòng quay liên tục lớn nhất Số vòng quay liên tục lớn nhất là số vòng quay khi động cơ chạy đạt được công suất liên tục lớn nhất. Chú thích: Việc tính toán sức bền của động cơ phải dựa vào công suất liên tục lớn nhất và số vòng quay liên tục lớn nhất. 1.2.43 Trục chân vịt loại 1 và trục chân vịt loại 2 1 Trục chân vịt loại 1 là trục chân vịt có khả năng chống lại sự ăn mòn của nước biển một cách hữu hiệu do có áp dụng các biện pháp chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt, hoặc được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt. Trong trường hợp này, những trục thỏa mãn các yêu cầu ở (1), (2) và (3) sau đây sẽ được phân thành trục chân vịt loại 1A, 1B và 1C tương ứng. (1) Trục chân vịt loại 1A là trục chân vịt được lắp với chân vịt bằng then hoặc không then hoặc bằng bích nối tại đầu sau của trục có ổ đỡ trong ống bao trục được bôi trơn bằng nước (kể cả ổ đỡ trong giá đỡ trục chân vịt). (2) Trục chân vịt loại 1B là trục chân vịt được lắp với chân vịt bằng then hoặc không then, hoặc bằng bích nối tại đầu sau của trục có ổ đỡ trong ống bao trục được bôi trơn bằng dầu. (3) Trục chân vịt loại 1C là trục chân vịt thỏa mãn những điều kiện ở (2) nói trên và những quy định ở 6.2.11 Phần 3 của Quy chuẩn này. 2 Trục chân vịt loại 2 là trục chân vịt khác với quy định ở -1 nói trên. 1.2.44 Trục trong ống bao trục 1 Trục trong ống bao trục là trục trung gian nằm trong ống bao trục (sau đây gọi là trục trong ống bao trục). (1) Trục trong ống bao trục loại 1: Trục trong ống bao trục loại 1 là trục có khả năng chống lại sự ăn mòn của nước biển một cách hữu hiệu do có áp dụng các biện pháp chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt, hoặc được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt. Trong trường hợp này, những trục mà ổ trục được bôi trơn bằng nước, thì được phân loại là trục trong ống bao trục loại 1A và những trục mà ổ trục được bôi trơn bằng dầu, thì được phân loại là trục trong ống bao trục loại 1B. (2) Trục trong ống bao trục loại 2 là trục khác với quy định ở -1 nói trên. 1.2.45 Trọng tải toàn phần Trọng tải toàn phần (DW) là hiệu số, tính bằng tấn, giữa lượng chiếm nước toàn tải (W) của tàu và trọng lượng tàu không (LW). 1.2.46 Trọng lượng tàu không Trọng lượng tàu không (LW) là lượng chiếm nước, tính bằng tấn, không kể hàng hóa, dầu đốt, dầu bôi trơn, nước dằn và nước ngọt chứa trong két, lương thực, thực phẩm, hành khách, thuyền viên và tư trang của họ. 1.2.47 Tốc độ lùi lớn nhất của tàu Tốc độ lùi lớn nhất của tàu là tốc độ thiết kế (hải lý/giờ) mà tàu có đáy sạch có thể đạt được ở công suất lùi lớn nhất của máy chính, chạy trên biển lặng và ở trạng thái toàn tải. 1.2.48 Trạng thái tàu chết Trạng thái tàu chết là trạng thái trong đó máy chính, nồi hơi và các máy phụ không hoạt động do không có năng lượng. 1.2.49 Buồng máy loại A 1 Buồng máy loại A là các không gian và các lối đi dẫn đến các không gian có chứa: (1) Động cơ đốt trong dùng làm máy chính, hoặc (2) Động cơ đốt trong không dùng làm máy chính nhưng có tổng công suất của tổ máy không nhỏ hơn 375 kW, hoặc (3) Nồi hơi đốt dầu (kể cả máy tạo khí trơ) hoặc tổ máy đốt dầu (kể cả thiết bị đốt chất thải). 1.2.50 Buồng máy Buồng máy là tất cả những buồng máy loại A và những không gian khác có đặt máy chính, nồi hơi, thiết bị dầu đốt, động cơ đốt trong và máy hơi nước, các máy phát điện và động cơ điện, các trạm nạp dầu, các máy làm lạnh, máy điều chỉnh giảm lắc của tàu, thiết bị thông gió và điều hòa không khí, các không gian tương tự và các lối đi dẫn đến các khoảng không gian đó. 1.2.51 Khoang hàng Khoang hàng là tất cả các không gian dùng để chứa hàng (kể cả két dầu hàng) và lối đi dẫn đến các khoảng không gian đó. 1.2.52 Khu vực hàng Khu vực hàng là một phần của tàu chứa các két hàng, két lắng, buồng bơm hàng kể cả buồng bơm, khoang cách ly, két dằn và khoang trống kề với các két hàng và toàn bộ khu vực mặt boong chạy qua suốt chiều dài và chiều rộng của phần tàu chứa các khoảng không gian nói trên. 1.2.53 Buồng sinh hoạt Buồng sinh hoạt là những không gian dùng vào mục đích công cộng, hành lang, khu vệ sinh, cabin, văn phòng, trạm xá, phòng chiếu phim, phòng vui chơi và giải trí, phòng cắt tóc, phòng để thức ăn không có dụng cụ nấu nướng và các không gian tương tự. 1.2.54 Buồng công cộng Buồng công cộng là những buồng sinh hoạt dùng làm hội trường, phòng ăn, câu lạc bộ và các không gian thường xuyên đóng kín tương tự. 1.2.55 Buồng phục vụ Buồng phục vụ là những buồng sử dụng để làm bếp, buồng đựng thức ăn có các thiết bị nấu, các tủ, buồng thư tín, kho chứa, xưởng máy không nằm trong buồng máy, các buồng tương tự và lối đi dẫn đến các buồng đó. 1.2.56 Kín nước Kín nước là khả năng ngăn ngừa được nước tràn vào bất kỳ hướng nào dưới áp lực của cột nước (cột áp) giả định có thể xẩy ra trong trạng thái nguyên vẹn và hư hỏng. Ở trạng thái hư hỏng, kể cả giai đoạn ngập nước trung gian, cột áp phải được xem xét trong tình trạng xấu nhất ở trạng thái tàu cân bằng. 1.2.57 Kín thời tiết Kín thời tiết là trong bất kỳ điều kiện biển nào nước cũng không thể thâm nhập vào tàu. 1.2.58 Đường ky tàu Đường ky tàu là đường song song với độ nghiêng của ky, đi qua giữa tàu trên mặt trên của ky tại đường tâm; hoặc đối với tàu vỏ kim loại là đường đi qua giao điểm của mặt trong tấm vỏ với ky nếu ky có dạng thanh kéo xuống dưới đường đó.

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

VAN CHUONG MY - Mark Twain

Lòng tốt là ngôn ngữ người khiếm thính có thể nghe và người khiếm thị có thể thấy. Một lời khen hay có thể nuôi sống tôi hai tháng. Một người có một ý tưởng mới luôn bị xem là kẻ lập dị cho đến khi anh ta thành công. Sẽ tốt hơn nếu anh im lặng đi để mọi người nghĩ rằng anh là kẻ ngốc hơn là mở miệng ra và xóa tan mọi nghi ngờ. Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội ác. Về cơ bản, có hai kiểu người: những người hoàn thành những thứ cần làm và những người phàn nàn về những thứ cần làm. Và nhóm đầu tiên thì có ít người hơn. Nỗi sợ hãi cái chết bắt nguồn từ nỗi sợ hãi trong cuộc sống. Một người sống trọn vẹn luôn sẵn sàng chết bất cứ lúc nào. Sự giận dữ giống như axit, tàn phá vật chứa nhiều hơn bất cứ thứ gì nó đổ xuống. Loài người chỉ có một vũ khí hiệu quả duy nhất, chính là tiếng cười. Hai mươi năm nữa, bạn sẽ thất vọng vì những thứ mình không làm hơn là điều đã làm. Vì vậy, hãy tháo dây, cho thuyền ra khỏi bến cảng an toàn, căng buồm đón gió, tìm tòi, ước mơ và khám phá.

VAN HOC MY 6 - GS.TS DO HUU VINH

Dallying in maudlin regret over the past [maudlin = tearfully sentimental] Dark with unutterable sorrows Darkness oozed out from between the trees Dawn had broken Day stood distinct in the sky Days of vague and fantastic melancholy Days that are brief and shadowed Deep shame and rankling remorse Deficient in affectionate or tender impulses Delicately emerging stars Delicious throng of sensations Despite her pretty insolence Dignity and sweet patience were in her look Dim opalescence of the moon Dimly foreshadowed on the horizon Dimmed by the cold touch of unjust suspicion Disfigured by passages of solemn and pompous monotony. Disguised itself as chill critical impartiality Dismal march of death Distinguished by hereditary rank or social position Distract and beguile the soul Distressing in their fatuous ugliness Diverted into alien channels Diverting her eyes, she pondered Dogs the footsteps Doled out in miserly measure Doubt tortured him Doubts beset her lonely and daring soul Down the steep of disenchantment Dreams and visions were surpassed Dreams that fade and die in the dim west Drear twilight of realities Drift along the stream of fancy Drowned in the deep reticence of the sea Drowsiness coiled insidiously about him Dull black eyes under their precipice of brows

VAN HOC MY 5 - GS.TS DO HUU VINH

Carried the holiday in his eye Chafed at the restraints imposed on him Cheeks furrowed by strong purpose and feeling Childlike contour of the body Cleansed of prejudice and self-interest Cloaked in prim pretense Clothed with the witchery of fiction Clutch at the very heart of the usurping mediocrity Cold gaze of curiosity Collapse into a dreary and hysterical depression Comment of rare and delightful flavor Conjuring up scenes of incredible beauty and terror Conscious of unchallenged supremacy Constant indulgence of wily stratagem and ambitious craft Contemptuously indifferent to the tyranny of public opinion Covered with vegetation in wild luxuriance Crisp sparkle of the sea Crystallize about a common nucleus Cultivated with a commensurate zeal Current play of light gossip Curtains of opaque rain

VAN HOC MY 4 - GS.TS DO HUU VINH

Bandied about from mouth to mouth Barricade the road to truth Bartering the higher aspirations of life Beaming with pleasurable anticipation Before was the open malignant sea Beguiled the weary soul of man Beneath the cold glare of the desolate night Bent on the lofty ends of her destiny Beset by agreeable hallucinations Beset with smiling hills Beside himself in an ecstasy of pleasure Betokening an impulsive character Beyond the farthest edge of night Birds were fluting in the tulip-trees Biting sentences flew about Black inky night Blithe with the bliss of the morning Blown about by every wind of doctrine Bookish precision and professional peculiarity Borne from lip to lip Borne onward by slow-footed time Borne with a faculty of willing compromise Bowed with a certain frigid and deferential surprise Broke in a stupendous roar upon the shuddering air Browsing at will on all the uplands of knowledge and thought Buffeted by all the winds of passion Buried hopes rose from their sepulchers Buried in the quicksands of ignorance But none the less peremptorily [peremptorily = ending all debate or action] By a curious irony of fate By a happy turn of thinking By virtue of his impassioned curiosity

VAN HOC MY 3 - GS.TS DO HUU VINH

And day peers forth with her blank eyes And what is all this pother about? [pother = commotion; disturbance] Animated by noble pride Anticipation painted the world in rose Appalled in speechless disgust Appealing to the urgent temper of youth Apprehensive solicitude about the future Ardent words of admiration Armed all over with subtle antagonisms Artless and unquestioning devotion As if smitten by a sudden spasm As the long train sweeps away into the golden distance August and imperial names in the kingdom of thought Awaiting his summons to the eternal silence