Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

CÂU HAY VIỆT ANH ( 3)

Make a mountain out of a molehill Việc bé xé to Words are but Wind Lời nói gió bay Empty vessels make the most sound Thùng rỗng kêu to Live on the fat of the land Ngồi mát ăn bát vàng Fire proves gold, adversity proves men Lửa thử vàng, gian nan thử sức Never do things by halves Ăn đến nơi, làm đến chốn Words must be weighed, not counted Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói Stronger by rice, daring by money Mạnh vì gạo, bạo vì tiền Make your enemy your friend Hóa thù thành bạn Still waters run deep Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi Nothing ventured, nothing gained Phi thương bất phú Carry coals to Newcastle Chở củi về rừng Too many cooks spoil the broth Lắm thầy nhiều ma Fine words butter no parsnips Có thực mới vực được đạo So many men, so many minds Chín người, mười ý The proof of the pudding is in the eating Đường dài mới biết ngựa hay Men make houses, women make homes Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm Constant dripping wears away stone Nước chảy đá mòn Never say die Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo Nightingales will not sing in a case Thà làm chim sẻ trên cành, còn hơn sống kiếp hoàng oanh trong lồng Love me little, love me long Càng thắm thì càng chóng phai, thoang thoảng hoa nhài càng đượm thơm lâu Cross the stream where it is shallowest Làm người phải đắn phải đo, phải cân nặng nhẹ phải dò nông sâu Cut your coat according to your cloth Liệu cơm gắp mắm Cleanliness is next to godliness Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm Courtesy costs nothing Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Poverty parts friends Giàu sang lắm kẻ lại nhà, khó nằm giữa chợ chẳng ma nào tìm A rolling stone gathers no moss Một nghề thì sống, đống nghề thì chết Look before you leap Cẩn tắc vô ưu Adversity brings wisdom Cái khó ló cái khôn Everything is good in its season Măng mọc có lứa, người ta có thì In for a penny, in for a pound Được voi đòi tiên A penny saved, a penny gained Đồng tiền tiết kiệm là đồng tiền kiếm được No bees, no honey; no work, no money Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ Diamond cut diamond Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Every little helps Góp gió thành bão A word is enough to a wise Người khôn nói ít hiểu nhiều Calamity is man’s true touchstone Vô hoạn nạn bất anh hùng A fault confessed is half redressed Biết nhận lỗi là sửa được lỗi United we stand, divided we fall Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết Don’t trouble trouble till trouble troubles you Sinh sự, sự sinh Beating around the bush Vòng vo tam quốc Prevention is better than cure Phòng bệnh hơn chữa bệnh So much to do, so little done Lực bất tòng tâm He who excuses himself, accuses himself Có tật giật mình Silence is golden Im lặng là vàng Walls have ears Tai vách mạch rừng The higher you climb, the greater you fall Trèo cao té đau Beauty dies and fades away Cái nết đánh chết cái đẹp Don’t let the fox guard the hen house Giao trứng cho ác More haste, less speed Giục tốc bất đạt The best is enemy of the good Cầu toàn đâm ra hỏng việc Everybody’s bussiness is nobody’s bussiness Cha chung không ai khóc Too many cooks spoil the broth Lắm thầy thối ma Cut your coat according to your cloth Liệu cơm gắp mắm To swim with the tide Gió chiều nào che chiều ấy It takes all sorts to make a world Của năm bảy loại, người năm bảy loài Ill gotten, ill spent Của thiên trả địa You can’t make an omelette without breaking eggs Muốn ăn thì lăn vào bếp Blood is thicker than water Một giọt máu đào hơn ao nước lã Make hay while the sun shines Việc hôm nay chớ để ngày mai An eye for an eye, a tooth for a tooth Gậy ông đập lưng ông / ăn miếng trả miếng A clean hand wants no washing Cây ngay không sợ chết đứng Neck or nothing Không vào hang cọp sao bắt được cọp con Laughter is the best medicine Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ We reap as we sow Bụng làm, dạ chịu/Gieo gió gặp bão Speech is silver, but silence is golden Lời nói là bạc, im lặng là vàng Lucky at cards, unlucky in love Đen tình, đỏ bạc Stronger by rice, daring by money Mạnh vì gạo, bạo vì tiền Fire proves gold, adversity proves men Lửa thử vàng, gian nan thử sức Empty vessels make most sound Thùng rỗng kêu to Words are but Wind Lời nói gió bay A flow will have an ebb Sông có khúc, người có lúc It is the first step that counts Vạn sự khởi đầu nan Man proposes, god disposes Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên Easy come, easy go Dễ được, dễ mất Mỗi thời, mỗi cách Other times, other ways Trèo cao té nặng The greater you climb, the greater you fall. Dục tốc bất đạt Haste makes waste. Tay làm hàm nhai no pains, no gains Phi thương,bất phú nothing ventures, nothing gains Tham thì thâm grasp all, lose all. có mới, nới cũ New one in, old one out. Cuả thiên, trả địa. Ill-gotten, ill-spent Nói dễ, làm khó. Easier said than done. Dễ được, dễ mất. Easy come, easy goes. Túng thế phải tùng quyền Necessity knows no laws. Cùng tắc biến, biến tắc thông. When the going gets tough, the tough gets going. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên Man propose, god dispose Còn nước, còn tát. While ther’s life, there’s hope. Thùng rổng thì kêu to. The empty vessel makes greatest sound. Hoạ vô đon chí. Misfortunes never comes in singly. He who excuses himself, accuses himself Có tật thì hay giật mình. Tình yêu là mù quáng. Affections blind reasons. Love is Blind. Cái nết đánh chết cái đẹp. Beauty dies and fades away but ugly holds its own Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Beauty is in the eye of the beholder Chết vinh còn hơn sống nhục. Better die on your feet than live on your knees Có còn hơn không. Something Better than nothing If you cannot have the best, make the best of what you have Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Blood is thicker than water Lời nói không đi đôi với việc làm. Do as I say, not as I do Tham thực, cực thân. Don ‘t bite off more than you can chew Sinh sự, sự sinh. Don ‘t trouble trouble till trouble trouuubles you Rượu vào, lời ra. Drunkness reveals what soberness conceallls Tránh voi chẳng xấu mặt nào. For mad words, deaf ears. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Fortune smiles upon fools Trời sinh voi, sinh cỏ. God never sends mouths but he sends meat Cẩn tắc vô ưu. Good watch prevents misfortune Hữu xạ tự nhiên hương. Good wine needs no bush Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Gratitute is the sign of noble souls Chí lớn thuong gặp nhau, Great minds think alike đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Birds of the same feather stick together Đánh chết cái nết hong chừa.(?) Habit is the second nature Đèn nhà ai nấy sáng. Half the world know not how the other haaalf lives Cái nết đánh chết cái đẹp. Handsome is as handsome does Trong Khốn Khó Mới Biết Bạn Tốt. Hard times show whether a friend is a true friend giận hóa mất khôn. Hatred is as blind as love Điếc không sợ súng. He that knows nothing doubts nothing No bụng đói con mắt. His eyes are bigger than his belly Miệng hùm, gan sứa. If you cannot bite, never show your teeth Lắm mối tối nằm không. If you run after two hares, you’ll catch none Đã trót thì phải trét. If you sell the cow, you will sell her milk too Vạn sự khởi đầu nan. It is the first step that counts Xem việc biết người. Judge a man by his work Dĩ hoà vi quý. Judge not, that ye be not judged Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Laugh and grow fat. Laughter is the best medicine. Cha nào, con nấy. Like father, like son Xa mặt, cách lòng. Out of sight, out of mind Long absent, soon forgotten Thắng là vua, thua là giặc. Losers are always in the wrong Đen tình, đỏ bạc. Lucky at cards, unlucky in love Ăn miếng trả miếng. Tit For Tat Measure for measure An Eye For An Eye. A Tooth For A Tooth. Việc người thì sáng, việc mình thi quang Men are blind in their own cause Không vào hang cọp sao bắt được cọp con. Neck or nothing Trăm nghe không bằng mắt thấy. Observations is the best teacher Con sâu làm sầu nồi canh. One drop of poison infects the whole of wine Sai một ly đi một dặm. One false step leads to another Ở hiền gặp lành. One good turn deserves another Thời qua đi, cơ hội khó tìm . Opportunities are hard to seize Ăn theo thuở, ở theo thời. Other times, other manner Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Pay a man back in the same coin Im lặng tức là đồng ý. Silence gives consent Chín người, mười ý. So many men, so many minds Lực bất tòng tâm. So much to do, so little done. Người thâm trầm kín đáo thường là người có bản lĩnh hơn người. Still waters run deep Càng đông càng vui. The more, the merrier Không có lửa sao có khói. There is no smoke without fire Where ther is smoke, there is fire Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. United we stand, divided we fall Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Travelling forms a young man Tai vách, mạch rừng. Walls have ears Bụng làm, dạ chịu. Two wrongs do not make a right Gieo Gió Gặp Bảo We reap as we sow Máu chảy, ruột mềm. When the blood sheds, the heart aches Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm. When the cat is away, the mice will play Dậu đổ, bìm leo. When the tree is fallen, everyone run to it with his axe Chứng Nào Tật Nấy. Who drinks, will drink again Suy bụng ta ra bụng người. A thief knows a thief as a wolf knows a wolf Lòi nói là bạc, im lặng là vàng Speech is silver, but silence is gold Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Blood is much thicker than water. Chớ để ngày may những gì mình có thể làm hôm nay. Makes hay while sunshines. Những gì mình mong đợi ít khi nào xảy ra, Những gì mình không mong muốn thì lại cứ đến. What we anticipate seldom occurs; what we least expect generally happens. Đừng điếm gà trước khi nó nở. Don’t count your chicken before they hatch. Việc gì làm được hôm nay chớ để ngày mai. Make hay while the sun shines. Lính già không bao giờ chết. Lính trẻ chết. Old soldiers never die. Young ones do. Thùng rổng thì kêu to. The empty vessel makes greatest sound. Tứ cố vô thân, Họa vô đơn chí Joy may be a wiser. But sorrows sure is free Gậy ông đập lưng ông / ăn miếng trả miếng An eye for an eye, a tooth for a tooth. Cơ hội chỉ đến một lần. Opportunity knocks but once. Cười là liều thuốc tốt nhứt laughter is the best medicine. Trèo cao, té nặng The higher you clime, the greater yoy fall Đường đi ở miệng He that has a tongue in his head may find his way anywhere. Đừng đùa với lửa Fire is a good servant but a bad master. Chết vinh còn hơn sống nhục Better a glorious death than a shameful life. Cái nết đánh chết cái đẹp Handsome is as handsome does. Rượu vào, lời ra Drunkness reveals what soberness conceals. Im lặng tức là đồng ý. Silence gives consent. Hóa thù thành bạn Make your enemy your friend. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Scratch my back; I’ll scratch yours. Quyết chiến quyết thắng. Play to win! Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. United we stand, divided we fall. Cái gì có thể áp dụng cho người này thì cũng có thể áp dụng cho người khác. Sauce for the goose is sauce for the gander. Cây ngay không sợ chết đứng. A clean hand wants no washing. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Laughter is the best medicine. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Catch the bear before you sell his skin Chở củi về rừng. To carry coals to Newcastle. Ác giả ác báo Curses (like chickens) come home to roost. As the call, so the echo. He that mischief hatches, mischief catches. Đỏ như gấc As red as beetroot. Chờ mà xem Wait and see. Càng đông càng vui The more the merrrier. Cái gì đến sẽ đến What will be , will be. Sông có khúc, người có lúc Every day is not saturday. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ No bees, no honey, no work, no money. Cầu được ước thấy Talk of the devil and he is sure to appear. Muộn còn hơn không Better late than never. Câm như hến As dump as oyster. Thừa sống thiếu chết More dead than alive. Ngủ say như chết Sleep like alog/ top. Nhập gia tùy tục When is Rome, do as the Romans do. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời Every dog has his day. Ăn như mỏ khoét Eat like a horse. Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi Spare the rod, and spoil the child. Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên Man proposes, God disposes. Ai biết chờ người ấy sẽ được Everything cornes to him who wait. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt Once a thief, always a thief. Ăn cháo đá bát Bite the hand that feeds. Ăn chắc mặc bền Comfort is better than pride. Gậy ông đập lưng ông what goes around comes around. Thời gian sẽ trả lời time will tell. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng A man is known by the company he keeps. Lúc khó khăn mới biết bạn hiền A friend in need in a friend indeed. Tri nhàn tiện nhàn đãi nhàn hà thời nhàn All happiness is in the mind. Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh An apple never falls far from the tree. Tiên hạ thủ vi cường Attack is the best form of defense.

CÂU HAY VIỆT ANH (2) - GS.VINH

Ai giàu ba họ, ai khó ba đời The longest day must have an end Ai có thân người ấy lo Every miller draws water to his own mill Áo năng may năng mới, người năng tới năng thường A constant guest is never welcome Ăn bớt đọi, nói bớt lời A still tongue makes a wise head Ăn cháo đá bát Bite the hand that feed Bé xé ra to Make a moutain out of a molehill Bụng đói tai điếc A hungry belly has no ear Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện A penny saved is a penny gained Bụt chùa nhà không thiêng No man is a hero to his valet Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra You can't hide an eel in a sack Cây ngay không sợ chết đứng A clean hand wants no washing Cha chung không ai khóc A public hall is never swept Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng A cock is valiant on his own dunghill Có tiền mua tiên cũng được A golden key open all doors Cốc mò cò xơi One beats the bush, another catches the bird Dĩ hòa vi quý A bad compromise is better than a good lawsuit Đàn gảy tai trâu Cast pearls before swine Đắt như tôm tươi Sell like hot cakes Đầu xuôi đuôi lọt A good begining makes a good ending Đói cho sạch , rách cho thơm A clean fast is better than a dirty breakfast Gieo gió gặt bão Sow the wind and reap the whirlwind Làm vua một làng hơn làm quan một nước Better to reign in hell than serve in heaven Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén First make friend, then make love Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm Velvet paws hide sharp claws Một công đôi việc Kill two birds with one stone Vụng múa rủa đất lệch A bad workman blames his stool Người sống, đống vàng A living dog is better than a dead lion Ngưu tầm ngưu , mã tầm mã Birds of a feather flock together Nhàn cư vi bất thiện An idle brain is the devil's workshop Nhân vô thập toàn To err is human Nhập gia tùy tục When in Rome, do as the Romans do No bụng đói con mắt His eyes are bigger than his belly Nói dối như cuội To lie like a lawyer Nói đúng tim đen Hit the nail on the head Nói quá vạ vào thân An ox is taken by the horns, a man by the tongue Nửa dơi nửa chuột Neither flesh nor fish Ở hiền gặp lành One good turn deserves another Phép vua thua lệ làng Custom rules the law Phòng bệnh hơn chữa bệnh Prevention is better than cure Sang hèn cũng ba tấc đất Death levels all men Sửa sai không ai chê muộn It is never to late to mend Tẩm ngầm tầm ngầm mà đấm chết voi Still waters run deep Thả con săn sắt, bắt con cá rô Throw out a minnow to catch a whale Tránh voi chẳng xấu mặt nào Better bend than break Phú quý sinh lễ nghĩa Plenty breeds pride Mất bò mới lo làm chuồng Lock the stable door after the horse has bolted Cầm đèn chạy trước ô tô (Don't ) put the cart before the horse Có qua có lại mới toại lòng nhau You scratch my back and I’ll scratch yours Có mới nới cũ New one in, old one out Mất bò mới lo làm chuồng It’ too late to lock the stable when the horse is stolen Gừng càng già càng cay With age comes wisdom Không có gì quý hơn độc lập tự do Nothing is more precious than independence and freedom Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Handsome is as handsome does Múa rìu qua mắt thợ Never offer to teach fish to swim Chưa học bò chớ lo học chạy To try to run before the one can walk Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ Nobody has ever shed tears without seeing a coffin Tiền nào của nấy You get what you pay for Khỏe như trâu As strong as a horse Đường nào cũng về La Mã All roads lead to Rome Hữu xạ tự nhiên hương Good wine needs no bush Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Diamond cuts diamond Thương cho roi cho vọt Spare the rod and spoil the child Nói một đường làm một nẻo Speak one way and act another Đừng đánh giá con người qua bề ngoài Don’t judge a book by its cover Nói gần nói xa chẳng qua nói thật It’s no use beating around the bush Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên Man proposes God deposes Xa mặt cách lòng Out of sight out of mind Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn East or West home is best Chín người ý So many men, so many minds Không ai hoàn hảo cả Every man has his mistakes Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng Love me love my dog Cái gì đến cũng đến What will be will be Sông có khúc người có lúc Every day is not Sunday Nhập gia tùy tục When in Rome do as the Romans do Cười người hôm trước hôm sau người cười He laughs best who laughs last Chậm mà chắc Slow but sure Cái nết đánh chết cái đẹp Beauty is only skin deep Nghề nào cũng biết nhưng chẳng tinh nghề nào Jack of all trades and master of none Nồi nào úp vung nấy Every Jack has his Jill Hoạn nạn mới biết bạn hiền A friend in need is a friend indeed Ác giả ác náo Curses come home to roost Tay làm hàm nhai No pains no gains Tham thì thâm Grasp all lose all Nói thì dễ làm thì khó Easier said than done Dễ được thì cũng dễ mất Easy come easy go Phi thương bất phú Nothing venture nothing gains Mỗi thời mỗi cách Other times other ways Còn nước còn tát While there’s life, there’s hope Thùng rỗng kêu to The empty vessel makes greatest sound Có tật giật mình He who excuses himself, accuses himself Yêu nên tốt, ghét nên xấu Beauty is in the eye of the beholder Một giọt máu đào hơn ao nước lã Blood is thicker than water Cẩn tắc vô ưu Good watch prevents misfortune Ý tưởng lớn gặp nhau Great minds think alike Điếc không sợ súng He that knows nothing doubts nothing No bụng đói con mắt His eyes are bigger than his belly Vạn sự khởi đầu nan It’s the first step that counts Cha nào con nấy Like father like son Ăn miếng trả miếng Tit for tat Càng đông càng vui The more the merrier Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm When the cat is away, the mice will play Chứng nào tật nấy Who drinks will drink again Nói trước bước không qua Don’t count your chickens before they hatch Chở củi về rừng To carry coals to Newcastle Dục tốc bất đạt Haste makes waste Cùi không sợ lở If you sell your cow, you will sell her milk too Không vào hang cọp sao bắt được cọp con Neck or nothing Ở hiền gặp lành A good turn deserves another Sai một ly đi một dặm A miss is as good as a mile Thắng làm vua thua làm giặc Losers are always in the wrong Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ Laughing is the best medicine Miệng hùm gan sứa If you can’t bite, never show your teeth Tình yêu là mù quáng Love is blind Không có lửa sao có khói Where there’s smoke, there’s fire Việc gì qua rồi hãy cho qua Let bygones be bygones Gieo gió ắt gặp bảo We reap what we sow Nhất cửa lưỡng tiện To kill two birds with one stone Thuốc đắng dã tật Bitter pills may have blessed effects Chết vinh còn hơn sống nhục Better die on your feet than live on your knees Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết United we stand, divided we fall Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu Birds have the same feather stick together Có công mài sắt có ngày nên kim Practice makes perfect Đừng bao giờ bỏ cuộc Never say die up man try Uống nước nhớ nguồn When you eat a fruit, think of the man who planted the tree Chớ thấy sáng loáng mà tưởng là vàng All that glitters is not gold Việc gì làm được hôm nay chớ để ngày mai Never put off tomorrow what you can do today Thả con tép bắt con tôm To set a sprat to catch a mackerel Thà trễ còn hơn không Better late than never Đi một ngày đàng học một sàng khôn Travel broadens the mind Không hơn không kém No more no less Được ăn cả ngã về không Sink or swim Được đồng nào hay đồng đó To live from hand to mouth Được voi đòi tiên To give him an inch, he will take a yard Được cái này thì mất cái kia You can’t have it both ways Trai khôn vì vợ, gái ngoan vì chồng A good wife makes a good husband Nhìn việc biết người A man is known by the company he keeps Mua danh ba vạn bánh danh ba đồng A good name is sooner lost than won Tốt danh hơn tốt áo A good name is better than riches Nhân hiền tại mạo A good face is a letter of recommendation Đầu xuôi đuôi lọt A good beginning makes a good ending Vàng thật không sợ lửa A clean hand needs no washing Thất bại là mẹ thành công The failure is the mother of success Chạy trời không khỏi nắng The die is cast Chết là hết Death pays all debts Xanh vỏ đỏ lòng A black hen lays a white egg Thời gian sẽ làm lành mọi vết thương Time cure all pains Có tiền mua tiên cũng được Money talks Họa vô đơn chí Misfortunes never come alone Cây ngay không sợ chết đứng A clean hand wants no washing Tiền là một người đầy tớ đặc lực nhưng là một ông chủ tồi Money is a good servant but a bad master Trẻ mãi không già As ageless as the sun Giống nhau như giọt nước As alike as two peas Xưa như quả đất As accient as the sun Khi nào có dịp As and when Đen như mực As black as coal Không tệ như mọi người nghĩ To be not as black as it is painted Rõ như ban ngày As clear as daylight Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên Love can’t be forced Sau cơn mưa trời lại sáng After rain comes fair weather Thua keo này ta bày keo khác Better luck next time Không thầy đố mày làm nên A young ox learns to plow from an older one Ác giả, ác báo As the call, so the echo Ai làm, nấy chịu Who breaks, pays Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng He who sees through life and death will meet with most success Tốt gỗ hơn tốt nước sơn A good name is a rich heritage A good fame is better than a good face Thắng làm vua, thua làm giặc Make or mar Sink or swim Neek or nothing Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm Men make houses, women make homes Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Diamond cut diamond One nail drives out another Việc hôm nay chớ để ngày mai Never put off till tomorrow what you can do today Có chí thì nên Where there is a will, there is a way Méo mó có hơn không Half a loaf is better than no bread Bá nhân bá tính So many heads, so many minds Bắt cá hai tay To run with the hare and hold with the hound Thả con săn sắt, bắt con cá rô To throw out a sprat to catch a mackere Cười người hôm trước, hôm sau người cười He laughs best who laughs last Ước ao làm sao, của chiêm bao là vậy The wish is father to the thought Cha nào con nấy Like father, like son Nước đục thả câu They fish in troubled waters Họa vô đơn chí It never rains but it pours Giọt máu đào hơn ao nước lã Blood is thicker than water Chết vinh còn hơn sống nhục Better a glorious death than a shameful life Lấy thúng úp voi To put a quart into a pint pot Trèo cao ngã đau Pride will have a fall Thừa sống thiếu chết More death than alive Nước đổ đầu vịt (Like) Water off a duck's back Đổ thêm dầu vào lửa Pour oil on the flames Nói có sách mách có chứng To speak by the book Tại anh tại ả, tại cả đôi bên It takes two to do something Thao thao bất tuyệt A flood of words Xa mặt cách lòng Out of sight, out of mind Ai giàu ba họ, ai khó ba đời – Every dog has its/ his day – The longest day must have an end – The morning sun never lasts a day Ba hoa chích chòe – Talk hot air – Have a loose tongue Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng – He who sees through life and death will meet most success Cả thèm chóng chán – Soon hot, soon cold Cầm đèn chạy trước ô tô – Run before one’s hourse to market – Rush into hell before one’s father Có tật giật mình – There’s no peace for the wicked Dã tràng xe cát biển đông – Build something on sand – Fish in the air – Beat the air Đã nói là làm – So said so done Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên – Love cannot be forced/ compelled Gậy ông đập lưng ông – Make a rod for one’s own back Ăn cháo đá bát – Bite the hands that feed – Eaten bread is soon forgotten Học vẹt – Learn something by rote Ích kỉ hại nhân – It is an ill turn that does no good to anyone Kén cá chọn canh – Pick and choose Khẩu phật tâm xà – A honey tongue, a heart of gall Không biết thì dựa cột mà nghe – If you cannot bite, never show your teeth – The less said the better Làm dâu trăm họ – Have to please everyone Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên – Man proposes, God disposes Năm thì mười họa – Once in a blue moon Phép vua thua lệ làng – Custom rules the law Qua cầu rút ván – Burn one’s boats/ bridges Rượu vào lời ra – Drunkenness reveals what soberness conceals Suy bụng ta ra bụng người – A wool-seller knows a wool buyer Sự thật mất lòng – Nothing stings like truth Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn – There’s no place like home Tẩm ngẩm chết voi – Dumb dogs are dangerous – Still water runs deep – Be ware of silent dog and still water Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói – First think, then speak – Second thoughts are best – Think today, speak tomorrow Vạch áo cho người xem lưng – Tell tales out of school Xanh vỏ đỏ lòng – A fair face may hide a foul heart – Appearances are deceptive Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng – Love me love my dog – He that loves the tree loves the branch

CÂU HAY VIỆT ANH - GS.ĐỖ HỮU VINH

Có qua có lại mới toại lòng nhau You scratch my back and I’ll scratch yours Có mới nới cũ New one in, old one out Mất bò mới lo làm chuồng It’ too late to lock the stable when the horse is stolen Gừng càng già càng cay With age comes wisdom Không có gì quý hơn độc lập tự do Nothing is more precious than independence and freedom Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Handsome is as handsome does Múa rìu qua mắt thợ Never offer to teach fish to swim Chưa học bò chớ lo học chạy To try to run before the one can walk Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ Nobody has ever shed tears without seeing a coffin Tiền nào của nấy You get what you pay for Khỏe như trâu As strong as a horse Đường nào cũng về La Mã All roads lead to Rome Hữu xạ tự nhiên hương Good wine needs no bush Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Diamond cuts diamond Thương cho roi cho vọt Spare the rod and spoil the child Nói một đường làm một nẻo Speak one way and act another Đừng đánh giá con người qua bề ngoài Don’t judge a book by its cover Nói gần nói xa chẳng qua nói thật It’s no use beating around the bush Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên Man proposes God deposes Xa mặt cách lòng Out of sight out of mind Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn East or West home is best Chín người ý So many men, so many minds Không ai hoàn hảo cả Every man has his mistakes Yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng Love me love my dog Cái gì đến cũng đến What will be will be Sông có khúc người có lúc Every day is not Sunday Nhập gia tùy tục When in Rome do as the Romans do Cười người hôm trước hôm sau người cười He laughs best who laughs last Chậm mà chắc Slow but sure Cái nết đánh chết cái đẹp Beauty is only skin deep Nghề nào cũng biết nhưng chẳng tinh nghề nào Jack of all trades and master of none Nồi nào úp vung nấy Every Jack has his Jill Hoạn nạn mới biết bạn hiền A friend in need is a friend indeed Ác giả ác náo Curses come home to roost Tay làm hàm nhai No pains no gains Tham thì thâm Grasp all lose all Nói thì dễ làm thì khó Easier said than done Dễ được thì cũng dễ mất Easy come easy go Phi thương bất phú Nothing venture nothing gains Mỗi thời mỗi cách Other times other ways Còn nước còn tát While there’s life, there’s hope Thùng rỗng kêu to The empty vessel makes greatest sound Có tật giật mình He who excuses himself, accuses himself Yêu nên tốt, ghét nên xấu Beauty is in the eye of the beholder Một giọt máu đào hơn ao nước lã Blood is thicker than water Cẩn tắc vô ưu Good watch prevents misfortune Ý tưởng lớn gặp nhau Great minds think alike Điếc không sợ súng He that knows nothing doubts nothing No bụng đói con mắt His eyes are bigger than his belly Vạn sự khởi đầu nan It’s the first step that counts Cha nào con nấy Like father like son Ăn miếng trả miếng Tit for tat Càng đông càng vui The more the merrier Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm When the cat is away, the mice will play Chứng nào tật nấy Who drinks will drink again Nói trước bước không qua Don’t count your chickens before they hatch Chở củi về rừng To carry coals to Newcastle Dục tốc bất đạt Haste makes waste Cùi không sợ lở If you sell your cow, you will sell her milk too Không vào hang cọp sao bắt được cọp con Neck or nothing Ở hiền gặp lành A good turn deserves another Sai một ly đi một dặm A miss is as good as a mile Thắng làm vua thua làm giặc Losers are always in the wrong Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ Laughing is the best medicine Miệng hùm gan sứa If you can’t bite, never show your teeth Tình yêu là mù quáng Love is blind Không có lửa sao có khói Where there’s smoke, there’s fire Việc gì qua rồi hãy cho qua Let bygones be bygones Gieo gió ắt gặp bảo We reap what we sow Nhất cửa lưỡng tiện To kill two birds with one stone Thuốc đắng dã tật Bitter pills may have blessed effects Chết vinh còn hơn sống nhục Better die on your feet than live on your knees Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết United we stand, divided we fall Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu Birds have the same feather stick together Có công mài sắt có ngày nên kim Practice makes perfect Đừng bao giờ bỏ cuộc Never say die up man try Uống nước nhớ nguồn When you eat a fruit, think of the man who planted the tree Chớ thấy sáng loáng mà tưởng là vàng All that glitters is not gold Việc gì làm được hôm nay chớ để ngày mai Never put off tomorrow what you can do today Thả con tép bắt con tôm To set a sprat to catch a mackerel Thà trễ còn hơn không Better late than never Đi một ngày đàng học một sàng khôn Travel broadens the mind Không hơn không kém No more no less Được ăn cả ngã về không Sink or swim Được đồng nào hay đồng đó To live from hand to mouth Được voi đòi tiên To give him an inch, he will take a yard Được cái này thì mất cái kia You can’t have it both ways Trai khôn vì vợ, gái ngoan vì chồng A good wife makes a good husband Nhìn việc biết người A man is known by the company he keeps Mua danh ba vạn bánh danh ba đồng A good name is sooner lost than won Tốt danh hơn tốt áo A good name is better than riches Nhân hiền tại mạo A good face is a letter of recommendation Đầu xuôi đuôi lọt A good beginning makes a good ending Vàng thật không sợ lửa A clean hand needs no washing Thất bại là mẹ thành công The failure is the mother of success Chạy trời không khỏi nắng The die is cast Chết là hết Death pays all debts Xanh vỏ đỏ lòng A black hen lays a white egg Thời gian sẽ làm lành mọi vết thương Time cure all pains Có tiền mua tiên cũng được Money talks Họa vô đơn chí Misfortunes never come alone Cây ngay không sợ chết đứng A clean hand wants no washing Tiền là một người đầy tớ đặc lực nhưng là một ông chủ tồi Money is a good servant but a bad master Trẻ mãi không già As ageless as the sun Giống nhau như giọt nước As alike as two peas Xưa như quả đất As accient as the sun Khi nào có dịp As and when Đen như mực As black as coal Không tệ như mọi người nghĩ To be not as black as it is painted Rõ như ban ngày As clear as daylight Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên Love can’t be forced Sau cơn mưa trời lại sáng After rain comes fair weather Thua keo này ta bày keo khác Better luck next time

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Góc nhỏ Sài Gòn (7)

 Nghèo đói, thất học, bạo lực gia đình, tội phạm, sự vô cảm của xã hội, ...? dẫn con người đến bước đường cùn và trở thành người bạo hành trong gia đình và đối tượng nguy hiểm với xã hội.  "Việc thờ tự tổ tiên ở xứ ta không chỉ là chuẩn mực luân lý mà còn nhằm chỉ rõ "ta là một nhân vị có cội nguồn, chứ không phải là một tay ma cà bông... không có gia phả!". Phụng thờ tổ tiên là một nghĩa vụ của đạo hiếu được chế định trong cổ luật hẳn hoi nên không gian thờ tự năm đời (ngũ đại mai thần chủ) ở mỗi gia đình là một thiết chế cụ thể. Đó là quy phạm của thế gian, còn ở khía cạnh tín ngưỡng, tập hợp vong hồn tổ tiên là một bộ gia thần có công năng chứng giám và phù hộ cho con cháu trong mọi việc làm ăn sinh sống. Chính vì vậy, nơi thờ tự tổ tiên là không gian thiêng liêng nhất trong nhà, ở đó diễn ra sự thông linh của con cháu ở trần thế với cõi trên của những người khuất mày khuất mặt. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ quan niệm "vạn vật hữu linh" (animism), đó là niềm tin về sự bất tử của linh hồn: thác là thể phách, còn là tinh anh. Thể phách hiểu là vía, tinh anh là hồn. Nhưng còn có niềm tin khác vào sự "kính thành" như Kinh Thư viết đại ý: Trời không thân với ai, chỉ thân với người hay kính(...). Quỷ thần thường không chứng giám cho ai, chỉ chứng giám cho kẻ có lòng thành. Hiểu nôm na là "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".  "Chúng ta giờ đây đang nhận thức rằng sản phẩm vô hình của đại học, tri thức, có lẽ là nhân tố duy nhất, mạnh mẽ nhất trong nền văn hóa của chúng ta, tác động sự vươn lên và suy tàn của các nghề nghiệp, và ngay cả của các giai tầng xã hội, các khu vực và các quốc gia" như Clark Kerr đã khẳng định.  con người còn có thêm "ngôi nhà tâm linh", dù theo tôn giáo nào, đây là chỗ dựa tinh thần rất tốt. Khi thất vọng hay chán nản, khi buồn bực hay gặp sự cố gì, "ngôi nhà tâm linh" luôn chở che ta. Dù không theo tôn giáo nào nhưng lúc gặp điều không như ý chỉ cần kêu "Oh, My God Bless !", ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Góc nhỏ Sài Gòn (6)

 "Khi bạn đào sâu, các yếu tố quyết định công ty có thể làm gì và không làm được gì - năng lực- chia thành ba nhóm: nguồn lực, quy trình và ưu tiên". Nếu sự phân bố khoa học về thời gian, cung cách làm việc xuất phát từ thực tiễn, từ tình hình cụ thể của công ty mình thì người ta sẽ có biện pháp phát huy sức mạnh của nó.  "Giây phút hạnh phúc nhất trong đời tôi là những lúc hiếm hoi tôi ở nhà trong hơi ấm gia đình".  "Một cuộc sống xiết bao hoang dại! Một kiểu tồn tại vô cùng mới mẻ". Cái cách mà con người đã chọn giữa những phù du vật chất xa hoa nước Mỹ, ảo vọng về sự tự do nhưng lại chôn con người đến cùng cực trong tuyệt vọng cô đơn.  Khi giữa cuộc đời này, lắm khi chính bạn cũng cảm thấy thiếu những điều có thể làm tâm hồn mình ấm áp lên như thế?

Góc nhỏ Sài Gòn 4

 "Tất cả những gì tôi đạt được, những gì tôi yêu quý, đều bắt nguồn từ những ước mơ và những mục đích mà tôi đã có khi còn là một đứa trẻ thơ... Và tôi đạt được những ước mơ, phần lớn, là nhờ những gì tôi được dạy dỗ bởi những con người thật đặc biệt. Nếu tôi có thể kể câu chuyện của mình với cảm xúc mạnh mẽ, bài giảng của tôi sẽ giúp những người khác cũng tìm được con đường để hoàn thành những ước mơ của họ". Và ngay cả những người đã trưởng thành, nếu gặp trắc trở trong đời hãy luôn nghĩ đến chiều hướng tích cực hơn: "Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó".

GÓC NHỎ SÀI GÒN 5

Theo thông lệ ở nhiều đại học Mỹ, các giáo sư được quyền tâm sự những thất bại và những gì có ý nghĩa nhất cuộc đời trước cử tọa. Là một giáo sư, tôi đã thấy nhiều sinh viên năm đầu thật bất hạnh khi phải chọn những chuyên ngành hoàn toàn không phù hợp với họ. Cha mẹ đã áp đặt họ lên một chuyến tàu, và khá thông thường, chuyến tàu bị lật .Tôi đã chứng kiến nhiều nước mắt của sự thất vọng. Như tôi nhìn nhận, công việc của cha mẹ là động viên con cái phát triển một niềm vui cho cuộc sống và một sự thôi thúc theo đuổi những ước mơ riêng. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là giúp con cái xây dựng một tập hợp những công cụ cần thiết cho chúng".

Góc nhỏ Sài Gòn (3)

Sapa trong những ngày trời lạnh, nguy cơ thiếu ăn, đói ăn của nhiều gia đình đồng bào thiểu số là rất cao. Trong khi đó, mọi súc vật, gia cầm sẽ chết hàng loạt vào những ngày trời băng giá, thay vì bán lợn, gà, vịt, ngan để mua lương khô, mì gói, người ta phải muối thịt để ăn qua ngày nhưng cũng chẳng được mấy ngày vì thời tiết thất thường, ngày hửng nắng, đêm tuyết rơi, tủ lạnh thì chẳng gia đình nào có. Ngay cả cái ăn còn thiếu huống gì là tủ lạnh. Hơn nữa, mùa giá rét, rau cải, từ su hào cho đến hoa hồng, thậm chí măng giang đều bị chín nhũn vì tuyết lạnh. Hầu như chẳng còn gì để bán mà tồn tại, người H.Mong, người Thái Trắng, người Dao Đỏ lại một lần nữa mang bị, mang gậy chống ra khỏi bản để bán quà lưu niệm. Nói là bán quà lưu niệm nhưng trên thực tế, những người này đi ăn xin một cách mộc mạc. Bởi suy cho cùng, với họ, thứ duy nhất khiến họ yêu quí đời sống và gắn với núi rừng thiêng liêng, bản làng thân thuộc, vượt qua mọi khổ ải chính là tính hồn nhiên, thủy chung và nếp sống chân chất, mộc mạc giữa người với người.

Góc nhỏ Sài Gòn (2)

Hàng năm, khi mùa Đông tới, những người bán áo quần bành lại mang hàng hóa ra các ngã ba đường, vỉa hè, khu chợ… để bán. Mặt hàng của họ chủ yếu là áo quần đã qua sử dụng, bán với giá rẻ bèo cho người lao động, người nghèo, người có thu nhập thấp. Chủng loại hàng hóa của họ cũng khá phong phú, từ đôi vớ đeo chân cho đến chiếc nịt, chiếc áo khoác, áo ấm, áo len, áo pull, quần jean, quần Kaki… Có thể nói, đồ bánh có gốc từ kho hàng Sida của Campuchia một thuở dù sao cũng giúp cho người nghèo có quần áo mặc mà không phải bận tâm lắm về giá cả.

The black sheep”,by Italo Calvino, Numbers in the Dark

Ở một xứ nọ, mọi người đều là kẻ trộm. Họ vui vẻ sống với nhau mà chẳng ai thiệt thòi gì bởi kẻ này ăn trộm của kẻ khác, kẻ khác lại ăn trộm của kẻ khác nữa, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kẻ cuối cùng ăn trộm của kẻ đầu tiên. Không ai nghèo đi, không ai giàu thêm. Cuộc sống thật hạnh phúc. Một ngày, một người đàn ông trong sạch đến xứ ấy. Anh ta không trộm của ai nên chẳng mấy chốc anh trở nên nghèo đói bởi liên tục bị trộm trong khi một số kẻ khác giàu lên vì trộm được của anh. Vì giàu, họ không cần đi ăn trộm nữa mà... thuê người ăn trộm giúp mình và lại càng giàu thêm nữa trong khi những người khác nghèo đi. Vì quá giàu, họ... thuê người canh giữ tài sản cho mình và lại càng giàu thêm, lại càng có nhiều người nghèo thêm. Con người trong sạch duy nhất chính là con người lúc đầu ấy, nhưng anh ta đã chết từ sớm, vì đói (“The black sheep”,by Italo Calvino, Numbers in the Dark )

Góc nhỏ Sài Gòn

Những buổi sáng cafe ở Sài Gòn dường như vẫn không có gì thay đổi. Vẫn ly cafe nhạt đó, những câu chuyện hỏi han nhau lệ thường, những cuộc tranh cãi vu vơ giữa người với người để chứng minh sự tồn tại như lẽ thật trên trần gian. Khác chăng là những đứa trẻ đánh giày nhiều hơn, những người già vé số tuyệt vọng hơn. Và đặc biệt lượng người trầm ngâm với điện thoại hay máy tính bảng ở mọi góc, ở mỗi giờ. Thế giới đã khác, những tờ báo giấy mòn mỏi và chậm chập như những chuyến xe liên tỉnh không đến kịp thời gian. Con người Sài Gòn hôm nay ngồi chạm lướt vào hiện tại tức thì để nói về cuộc sống của mình, buồn phiền hay vui cười những tin tức chớp tắt từng giờ. Sài Gòn ngồi một chỗ có thể nhìn mọi nơi, nghe những chuyển động của người Việt, có thể cười cợt với những vận may hạnh phúc và cũng có thể chết lặng với những hoàn cảnh khốn khó của của người làm thuê. Những buổi sáng trôi qua chầm chậm, giật mình lại thấy đã cuối năm. Những câu chuyện từ internet thì dồn dập đến mức khó mà nhớ hết được, nhất là khi mảnh đất Việt Nam này sáng nào mà không đọc thấy một chuyện đáng ngậm ngùi. Trong tập cuối bộ phim Rurouni Kenshin, thầy của tay lãng khách sát thủ đã nói rằng "sao nhìn con như đang mang giùm nỗi đau cho cả đất nước này vậy." Sài Gòn mùa Đông, không còn cái lạnh đầy thi vị và lãng mạn của một hòn ngọc Viễn Đông xưa, một Sài Gòn mùa Đông ngập phố ngập phường, người Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt, gián, chuột cống và cá rô phi… Một Sài Gòn xưa phai dấu, một Sài Gòn khác đang hiện hồn, nhảy ốp đồng giữa thành phố ba trăm năm tuổi này. Giáng Sinh Sài Gòn cũng không còn thi vị như xưa, đây là mùa kiếm cơm của những sinh viên nghèo, những sinh viên xa nhà, thậm chí cũng là mùa kiếm cơm của nhiều sinh viên không nghèo về vật chất nhưng lại thích kiếm tiền bằng cách cho mướn thân. Đương nhiên, chữ thuê mướn thời bây giờ ở Sài Gòn cũng đổi màu. Ăn đêm hiền và; Ăn đêm dữ. Ăn đêm hiền chỉ những người đi buôn bán ở chợ đêm, chạy xe ôm nhưng không làm bảo kê và những người bán hàng rong. Ăn đêm dữ ám chỉ những tay chạy xe ôm trá hình để dắt mối, bảo kê cho những cô gái làm nghề “ nhạy cảm “ Từ Sài Gòn, đi ngót nghét nửa ngày đường về đến Cà Mau, nơi địa đầu đất nước, đời sống bồng bềnh, trôi nổi của xứ sở miệt vườn và trôi sông lạc chợ hiện ra rõ nét. Nói miền Tây, đặc biệt Cà Mau là xứ sở miệt vườn và trôi sông lạc chợ là vì hiếm nơi nào có những miệt vườn thơ mộng, buồn và yên tĩnh như ở đây, cũng không đâu có nhiều số phận trôi nổi tha hương đất khách và trôi nổi ngay trên quê nhà như ở đây. Dường như đời sống ở đây đã phát triển một cách ngược chiều, kẻ giàu thì tiến một bước lên trời, người nghèo thì thụt lùi hàng thế kỉ.

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

TU DIEN FACE BOOK ( GOC VAN CHUONG 1)

Tình yêu không phải chỉ cần những mật ngọt, hương hoa. Tình yêu cần cả sự bao dung và tấm lòng vị tha cao thượng. Chỉ có trái tim mới cảm hóa được trái tim, chỉ có tình yêu thực sự mới đủ sức xóa tan những nghi ngờ, phá vỡ lớp sương mù bao phủ trong mỗi trái tim yêu. Bởi, đôi khi cuộc đời quá ngắn ngủi để có thể ngồi luyến tiếc về những điều "giá như". Bởi, đôi khi những điều tưởng như rất đỗi giản dị lại phải trả một cái giá rất đắt mới có thể chiêm nghiệm được.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG DÂN MỸ ( EDUTEK.NET.VN)

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI TƯ VẤN GIUP BAN TRO THANH CONG DAN MỸ (EDUTEK.NET.VN)  N-400, Apply for Citizenship I-485,  Apply for a Green Card I-130,  Petition for Relative I-864,  Affidavit of Support I-90,  Renew/Replace Green Card I-9,  Employment Verification I-765,  Apply for Employment Authorization  All USCIS Forms Filing Fees  E-Filing Order Forms by Mail Order Forms by Phone "DS" Visa  Passport Forms (Department of State)

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

GIÁ TRỊ CỦA NIỆM PHẬT

Những cái Có trong niệm Phật 1. Niệm Phật để tâm hồn thanh thản. 2. Niệm Phật để an trụ tâm. Đang nóng nảy, niệm Phật lòng dịu hẳn xuống. Đang thù hận, niệm Phật hận thù hóa giải. Đang tham lam, niệm Phật bớt tham… 3. Niệm Phật để không cho niệm ác nảy sinh. Nếu niệm ác đã nảy sinh thì không cho nó phát triển. 4. Niệm Phật để giữ gìn thân-khẩu-ý. 5. Niệm Phật là phương thuật giữ gìn Chánh niệm. 6. Niệm Phật tới vô niệm chính là Thiền. 7. Niệm Phật để nuôi dưỡng lòng Từ bi. 8. Niệm Phật để trở thành Phật chứ không phải trở thành nô lệ hay tôi tớ cho Phật. 9. Niệm Phật cũng là phép trị liệu, bảo vệ sức khỏe. 10. Niệm Phật để giải trừ bớt ác nghiệp gây tạo trong quá khứ. 11. Niệm Phật để lúc lâm chung chẳng còn lo sợ, chẳng cần phải nhờ ai cứu rỗi, một mình thẳng tiến lên Cực lạc của Phật A Di Đà. 12. Càng niệm Phật đầu óc càng sáng suốt, lòng dạ thảo ngay, tâm tính hiền từ. 13. Kẻ ác khẩu, nói năng hung dữ chuyên niệm Phật sẽ giải trừ được khẩu nghiệp. 14. Niệm Phật khiến lời nói dịu dàng, khiếm tốn do đó không gây thù chuốc oán, không bị "vạ miệng". 15. Mặt mày hung dữ, niệm Phật trở nên hiền từ, dễ coi. Niệm Phật để chuyển nghiệp. 16. Niệm Phật khiến đi đứng dịu dàng, cử chỉ khoan thai. 17. Niệm Phật có thể ngăn chặn được cám dỗ điên cuồng. 18. Chán nản, thất vọng não nề, cùng đường không lối thoát muốn tự tử chết cho rồi, niệm Phật khiến tâm địa bình ổn từ đó mà tìm ra giải đáp hợp lý. 19. Lâm vào vòng lao lý, tù tội, mỗi tối nên ngồi ở tư thế "bán già", xoay mặt vào tường niệm Phật khoảng nửa tiếng đồng hồ, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, thời gian ở tù qua nhanh, không phạm thêm tội lỗi, may mắn ân xá, giảm án sẽ tới. Nhờ niệm Phật mà sau khi ở tù ra lấy lại tự tin để xây dựng cuộc đời mới. 20. Niệm Phật khiến ta bình tĩnh, không lao vào chuyện thị phi, khiến sau này hối không kịp. 21. Niệm Phật có thể trở thành Thánh tăng, đạt tới trạng thái bất động, nhập đại định. Ngọn lửa và trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức là minh chứng hùng hồn nhất. Đó là công năng của niệm Phật chứ Ngài chẳng có phép mầu nhiệm của thần linh nào hết. Tại sao niệm Phật lại có oai lực nhiệm mầu như vậy? Niệm Phật phát xuất từ pháp môn Tịnh độ, theo kinh A Di Đà. Người niệm Phật luôn được chư Phật gia hộ. Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy ngài Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất, ý ông thế nào? Sao gọi kinh này là Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm? Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam hay thiện nữ, nghe kinh này rồi mà chịu nhớ lấy, cả những danh hiệu, chư Phật sáu phương nghe rồi nhớ lấy, thì thiện nam ấy, thiện nữ ấy đều được hết thảy chư Phật hộ niệm và được tới cõi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chẳng hề thối chuyển"(1). Chính vì thế mà khi chúng ta cất tiếng niệm "Nam mô A Di Đà Phật" hoặc "A Di Đà Phật" thì chư Phật sáu phương cùng hoan hỷ và hết lòng trợ lực. Hơn thế nữa, vì hào quang của A Di Đà Phật chiếu xuyên suốt không chướng ngại, cho nên dù ở đâu, khi chúng ta niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì Ngài cũng sẽ hộ trì cho chúng ta đạt mục đích và không thoái chuyển. Còn trong pháp hội ở núi Kỳ Xà Quật, ông trưởng giả Diệu Nguyệt từ trong đại chúng đứng lên khẩn thiết thưa thỉnh Phật như sau: "Như Đức Thế Tôn từng chỉ dạy, đời mạt pháp các chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính sư trưởng, không thực lòng quy y Tam bảo, thiếu năng lực thọ trì năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng Thánh nhân v.v… Cho nên con suy gẫm như thế này, phải có một môn tu thật đơn giản, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sanh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sanh tử trong ba cõi, được thọ dụng pháp lạc, sớm bước lên địa vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác". Đức Phật đã dạy như sau: "Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn pháp niệm Phật. Này Diệu Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, đủ lòng tin, thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được y báo và chánh báo của Phật A Di Đà ở cõi Cưc lạc". Và Đức Phật nhấn mạnh thêm "Đây là môn tu Đại Oai lực, Đại Phước đức"(2). Ngay các bậc thượng thủ như Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền cũng đều niệm Phật, Thiền sư Bách Trượng (720-814) cũng phải nhận định rằng "Tu hành, dùng pháp môn Niệm Phật là vững vàng nhất"(3). Những oai lực nhiệm mầu và phước đức của phép niệm Phật nói ở trên thuộc về mặt kinh điển và tín niệm. Còn về phương diện lý giải khoa học thì khi chúng ta chí tâm, chí thành niệm Phật thì chúng ta sẽ phát huy hết năng lực của trí tuệ, tâm đại bi, sự dũng mãnh của chính mình. Đạt tới trạng thái này rồi thì ung dung tự tại, không còn lo sợ gì nữa. Thực hành niệm Phật - Buổi tối nên niệm Phật. - Trước khi đi ngủ nên niệm Phật cho đến khi nào đầu óc thanh thản để từ từ đi vào giấc ngủ. - Sáng thức dậy nên niệm Phật, dù vài câu, bởi vì sau giấc ngủ dài đầu óc con người thường hôn trầm. Niệm Phật vào đầu sớm mai cũng là dấu hiệu bắt đầu một ngày mới tốt lành. - Khi nào thấy buồn chán nên niệm Phật. - Thấy mất tự tin nên niệm Phật. - Thấy lòng xao xuyến nên niệm Phật. - Thấy có thể bị cám dỗ nên niệm Phật. - Thấy thời gian kéo dài, vô vị nên niệm Phật. - Gặp rắc rối về pháp lý nên niệm Phật để bình tĩnh ứng phó. - Bị ai chọc giận, công kích nên niệm Phật. - Tại đám đông tụ họp, ăn uống, vui chơi, thấy người ta nói chuyện "vô duyên", tào lao, nhảm nhí mất thì giờ, nên niệm Phật để không dây dưa vào chuyện vô ích. - Các em khi vào thi, nên niệm Phật để đầu óc thanh thản, bình tĩnh. Thiếu bình tĩnh, quá lo âu, xao xuyến đưa đến việc không đọc kỹ câu hỏi, đề tài, tính toán sai, lạc đề v.v… - Đêm khuya thanh vắng một mình trên tàu, xe, trên sông nước nên niệm Phật. - Khi bệnh tật, đau ốm nằm nhà thương nên niệm Phật để không mất tinh thần, không sợ chết. Càng rên la, càng mất tinh thần, càng chết sớm, càng làm khổ gia đình. - Nếu niệm Phật kết hợp với theo dõi hơi thở thì công năng rất lớn chẳng khác gì thiền định vậy. An vui và tự tại Niệm Phật miễn phí, không phải trả tiền mà cũng không bị đóng thuế, đem lại tốt lành cho đời tại sao chúng ta không thử xem? Xin quý vị mạnh dạn thực hành. Nếu thấy chẳng công hiệu gì cả thì bỏ đi cũng chẳng mất mát gì. Đức Phật cũng chẳng phiền trách hay trừng phạt bạn. Cuối cùng, xin thưa rằng như chúng ta đây - những con người gọi là trần tục, hưởng tất cả những lạc thú của kiếp người mà vẫn cảm thấy lo âu, xao xuyến, bất an và lo sợ ngày mai. Trong khi đó, hàng ngàn Tăng/Ni trên khắp thế giới, sống đời âm thầm, đơn sơ, đạm bạc, không gia đình, không của cải, không danh vọng, không quyền thế, không lạc thú trần gian như chúng ta…thế mà các vị lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, cử chỉ dịu dàng, giới hạnh trang nghiêm, miệt mài đi tới mục đích cuối cùng: Giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh. Tại sao những vị này có thể "hy sinh" và sống đời cao thượng đến như thế? Các ngài có gì bí mật chăng? Xin thưa, quý ngài chẳng có gì bí mật nào cả. Các ngài cũng chẳng có phép màu hoặc sự che chở của bất cứ thần linh mầu nhiệm nào cả. Hành trang duy nhất mà các ngài mang theo là giáo lý của Đức Phật và phương tiện tiến tu là thiền định hoặc tụng kinh, niệm Phật.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

TRÍ THỨC VÀ TRÍ TUỆ

Điều thứ ba, tôi nhắc lại những cái hay của đạo cho Tăng Ni hiểu rõ, đừng lầm lẫn. Đây là điểm lâu nay chúng ta phân vân, chưa phân định rõ ràng. Như người đời thường gọi người trí thức là học giả, nhà bác học. Hàng trí thức, học giả, bác học được người đời quí trọng. Còn chúng ta ở trong đạo, có là người trí thức không? Nếu không là người trí thức thì là người gì, có danh từ nào dành cho chúng ta không? Đây là vấn đề chúng ta cần phải nắm vững. Trong đạo Phật, không chú trọng trí thức mà chú trọng trí tuệ, không nói học giả mà nói hành giả, không nói nhà bác học mà nói người được trí tuệ vô lậu. Bởi vì trí thức là trí do ý thức nhanh nhẹn khéo léo, so sánh phân biệt, đối chiếu rành rõ, khiến người nghe dễ nhận dễ hiểu. Đó gọi là người trí thức. Còn học giả là lượm lặt những hiểu biết của người khác, những cái hay, cái lạ góp nhặt về chứa đựng rồi cho đó là kiến thức của mình. Kế nữa là những nhà bác học nghiền ngẫm, tìm kiếm rộng rãi trong các ngành triết học, khoa học… nghiên cứu phát minh thêm những sáng tạo mới. Như vậy những nhà trí thức, học giả và bác học là nhắm thẳng vào ý thức sinh diệt, tìm tòi lượm lặt bên ngoài, chứa nhóm lại thành kiến thức của mình, rồi sử dụng trở lại kiến thức ấy. Tất cả những sử dụng đó đều nhắm vào điều kiện vật chất, lo cho thân này cảnh này mỗi ngày mỗi sung túc, mỗi tốt đẹp, mỗi giàu có hơn. Đó là lo trên phương diện sinh diệt, được rồi sẽ mất. Ngược lại người học Phật lấy trí tuệ làm gốc. Trí tuệ trong đạo Phật có chia ra hai phần: một là trí tuệ hữu lậu, hai là trí tuệ vô lậu. Trí tuệ hữu lậu là gì? Là Văn, Tư, Tu. Văn tức là học. Học cái gì? Học những lời chân thật, Phật chỉ dạy lý thật của con người, lý thật của cuộc đời. Chúng ta học để thấy được chân lý của con người và của muôn vật. Đó là Văn. Tư là gì? Khi học rồi chúng ta nghiền ngẫm cho tới nơi tới chốn, thấy rõ, hiểu tường tận vấn đề, đó là Tư. Tu là gì? Ứng dụng nghiền ngẫm tu hành bằng cách thấy đúng như thật chân lý Phật đã dạy, để tâm không nhiễm, không dính mắc tất cả pháp sinh diệt bên ngoài, đó là Tu. Nhưng việc tu, học này còn ở trong sinh diệt nên gọi là trí tuệ hữu lậu, tức còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử. Trí tuệ vô lậu là gì? Là Giới, Định, Tuệ. Giới là phương tiện ban đầu để câu thúc, đừng cho tâm chúng ta phóng túng. Từ Giới sanh Định, từ Định sanh Tuệ, trí tuệ đó không do học mà có, mà do chúng ta ứng dụng tu. Vì đức Phật đã thấy nơi mọi chúng ta sẵn có tánh giác, chúng ta không cần tìm kiếm ở bên ngoài mà phải nhìn lại mình, phản quan lại mình cho tâm được an định. Tâm an định tức là những ý thức lăng xăng lắng xuống hết, bấy giờ tánh giác sẽ hiện tròn đủ, không tìm kiếm ở đâu xa. Khi chúng ta xoay trở lại mình, dẹp bỏ những lăng xăng của ý thức, gọi là định. Từ định này sẽ hiện ra trí tuệ chân thật của chính mình. Như vậy trí tuệ chân thật cũng chính là tánh giác của chúng ta. Ngược lại với thế gian, người ta lượm lặt những hiểu biết của kẻ khác về làm trí tuệ thông minh của mình, còn trong đạo chúng ta loại bỏ hết những lăng xăng của tâm thức. Gạt bỏ tất cả lăng xăng thì tâm an định, tâm an định thì tánh giác hiện ra tròn đầy. Được trí tuệ vô lậu rồi, chúng ta sẽ không còn rớt lại, không còn chìm trong luân hồi sanh tử nữa. Như vậy người tu học bỏ ra, còn người đời học thu vào. Hai bên khác nhau ở chỗ đó. Như chúng ta ngồi thiền là để làm gì? Đó là một phương hướng để phát sáng trí tuệ sẵn có của mình. Thật ra trí tuệ sẵn nơi mình đã tự sáng rồi, trong nhà Phật gọi đó là ông Phật của mình. Giác ngộ là Phật, tức từ tánh giác đó sáng ra, chớ không ở đâu hết. Ngoài thế gian học bao nhiêu năm, đi chỗ này chỗ kia lấy cấp bằng này cấp bằng nọ, lượm lặt của người làm của mình, nhưng không có gì thật là của mình hết. Còn chúng ta gạt hết tất cả những thứ bên ngoài, để cho tâm trong sáng, rồi tự nó thấu suốt tất cả, đó là cái thật của mình. Cái thật này ai cũng có, ai cũng làm được mà lâu nay chúng ta bỏ quên. Vì bỏ quên nên ta trở thành kẻ khờ dại ngu si, đi trong luân hồi muôn kiếp. Ngày nay nếu biết trở lại sống với cái chân thật của mình thì dòng luân hồi ngang đây chấm dứt. Như vậy sự tu, sự học của mình là việc làm phi thường, thế gian không thể bì kịp. Song nhiều khi chúng ta lại xem thường nó, ham học cái của người, cái sanh diệt mà quên khơi lại cái không sanh không diệt của chính mình. Cho nên đức Phật Bổn Sư Thích Ca của chúng ta ngồi dưới cội Bồ-đề tới đêm bốn mươi chín Ngài giác ngộ. Khi giác ngộ viên mãn Ngài tuyên bố thành Phật và tuyên bố “Ta học đạo không có thầy”. Ai dạy Ngài trong lúc đó? Chính vì tâm an định nên Ngài sáng ra, nên Phật nói được đạo mà không ai dạy. Như vậy tất cả Tăng Ni có người nào vô phần về việc này không? Ai cũng có phần hết, có phần tức là có đủ điều kiện để giác ngộ. Thế nhưng chúng ta cứ thả trôi, để bao nhiêu thứ phiền não xấu xa phủ che, khỏa lấp, rồi cứ thế mà chấp nhận đi trong luân hồi. Ngày nay đủ phước đủ duyên, chúng ta biết được phương pháp ứng dụng tu, phải ráng nỗ lực tu hành, mới xứng đáng là người xuất trần thượng sĩ. Nếu không, chúng ta tu để mà tu, rồi cũng tiếp tục luân hồi không đến đâu hết. Đó là điều tôi muốn nhắc cho Tăng Ni nhớ, đừng xem thường những giờ tu của mình. Những khi ngồi yên lặng không phải là tiêu cực, không phải vô ích mà là để dẹp bỏ những mê mờ đang phủ che tánh giác của mình. Khi những mê mờ ấy lặng dứt hết thì tánh giác sáng ngời, chừng đó chúng ta mới thấy chỗ cứu kính, chỗ tuyệt vời của Phật dạy vượt hơn mọi cái của thế gian. Vì thế những vị giảng hay chưa hẳn là giải thoát vì mới có trí tuệ hữu lậu thôi, chưa phải trí tuệ do định sanh. Hiểu vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, đi từng bước thứ tự rõ ràng mới tới kết quả viên mãn, chớ không phải tu lơ là có hình tướng. Cuối cùng mình cũng như ai, cũng ăn, cũng mặc, cũng vui chơi bình thường, như vậy đời tu không có giá trị gì hết. Nên biết ý chí tu hành của chúng ta hết sức siêu việt, siêu phàm chớ không phải thường. Vậy mà có nhiều người vì sự ăn, sự mặc phiền não suốt đời, rồi tạo bao nhiêu thứ phiền lụy cho mọi người chung quanh. Thật là đáng tiếc, thật là đáng thương! Nhiều Phật tử được các vị chư tăng giáo hóa, nói ý nghĩa cao siêu của người tu, họ quá quí nên gặp chư Tăng liền đảnh lễ. Có nhiều người địa vị ngoài xã hội rất lớn hoặc tuổi tác trưởng thượng đáng ông bà cha mẹ, mà lạy chư Tăng còn nhỏ tuổi không hề thấy khó chịu. Tại vì họ quá quí lý tưởng của Phật Tổ dạy, quá quí sự tu hành siêu thoát. Vậy mà chúng ta không chịu tu, khi họ lạy mình có xấu hổ không? Nếu người ta đảnh lễ mà tâm mình đang chạy ngược chạy xuôi xóm này xóm kia, lúc đó ta có tội không? Quí vị phải nhớ đừng tưởng người ta lễ mà mình mừng. Chính đó là điều khiến chúng ta càng xấu hổ khi thấy sự tu của mình chưa ra gì. Nhận người đảnh lễ thì phải trả, chớ không thể nào nhận mà không trả. Nếu ta nhận sự cung kính cúng dường của người mà không trả lại được bằng đạo đức, bằng sự tu hành chân chánh thì đời sau phải làm tôi đòi để trả nợ cũ. Họ kêu chạy vù vù hoặc họ leo lên lưng cỡi chớ không phải chuyện chơi. Tôi nhắc nhở để Tăng Ni đừng xem thường mình, phải làm sao khai thác cho được cái cao siêu quí báu của mình, để khỏi tủi hổ làm người xuất gia mà không có chút gì cao thượng, không chút gì xứng đáng. Thực tế Tăng Ni đâu phải vì thiếu cơm ăn áo mặc mà vào chùa, đâu phải vì khổ đau quá chịu không nổi mà vào chùa. Chúng ta vô chùa là có cả một lý tưởng, bỏ hết những gì phàm tục, tìm cái cao siêu trong đạo, nếu không tu thì một đời trôi qua uổng biết chừng nào. Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình. Chúng ta bỏ cha bỏ mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc đi tu, thì phải làm sao cho xứng đáng là người tu, chớ đừng mượn hình thức tu mà tâm rất phàm tục. Phải hiểu thật rõ ý nghĩa của người tu là làm sao đền đáp công ân cha mẹ, thầy tổ, đàn na thí chủ, chớ đừng tu cầm chừng qua ngày qua tháng, rốt cuộc mình làm một ông thầy tu rỗng mà còn nợ thiên hạ nữa, điều đó thật đau xót. Mong tất cả quí vị nghe rồi cố gắng tu cho được trí tuệ vô sư viên mãn.

THẾ GIAN CHÚ TÂM VÀO VIỆC NHỎ, BỎ VIỆC LỚN

Ðề tài tôi nói hôm nay rất bình dân. Người đời việc ít quan trọng dồn hết tâm lực lo, việc tối quan trọng lại lơ là. Tất cả chúng ta có mặt trên thế gian này, đều do không sáng suốt nên thường lầm lẫn, những điều không quan trọng hay ít quan trọng, chúng ta dồn hết tâm lực để lo, còn những điều tối quan trọng lại không để ý, không màng tới. Tôi sẽ tuần tự giảng giải điều này cho tất cả thấy rõ. Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương. Bước qua phần thứ hai, thân và tâm tức thể xác và tinh thần, cái nào quan trọng hơn? Chúng ta thường lo cho thể xác hay tinh thần? Thể xác lo cho sạch đẹp sung mãn, còn tinh thần thì không nghĩ tới. Nhìn chung con người chỉ nặng về thể xác mà xem nhẹ phần tinh thần, trong khi tinh thần điều khiển thể xác. Ví dụ từ trong nhà đi ra đường, ta khởi nghĩ trước rồi mới đi. Làm việc gì cũng vậy, khởi nghĩ trước rồi mới làm. Rõ ràng tinh thần chỉ huy mà chúng ta lại không quan tâm, chỉ quan tâm thể xác. Nhưng thử hỏi chúng ta lo cho thể xác được sung mãn, mà nó còn mãi không? Lo cho mấy nó cũng bại hoại. Lo nào nhà cửa, tiền bạc, cơm ăn áo mặc. nhưng khi nhắm mắt tất cả những thứ đó còn hay mất? Lo để ngày mai sẽ mất thì lo làm gì? Vậy mà chúng ta cứ lo, lo ngày lo đêm, lo hết sức là lo. Cái giữ không được mà dồn hết cho nó, còn cái chủ thúc đẩy chỉ huy lại không để ý, mặc tình nó ra sao thì ra. Như vậy chúng ta sáng suốt không? Ðó là vấn đề chúng ta cần phải xét lại để khỏi lầm lẫn. Nếu nói tâm hồn hay tinh thần là cái chỉ huy, sắp đặt cho cuộc sống, thì chúng ta phải lo cho nó tốt đẹp, cao quí mới phải, còn thân tạm bợ này lo xoàng xoàng cũng được. Thế mà ta làm ngược lại. Ðó là điều rất sai lầm của đa số người thế gian. Bây giờ nói tu là tu thế nào? Nhiều người bảo ăn chay, lạy Phật nhiều là tu. Ăn chay, lạy Phật cũng thuộc về phần thể xác, còn bộ chỉ huy thì không lo. Vì vậy tu cũng có nhiều cách. Tu bằng hình thức tạo phước tạo duyên, hoặc tu bằng cách lọc bỏ các vọng tưởng cho tâm được trong sáng thanh tịnh. Trong hai cách tu trên, cách tu sau mới là quan trọng. Bởi vì tâm là vị chỉ huy, nếu chỉ huy tốt thì thân miệng làm các việc tốt, cuộc sống theo đó quí đẹp. Còn tu về phần vật chất thì có phước, nhưng tâm còn phiền não thì không giải quyết được cội gốc vô minh sanh tử. Ðó là điều quan trọng người tu chúng ta cần phải biết. Muốn xây dựng, muốn gạn lọc cho tinh thần được trong sáng, tốt đẹp thì phải quay lại xem xét mình. Tất cả chúng ta hiện giờ có ai không biết tham lam, nóng giận, si mê là xấu đâu. Biết thì biết mà không nỡ bỏ, cho nên Phật quở chúng sanh thật mê muội, rất đáng thương. Bình thường không việc gì thì thấy rất hiền lành, nhưng gặp việc trái ý liền nổi sân đùng đùng. Nóng giận như vậy đã là sai rồi mà còn bảo vệ cho cái giận của mình, tại thế này, tại thế nọ nên tôi mới giận. Ðã bảo vệ nó, thì làm sao bỏ được. Ít người nào giận mà nói lỗi tại tôi, lý đáng không nên như vậy, thật là xấu hổ. Không dám nhận lỗi là ngầm chấp nhận mình đúng người sai, nên không bao giờ chịu sửa đổi tật nóng giận của mình. Con người thật là mâu thuẫn. Ðến với Phật hít hà lạy lục, mong cho con được sáng suốt, thanh tịnh. mà những thói xấu không chịu bỏ. Ðó là điều rất thực tế, Phật tử vẫn còn lúng túng. Tôi nói nóng giận là cái nổi nhất, còn tham lam, ngu si ngầm bên trong khó bỏ hơn nữa. Người tham lam có một triệu muốn hai triệu, có hai triệu muốn ba triệu, không dừng lại bao giờ. Có ít muốn nhiều, muốn hoài cũng không bao giờ thấy đủ. Chúng ta tưởng tham không dính dáng gì sân, nhưng thật tình tham là cha đẻ của sân hận. Ví dụ ra chợ thấy món hàng vừa ý mình muốn mua. Nghe người bán nói năm trăm, mình trả ba trăm, người ta chưa chịu bán. Lúc đó có người trả bốn trăm, người ta bán. Vậy là mình nổi tức lên, rõ ràng giận từ tham mà ra. Ðó là những cái tham nhỏ, chưa phải trong tầm tay của mình, còn những cái tham trong tầm tay của mình. Ta quí ta thích nó, khi mất mình sẽ sân giận tới đâu nữa. Thí dụ mình vừa sắm được cái lục bình vừa ý, bất thần đứa cháu sẩy tay làm rớt bể. Lúc đó cơn nóng đùng đùng nổi lên, mình la ó om sòm. Cái nóng giận đó do tham của quí, muốn giữ mà mất nên mình mới sân hận. Như vậy có thể nói tất cả sự nóng giận đều bắt nguồn từ lòng tham. Như ta muốn được khen, được danh thơm tiếng tốt mà bị người chê thì nổi nóng liền. Tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham cái nào mà không được cũng dẫn đến sân hận cả. Song lòng tham gốc từ si mê mà ra. Như mạng sống của chúng ta qua một ngày là mất một phần. Cuộc đời vô thường, ngày nay sống chưa chắc ngày mai đã còn. Người thấy được lý vô thường là thấy được lẽ thật. Do vô thường, thở ra không hít lại là chết, mạng sống này đâu có bảo đảm dài lâu. Nhưng nghe ai nói ngắn, thì mình buồn, mình cự lại. Còn nghe nói dài, sống đến trăm tuổi là vui liền, như vậy không phải si mê là gì? Chúng ta thường sống với những ảo tưởng, mơ ước không có lẽ thật, đó là gốc từ si mê. Nếu ai nói mạng mình yểu ta liền xét biết, cuộc sống trong hơi thở không yểu sao được. Nói vậy, biết vậy thì cười thôi, không giận hờn ai. Vì không có trí tuệ, ta sống trong ảo tưởng, không đúng lẽ thật, nên sanh ra tham lam sân hận, đủ thứ phiền não che lấp tâm chân thật. Từ si mê cho rằng đời sống cả trăm năm, rồi lo tạo dựng sự nghiệp không có ngày cùng, đến tắt thở cũng chưa rồi. Vì vậy mà cả một đời người mấy chục năm, chúng ta cứ lao vào hình thức vật chất, không nghĩ tới tâm tư của mình trong sáng hay tối tăm. Chúng ta không biết trau dồi tâm tánh của chính mình chút nào hết, mà lại đuổi theo những cái tạm bợ bên ngoài. Ðời này tạo lập, xây dựng nếu lỡ chết đi thì tiếc nuối không bỏ được, nên rồi phải trở lại nữa. Thế nên Phật nói si mê là gốc của luân hồi, chúng sanh trở đi trở lại không giải thoát được, gốc từ si mê mà ra. Từ si mê chúng ta có đủ thứ sai lầm. Si mê về sự sống, si mê danh vọng, si mê sắc đẹp. Bởi nghĩ mình đẹp nên ai chê xấu thì giận, nghĩ mình khôn nên ai chê ngu thì giận. Người ta cứ tưởng tượng về mình, chớ sự thật chắc gì mình đẹp, chắc gì mình tốt, chắc gì mình khôn. Nhưng nghe khen thì vui, nghe chê thì không chịu. Như vậy có phải si mê không? Con người chịu hết khổ này tiếp nối khổ kia, không thoát được là vì thế. Bây giờ nếu chúng ta biết rõ mạng sống vô thường, thân này không thật. Ta không là gì trong xã hội này cả thì có gì để tự hào, ngạo mạn. Nghĩ mình là rơm là rác, tự nhiên ta sẽ buông bỏ được những thứ tạm bợ quanh mình, sửa đổi những thói hư tật xấu thành ra tốt đẹp. Biết thân này không có giá trị chân thật thì sẽ không còn đắm luyến nó nữa, ta mới vươn lên tìm cái chân thật. Ðó là biết lo cái đáng lo, bỏ cái đáng bỏ. Chúng ta kiểm lại ba điều: Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần phải tu sửa. Nhớ như vậy, chúng ta sẽ tập trung vào việc tu dễ dàng, gạn lọc tâm trong sạch, thanh tịnh. Tịnh hóa được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống này không thể lôi kéo chúng ta được nữa. Ðó là một lẽ thật. Thật vậy, khi nhìn lại thấy thân này là đãy da hôi thối, giống như cái bô đậy kỹ, có ai đi ngang bịt mũi, mình sẽ cười nói tránh đường cho cái bô đi. Như vậy đâu có khổ. Rõ ràng lâu nay chúng ta sống trong mê lầm. Bây giờ phải gan lên, phải thấy được lẽ thật thì đời sống của mình mới an lành tự tại. Lúc nào cũng nhớ từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận. Ba thứ này là phiền não rất độc cần dẹp bỏ, chớ không thể nuôi dưỡng được. Nhưng chúng ta có bệnh biết sai mà không can đảm sửa liền, cứ hẹn từ từ. Như vậy đòi tu mau ngộ đạo, mau thành Phật sao được! Bởi vì tu là phải dùng trí tuệ thấy đúng như thật, cái gì ảo tưởng phải chừa bỏ, như vậy mới hết gốc mê, hết mê mới hết khổ. Chúng ta không gan, không dám nhìn thẳng, không dám bỏ thì không bao giờ được an lạc giải thoát. Khổ đau không phải từ đâu đem đến, mà tại chúng ta không sáng suốt, không có trí tuệ. Có người nghe Phật dạy đời là khổ, thân là vô thường, v.v. cho rằng Phật bi quan. Nhưng không ngờ thấy được lẽ thật đó sẽ cởi mở biết bao nhiêu việc, không còn đeo đẳng đau khổ nữa. Do không biết không nhận như vậy nên người thế gian đau khổ vô cùng, hết đời này tới đời khác không lúc nào hết buồn hết lo. Chúng ta thử nghiệm lại trên thế gian này, từ người giàu cho tới người nghèo, có ai không khổ đâu, có ai sống toàn là vui đâu. Mỗi người khổ mỗi cách, có người khổ vì thiếu thốn đói rét, có người khổ vì côi quả, có người khổ vì gia đình không hạnh phúc. ai cũng khổ, không có ai vui trọn vẹn. Vậy mà Phật nói cuộc đời là khổ thì bảo đạo Phật bi quan. Rõ ràng con người luôn chạy trốn sự thật. Chúng ta phải dám nhìn vào sự thật mới có thể can đảm tiến lên. Biết cuộc đời vô thường để ngày nào, giờ nào mình còn sống thì cố tu tập, dẹp những thói xấu. Chỉ nhớ mạng sống trong hơi thở là hết tham ngay. Nhớ thân này nhơ nhớp thì bớt ngã mạn, tự nhiên ta trở về cuộc sống chân thật của mình. Ðó là người có trí tuệ sáng suốt. Tu là rèn luyện trí tuệ cho được sáng suốt, được tốt đẹp, đó là điều tiên quyết. Thân này dầu sửa sang, lo lắng mấy nó cũng bại hoại, cũng chỉ là tấm thân hư thối thôi. Tất cả cái được đó đều là được để mất, chớ không phải được để còn mãi. Vậy mà chúng ta cứ cắm đầu lo thôi là lo, còn việc tẩy rửa gạn lọc cho tâm trong sáng, tốt đẹp thì ít quan tâm tới. Phần nhiều Phật tử đi chùa học Phật, chỉ muốn tu để đời sau sung sướng hơn, phước đức hơn, đẹp đẽ hơn, chớ không muốn thấy đúng lẽ thật, không muốn dứt si mê, giác ngộ giải thoát. Trong nhà Thiền tu là gạn lọc nội tâm, giống như một khạp nước đục, chúng ta lóng xuống cho nó trong. Lóng lặng rồi thì nước trong, nhưng cặn bã vẫn còn dưới đáy khạp, nếu quậy lên thì chúng sẽ ngầu đục trở lại. Bây giờ muốn nó hoàn toàn trong, không có cặn cáu nữa thì phải lọc qua một khạp khác. Cũng vậy, tham sân si là cặn cáu, nó làm cho tâm trí mình mờ tối, bây giờ chúng ta phải lọc, phải gạn cho nó lắng xuống trước. Lắng xuống rồi phải lọc bỏ nó đi, lúc đó tâm mình mới trong sáng. Tâm hồn trong sáng tức không còn đau khổ nữa, còn tâm hồn tối tăm thì đau khổ không có ngày dứt được. Ðó là điều hết sức thiết yếu. Chúng ta có hai thứ tâm, tâm sanh diệt tùy duyên và tâm thanh tịnh hằng sáng không mất. Khi chúng ta nghĩ xấu, nghĩ ác thì tâm đó luôn thay đổi hay nguyên vẹn mãi như vậy? Thí dụ có người nói trái ý, mình giận ghét họ, đó là tâm xấu. Nhưng thời gian sau họ làm gì vừa ý, mình liền vui vẻ, thương mến họ. Ðó là tâm sanh diệt tùy duyên. Duyên thuận thì nó tốt, nghịch thì nó xấu chớ không cố định. Ðã là sanh diệt tùy duyên thì không phải thật mình. Như vậy không ai cả ngày giận hoài, cũng không ai cả ngày ghét hoài. Thương, ghét, buồn, giận đều tùy duyên lộn qua đảo lại, không cố định. Vừa giận đó rồi thương, vừa ghét đó rồi mến, đổi thay luôn. Phật dạy phàm những gì do duyên hợp đều hư giả, vậy mà chúng ta chỉ sống với cái giả, bỏ quên cái thật. Cả ngày đem hết sức lực để lo lắng, gìn giữ cái thân tạm bợ này. Ðến tâm tức tinh thần, chúng ta giữ phần hơn thua, phải quấy, tốt xấu, được mất cho đó là tâm mình. Tâm tôi nghĩ phải, tâm tôi nghĩ quấy, tâm tôi vui buồn, thương ghét. có rồi mất, không thường còn. Tâm không thật luôn sanh diệt như vậy mà bám vào đó chấp là mình, thành ra mất mình luôn. Có đáng thương không? Phật bảo chúng sanh do ba nghiệp mà đi trong sanh tử luân hồi. Ba nghiệp là thân, miệng và ý. Khi ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu nên nghiệp dẫn đi trong ba đường ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu ý nghĩ tốt, thì miệng nói phải, thân làm phải nên nghiệp dẫn đi trong ba đường lành trời, người, a-tu-la. Như vậy chánh nhân tạo nghiệp là ý, tức những thứ buồn thương giận ghét của chúng ta. Tâm đó là chủ tạo nghiệp, muốn tu giải thoát sanh tử mà bám vào nó thì không bao giờ giải thoát được. Chỉ là phước báu hoặc tội nghiệp, dẫn đi trong đường lành hoặc đường dữ thôi. Ban đầu, chúng ta tu thì tập bỏ những thứ xấu ác, sau đó đến các thứ tốt thiện cũng phải bỏ luôn. Nhưng thường không ai bỏ cái tốt cả, uổng lắm cho nên được sanh cõi lành, thành ra cũng quanh quẩn ở sanh tử thôi. Chúng ta chưa tìm ra cái thật mình, thì chưa thể được an vui vĩnh viễn. Cái thật đó Lục Tổ nói "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?" Vậy khi tâm hằng tri, hằng giác mà không có niệm thiện ác lôi cuốn, lúc đó mình đi đâu? Không tạo nghiệp là giải thoát sanh tử, còn đi đâu nữa. Chúng ta ai cũng sẵn có cái không tạo nghiệp, không bị nghiệp dẫn mà không chịu nhận, cứ nhận cái tạo nghiệp, cái sanh tử là mình rồi khỏa lấp cái mình thật. Bản lai diện mục tức là mặt thật xưa nay của mình, nó bị khỏa lấp bởi niệm thiện, niệm ác. Chừng nào những niệm đó lặng sạch thì mặt thật xưa nay hiện tiền. Vậy lúc niệm thiện ác chưa lặng sạch thì mặt thật kia ở đâu? Bình thường chúng ta thấy biết tất cả mà không khởi niệm phân biệt, cái thấy biết đó không động. Nó luôn hiện tiền nhưng mình vừa khởi phân biệt thì nó khuất đi, chớ không phải mất, không phải thiếu vắng bao giờ. Chúng ta chạy theo niệm sanh diệt thì cái chân thật ẩn khuất, khi nào dừng lặng các niệm sanh diệt thì nó hiện bày. Cho nên các Thiền sư thường nói "Tại ông không nhận, chớ không phải không có". Có ai không thấy, không nghe, không biết. Thấy, nghe, cảm giác biết hết nhưng ở giai đoạn đầu chưa khởi niệm phân biệt tốt xấu, hơn thua thì cái biết chân thật không sanh diệt. Khi tâm khởi niệm phân biệt là chuyển sang cái biết sanh diệt rồi. Thấy cứ thấy, nghe cứ nghe, có người nào thiếu đâu, nhưng ai cũng than kiếm không ra Phật tánh. Sự thật thì nó luôn hiện tiền ngay nơi chúng ta, đâu cần phải tìm kiếm ở đâu. Khi chúng ta ngồi Thiền không có hôn trầm, những niệm nghĩ tưởng lăng xăng lặng xuống, dấy lên ta thấy biết rõ ràng tức là vẫn tỉnh vẫn biết như thường, cái biết đó nó không động không tịnh, không sanh diệt như các niệm vọng tưởng. Ðó là mình đã có sẵn cái không động, không sanh diệt rồi. Chỉ cần ta không chạy theo cái động, thì trở về được với cái không động, đó là giải thoát sanh tử. Vì cái động sanh diệt tạo nghiệp đi trong sanh tử, còn cái không động, không sanh diệt thì không tạo nghiệp sanh tử. Cho nên sống được với cái không động là giải thoát sanh tử, cần gì tìm kiếm ở đâu xa. Trong nhà Thiền nói "Cỡi trâu đi tìm trâu", "Cõng Phật mà đi tìm Phật" là thế. Vì vậy trong kinh Pháp Hoa, chàng cùng tử say sưa được bạn tặng cho hòn ngọc quí bỏ trong túi áo, anh lo say lang thang hoài nên quên mất mình có hòn ngọc. Ðến khi được bạn chỉ thẳng mới nhớ lại mình có hòn ngọc trong túi áo từ lâu. Ðó là chỉ cho tất cả chúng ta có cái chân thật quí báu mà không nhớ không nhận, cứ chạy theo cái tạm bợ cái giả dối hoài. Tôi nhắc lại chúng ta tu là dẹp bớt những tâm niệm xấu ác, giữ những tâm niệm hiền lành tốt đẹp, đó là chặng thứ nhất. Kế đến tất cả niệm sanh diệt dù tốt hay xấu cũng đều bỏ hết, đừng luyến tiếc mà phải sống với cái chân thật không sanh không diệt, không hình tướng của mình. Như vậy tu là làm một việc cao siêu phi thường, chớ không phải tầm thường. Chúng ta hiện giờ đang sống đang tu, mà chỉ mong muốn những cái nho nhỏ, như đời sau có phước hơn đời này, giàu sang sung sướng hơn đời này. Nhưng ta quên rằng dù được như vậy chắc gì đã hạnh phúc, vì có thân là có khổ. Có ai khỏi bệnh, khỏi chết đâu. Bệnh chết là khổ hay vui? Cái án đó đã sẵn cho mọi người. Ai rồi cũng phải đi tới già, tới bệnh, tới chết. Ðã có án tử hình thì cuộc sống là vui hay là khổ? Vậy mà chúng ta cứ buông trôi, ngày mai ra sao mặc nó, bây giờ cứ cười cứ vui. Người không thấy xa biết rõ, là người không sáng suốt, không có trí tuệ. Người tu có hai trường hợp, thứ nhất nhớ cuộc đời vô thường rồi buồn rầu chán nản không muốn làm gì. Như vậy chưa phải khéo tu. Thứ hai cũng biết vô thường nhưng vui vẻ, vì biết đó là luật chung của mọi người, không ai tránh được. Muốn tránh phải tự tìm một lối đi khác, chớ không thể ngồi buồn mà tránh được. Ðây là người khéo tu. Cho nên chúng ta học Phật, biết đời là khổ nhưng mình vẫn vui. Vì trong cái khổ sanh diệt có cái chân thật không sanh diệt, luôn hằng hữu bên mình. Thế thì ta dại gì sống với cái sanh diệt, bỏ mất cái không sanh diệt cho phải khổ. Vì vậy đạo Phật không những không bi quan, mà còn lạc quan yêu đời nữa là khác. Người biết tu thì biết sửa đổi sai lầm, luôn tỉnh giác và đánh thức mọi người cùng tỉnh giác, như vậy cuộc sống mới có giá trị. Nếu cả cuộc đời mấy chục năm, sống trong u tối thì thật vô nghĩa. Ðời này qua đời khác, cứ chồng chập như vậy thì khổ não biết bao nhiêu. Lại, Phật bảo được thân người là khó, như rùa trăm năm mới gặp bọng cây giữa biển khơi. Tuy thân này hư tạm, nhưng nếu chúng ta biết lợi dụng nó, để tu hành thì sẽ vượt thoát khỏi dòng sanh tử, sống với Pháp thân chân thật, muôn đời không sanh diệt. Giống như rùa mù nương bọng cây được vào bờ. Ngày nào sống là một ngày thức tỉnh, ngày nào sống là một ngày an lạc. Khi không còn nghĩ chuyện tốt xấu, phải quấy ta sẽ thấy vui. Vui thế nào? Tất cả niệm hơn thua phải quấy không khởi thì gương mặt mình lúc nào cũng tươi sáng, đó là cái vui chân thật. Còn vui hỉ hạ là cái vui của thế gian, không chân thật. Nhưng người đời luôn tìm vui trong cái hơn thua được mất. Ví dụ người ta tổ chức đá bóng, đội nào thắng mình vỗ tay cười vui, trong khi đội thua rất đau khổ. Vui trong sự đau khổ của người khác, thì cái vui đó không thật vui. Người thắng thì vui, người thua thì khổ. Như vậy vui của thế gian chỉ là cái vui tương đối, vui khổ theo nhau, chớ không hoàn toàn vui. Chỉ khi tâm chúng ta dứt các niệm phải quấy, hơn thua v.v. lặng lẽ thanh tịnh mới thật là vui. Nhưng có nhiều người, nhất là tuổi học sinh sinh viên, nói tu cái gì cũng bỏ hết thành ra ngu ngốc. Phải nhét vô đầu thật nhiều mới có kiến thức rộng, mới là người hiểu biết. Thật ra không phải vậy, người tu bỏ những niệm lăng xăng tạp loạn, để tập trung vào một việc thì sáng thêm chớ ngu sao được. Ví dụ khi học cứ một tâm chuyên chú vào việc học, không nhớ nghĩ viển vông chuyện nọ chuyện kia, thì càng học càng thông minh sáng suốt hơn, chớ ngu sao được. Khi làm việc cũng vậy, buông hết chuyện tạp, tập trung vào công việc thì kết quả sẽ tốt hơn. Thời nay, người ta muốn nhớ nhiều quá thành ra quên hết. Bởi vì nhét đầy óc ách trong não, khiến nó mỏi mệt nên nó không thể tiếp nhận được gì cả. Rồi rốt cuộc càng muốn nhớ thì càng quên. Trong khi người càng buông lại càng nhớ, nhớ một cách tự nhiên trong sáng nên mọi việc hiện ra rất rõ ràng phân minh. Chúng ta thử nghiệm xem khi nào đầu mình rối nuồi việc này việc kia, lúc đó mình cứ quên đầu quên đuôi. Khi ấy, chỉ cần ngồi thiền một chút ta liền nhớ trở lại. Vì vậy nhiều người mới tập tu thiền nói ở ngoài không nhớ gì hết, đến lúc ngồi thiền, lại nhớ đủ chuyện. Như vậy có lỗi không? Tôi giải thích đó không phải tội lỗi, vì lúc ở ngoài việc này việc kia khỏa lấp nên ta không nhớ, khi ngồi thiền tâm yên định, nó trồi lên nên ta thấy đủ chuyện. Thấy thì thấy, biết nó không thật liền buông thì không có lỗi gì cả, quan trọng là đừng chạy theo nó. Như đức Phật khi ngồi thiền dưới cội bồ-đề, chứng được Túc mạng minh, Ngài nhớ lại chuyện vô số kiếp về trước như nhớ chuyện hôm qua. Khi buông bỏ hết, ta tưởng như quên nhưng trái lại nhớ rõ hơn. Còn ráng nhớ rốt cuộc nhớ không bao nhiêu. Hiểu như vậy mới thấy tâm mình là kho chứa, nên nhà Phật gọi là Tàng thức. Cái kho ấy chứa tất cả chủng tử lành dữ của mình, nếu ta loại hết những lăng xăng tạp loạn thì kho Tàng thức đó biến thành Như Lai tàng. Kho thức phân biệt mà sạch hết những niệm phân biệt thì trở thành kho Như Lai, kho Phật chớ không phải hết trơn. Vì vậy khi tu chúng ta buông bỏ hết, nhưng đừng tưởng mất tất cả. Không phải vậy, ngồi yên định lại, muốn nhớ thì nhớ rõ ràng, không muốn nhớ thì thôi. Ðó là người đã làm chủ được mình và các pháp, sống tùy duyên an vui tự tại, không bị các pháp nhiễu loạn. Nên những người tu càng cao càng hay, thì càng ít chú ý tới mọi thứ, nhưng cần thiết thì các ngài thấy biết rõ ràng, không nghi ngờ. Còn chúng ta những thứ cần biết thì không biết, những thứ không cần biết lại biết. Vì vậy chúng ta khác các ngài. Tóm lại, hôm nay tôi muốn nhắc tất cả nhớ điều này: Việc gì đáng lo thì mình lo, việc gì không đáng lo thì buông bỏ bớt. Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì. Người tu không sợ ngu, chỉ sợ không tu được thôi. Tu được tức là giác ngộ, mà đã giác ngộ tức là trí tuệ viên mãn, nói gì là ngu với không ngu ! Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn: suachua, HuuDuc, bimattrongbimat, nhuocthuy, nguyenthuy, chonhoadong Logged tieuphu Newbie * Offline Offline Bài viết: 27 Cảm Ơn -Gửi: 50 -Nhận: 113 Xem hồ sơ cá nhân Re: Bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ « Trả lời #1 vào lúc: Tháng Tám 05, 2009, 02:05:58 pm » TU LÀ DỪNG, CHUYỂN VÀ SẠCH NGHIỆP HT. Thích Thanh Từ Đề tài tôi giảng hôm nay: Tu là dừng nghiệp, chuyển nghiệp, và sạch nghiệp. Trước khi đi vào đề tài, tôi xin đặt một câu hỏi: "Tại sao chúng ta phải tu? " Quý Phật tử thường đi chùa, lễ Phật, ăn chay, chắc rằng ai cũng nói mình biết tu rồi, phải không? Vậy nếu có người hỏi tại sao phải tu, thì quý vị trả lời thế nào? Ở đây tôi sẽ giải thích về điều này. Chúng ta đều ý thức rằng người biết tu là người cầu tiến, là người vươn lên. Tại sao? Thí dụ có người trước kia say rượu lè nhè, nhưng bây giờ người đó biết tu theo Phật, giữ năm giới. Do giữ giới nên không uống rượu say nữa, đó là đã tiến hơn xưa. Hoặc như người chuyên đi ăn trộm, người đó bị xã hội đánh giá là hạng bất lương. Bây giờ người đó biết tu, thọ giới của Phật. Phật cấm không được trộm cướp. Khi không còn trộm cướp nữa, thì người đó có tiến bộ chưa? Thường thường thế gian thấy ai hư hỏng, rồi thức tỉnh lại, làm lành thì người ta bảo người đó giác ngộ. Đó là một bước tiến. Như vậy vì cầu tiến mà chúng ta tu. Người biết tu là lúc nào cũng sửa đổi hành vi xấu, ngôn ngữ xấu, ý niệm xấu của mình trở thành hay, trở thành tốt. Như vậy có phải là tiến bộ không? Cho nên nói biết tu là có tiến. Vì vậy muốn cầu tiến, người Phật tử phải tập tu. Đó là lý do thứ nhất. Lý do thứ hai, chúng ta tu là vì muốn đem lại sự an lạc cho bản thân mình trong hiện tại và vị lai. Tại sao? Thí dụ như một Phật tử trước kia chưa biết tu, ở gia đình vợ chồng nghi ngờ nhau không hòa thuận. Bây giờ nếu hai vợ chồng biết tu, giữ ngũ giới tức không tà dâm, không ngoại tình với kẻ khác, thì vợ chồng hết nghi nhau. Hết nghi nhau thì bình an, hạnh phúc. Như vậy nhờ tu mà đem lại sự bình an cho gia đình, sự tốt đẹp cho xã hội. Nên người biết tu là người tiến lên, chuẩn bị cho cuộc sống luôn được an lạc. Thế mới thấy tu là việc thiết yếu. Phật tử khi hiểu được lợi ích đó rồi ai cũng phát tâm tu. Đó là lý do thứ hai. Khi đã phát tâm tu theo Phật, thì điều đầu tiên Phật dạy chúng ta tu là để dừng nghiệp. Tại sao tu để dừng nghiệp? Trước khi trả lời câu này, tôi xin ôn lại lịch sử đức Phật một chút. Chúng ta nhớ đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngồi dưới cội Bồ-đề suốt bốn mươi chín ngày đêm, đến đêm thứ bốn mươi chín, từ đầu hôm đến canh hai Ngài chứng được Túc mạng minh. Túc mạng minh tức là trí sáng suốt, thấu rõ hết bao nhiêu kiếp về trước của mình, đã từng làm gì, ở đâu, cha mẹ anh em tên gì… đều biết rõ hết. Chẳng những một đời mà vô số đời cũng đều biết rõ. Nên gọi là Túc mạng minh, tức trí sáng suốt, biết vô số mạng kiếp về trước. Sau này đi giảng đạo, Ngài nhắc lại đời trước Ngài đã từng làm gì, ở đâu, lợi ích cho ai v. v… Những sự việc như thế được kết tập lại gọi là kinh Bản Sanh và Bản Sự, hiện giờ vẫn còn. Từ canh hai đến canh ba, Ngài chứng được Thiên nhãn minh. Thiên nhãn minh là tất cả những gì gần xa, nhỏ nhiệm nhất Ngài đều thấy được. Cho nên khi đức Phật chứng được Thiên nhãn minh rồi, Ngài nhìn thấy trong bát nước có vô số vi trùng. Ngày xưa nói trong nước có vi trùng người ta không tin. Nhưng bây giờ nhờ khoa học chế ra kính hiển vi, người ta mới thấy vi trùng. Như vậy đức Phật đã thấy hơn hai ngàn năm rồi, bây giờ chúng ta mới biết. Bằng Thiên nhãn minh Ngài nhìn rất xa, thấy ngoài thế giới này, còn có vô số thế giới khác, tính không hết. Danh từ chuyên môn trong nhà Phật gọi là Hằng hà sa số. Hằng hà đó là sông Hằng ở Ấn Độ, sa số là số cát. Sông Hằng ở Ấn Độ dài tới mấy ngàn cây số, thì cát sông Hằng chừng bao nhiêu? Vô số kể. Phật nói thế giới trong hư không nhiều như số cát sông Hằng vậy. Ngày xưa không ai tin điều này cả. Nhưng bây giờ nhờ các nhà thiên văn, người ta tìm thấy rõ ràng ngoài thiên hà của chúng ta, còn vô số thiên hà nữa. Cho nên biết trong vũ trụ không biết bao nhiêu là thế giới. Như vậy Phật nói không sai, vì đó là cái thấy thật. Kế đó, Ngài nhìn thấy con người khi chết rồi lại tái sanh vào các loài. Người ta cứ nghĩ chết rồi là hết, hoặc bảo chết rồi trở lại làm người. Nhưng Phật thấy rõ ràng, khi chúng ta chết rồi, do nghiệp của mình tạo hàng ngày, hoặc lành hoặc dữ; nếu lành thì nó dẫn chúng ta sanh trong cõi lành, nếu dữ nó dẫn chúng ta sanh vào cõi dữ. Cho nên trong kinh có một đoạn Phật nói: "Ta nhìn thấy chúng sanh do nghiệp dẫn đi luân hồi trong lục đạo như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường, thấy rõ ràng ai nghiệp gì, đi đường nào, không có nghi ngờ. " Vì vậy Phật dạy chúng ta tu, bước đầu là dừng nghiệp. Dừng nghiệp để làm gì? Để khi chết chúng ta không bị nghiệp ác dẫn đi vào đường ác. Nếu cứ tạo nghiệp ác, thì khi chết chúng ta bị nghiệp dẫn trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Cho nên người Phật tử tu là làm sao trong hiện tại, dừng những hành động xấu ác, để bản thân là một người tốt, có lợi ích cho xã hội, chết đi mình lại được nghiệp lành dẫn sanh vào cõi lành. Như vậy có phải tu là để cho chúng ta an ổn trong đời này và đời sau không? Vì tầm quan trọng như vậy cho nên chúng ta mới tu. Như hàng Tăng Ni xuất gia, lẽ ra các vị ở ngoài đời hưởng những lạc thú thế gian, tại sao lại cạo đầu vào chùa ăn chay, mặc áo nhuộm cho khổ vậy? Có cái gì cần, cái gì quý, mình mới làm điều đó chứ. Vì thấy rõ được lợi ích việc tu tập rồi, nên chúng ta mới đi tu. Đến canh năm, khi sao mai vừa mọc, Ngài liền chứng được Lậu tận minh, tức là trí sáng suốt thấy rõ nguyên nhân vì sao con người phải luân hồi sanh tử. Ngài thấy rõ ràng, không nghi ngờ gì hết. Nên sau đó Ngài đến vườn Lộc Uyển, giảng bài pháp đầu tiên cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Đó là bài pháp Tứ Diệu Đế. Ngài chỉ rõ quả đau khổ và nhân gây ra đau khổ; chỉ cho quả giải thoát và nhân tu sẽ được giải thoát. Đó là do Phật tu chứng được nên Ngài nói ra, chớ không phải như các triết gia suy luận rồi nói. Vì vậy Phật dạy chúng ta trên đường tu, phải làm sao đạt được kết quả tốt đẹp, làm sao tu cho cuộc đời của mình hiện tại an vui, hạnh phúc, lợi ích cho chúng sinh. Khi chết đi sinh trở lại, được làm người tốt đẹp hơn, cao quý hơn. Tu là như vậy. Ở đây, điểm quan trọng tôi muốn nhấn mạnh: Tu là dừng nghiệp, là chuyển nghiệp và sạch nghiệp. Dừng nghiệp, tức là dừng những nghiệp ác, chúng ta không tạo những tội lỗi phải chịu khổ đau nữa. Vậy tu dừng nghiệp bằng cách nào? Trong nhà Phật dạy, dù tại gia hay xuất gia, khi bước chân vào đạo, trước tiên phải gìn giữ giới luật. Gìn giữ giới luật là tu dừng nghiệp. Tại sao? Bởi vì đức Phật thấy rõ ràng, con người khi nóng giận hay tham lam rất là cuồng loạn. Điều tội ác nào người ta cũng có thể làm được. Mà tạo tội ác thì phải đọa, phải chuốc quả đau khổ. Vì vậy Phật dạy phải giữ những điều giới, đừng tạo ác. Không tạo ác thì khỏi đọa. Như hàng Phật tử tại gia, đức Phật dạy phải giữ năm giới: 1- Không được sát sanh. 2- Không được trộm cướp. 3- Không được tà dâm. 4- Không được nói dối. 5- Không được uống rượu, không được hút á phiện, xì ke, ma túy. Năm điều đó cần phải gìn giữ cho đúng. Như người nam khi chưa biết tu, có ai rủ uống rượu thì sao? Tuy ban đầu chưa biết uống, nhưng bạn bè rủ thì vị tình, uống rồi thành ghiền. Ghiền rồi thành say. Đối với á phiện, xì ke, ma túy cũng vậy. Trước đâu có, cha mẹ sanh ra đâu có ghiền. Do bị bạn bè rủ rê mà không biết tu mới nhào theo. Nhào theo rồi thì hư một đời, hại gia đình, hại xã hội. Nên Phật cấm những điều đó là thương hay làm khó khăn mình? Đó là Phật thương. Bởi rượu, á phiện, xì ke, ma túy là hố sâu nguy hiểm, Phật muốn cho chúng ta không rớt vào hố đó, nên mới dùng hàng rào giới luật để chặn. Thí dụ Phật tử đã thọ ngũ giới rồi, nếu bạn bè tới rủ uống rượu, liền nói: "Tôi đã thọ giới Phật rồi, không được uống rượu. Thôi, tôi xin không uống". Như vậy là ngăn chặn mình tạo tội. Nếu không thọ, không giữ giới thì bạn bè rủ cứ ngồi uống có sợ gì đâu. Rồi tới ăn trộm, ăn cướp, cho đến giết người… trong những việc đó có gì bình an không hay việc nào cũng khổ. Mình làm cho mình khổ, mình làm cho người khác cũng khổ, cứ khổ lây với nhau. Bây giờ Phật cấm không được giết người, dù giận bao nhiêu đi nữa, cũng không dám động đến sinh mạng của người khác, đó là tu. Tu là giữ giới. Cho nên bước đầu vào đạo, Phật bảo phải giữ năm giới. Chúng ta hứa giữ để trong lòng lúc nào cũng nhớ không được làm các việc đó. Nhờ hứa với Phật, hứa với quý thầy như vậy, không dám quên nên không tạo tội. Đây gọi là dừng nghiệp. Chúng ta đối nơi thân, nơi miệng, nơi ý thường hay buông lung tạo tội. Thí dụ nơi thân, trẻ nhỏ thấy con chim đậu trên cành cây, nó làm sao? Nó muốn bắn. Nhiều khi con chim nhỏ xíu không đáng gì hết, không được một miếng ăn nữa, mà cũng cứ bắn. Thấy con cóc, con nhái, muốn lấy đá chọi v. v… Bây giờ mình biết tu thì việc gì không có lợi cho mình, cho người mà làm đau khổ chúng sanh thì đừng làm. Nhờ không làm nên không khổ cho những con vật nhỏ, không khổ cho người. Như vậy nhờ biết gìn giữ giới, không làm việc ác, đó là chúng ta tu. Đến miệng, chúng ta toàn nói lành hay cũng có khi nói dữ? Có người nào nói lành suốt đời chưa, hay khi vui thì nói lành, khi giận thì nói dữ. Bây giờ chúng ta biết tu rồi, vui nói lành mà giận thì thôi, làm thinh, đừng nói gì cả. Bởi vì nếu nói thì sẽ nói bậy, nói tội lỗi. Cho nên khi giận, làm thinh bỏ qua, một hồi sẽ hết. Chúng ta giữ thân không làm đau khổ cho chúng sanh, miệng không nói lời dữ, lời ác khiến người khinh miệt mình. Đó là bảo vệ giá trị tinh thần đạo đức của mình. Quý Phật tử thấy khi giận lời nói có giá trị thật không? Thí dụ khi giận người ta nói "Mày là con chó", nói thế mà mình có thành con chó đâu. Nếu tỉnh táo, mình sẽ trả lời: "Tôi đâu có bốn chân đâu mà thành con chó". Nhưng đằng này, nghe nói con chó liền muốn tát tai người ta, như vậy vô tình mình nhận là chó rồi. Bởi vừa nói chó là mình cắn liền, phải không? Khi nóng giận người ta dễ điên cuồng, không có chút gì khôn ngoan, sáng suốt cả. Cho nên khi nóng giận cần phải im lặng, đó là người khôn, người khéo tu. Như vậy chúng ta tu thân, tu miệng và tu luôn cả ý nữa. Ý của quý vị nghĩ tốt nhiều hay nghĩ xấu nhiều? Có khi xấu nhiều tốt ít, có khi tốt nhiều xấu ít, tốt xấu lẫn lộn. Bây giờ tu rồi khi nghĩ một điều gì xấu, chúng ta biết đó là bậy, là tội lỗi nên không nghĩ nữa, cấm nó như vậy lâu dần thành quen. Nghĩ tốt thì cho nghĩ, nghĩ xấu thì dừng. Đó là chúng ta tu. Nếu người thân không làm những điều xấu ác, miệng không nói những lời dữ, ý không nghĩ những điều bậy xấu, thì người đó là người tốt. Người ta nói tu hiền, nhưng hiện nay có nhiều người tu mà chưa hiền. Ăn chay thì ăn mà không hiền chút nào cả. Bởi tu không phải chỉ ăn chay mà tu là sửa thân đừng làm tội lỗi, miệng đừng nói tội lỗi, ý đừng nghĩ tội lỗi. Còn ăn chay, ăn mặn chỉ là phần phụ thôi. Người ăn mặn mà nói năng đàng hoàng hiền lành, còn người ăn chay mà la lối bậy bạ thì ai hơn ai? Hiểu vậy quý vị mới thấy lẽ thật của sự tu. Ngay trong đời sống này phải tạo cho mình một cuộc sống có giá trị. Nếu trong gia đình hai vợ chồng đều biết tu. Chồng không làm bậy, không nói bậy, không nghĩ bậy, vợ cũng vậy thì gia đình đó đầm ấm, hạnh phúc không? Sở dĩ ngày nay gia đình chia ly, đau khổ, là vì người ta không biết tu. Tu dừng nghiệp là đừng làm bậy, đừng nói bậy, đừng nghĩ bậy thôi, chứ chưa làm gì hay tốt. Bao nhiêu đó cũng khó rồi. Lâu nay người ta quen buông lung, bây giờ chặn lại nên khó, chớ việc đó đâu phải khó. Nếu giận người ta mà mình làm thinh, không la lối gì hết. Một hồi cơn giận sẽ nguôi, và từ từ mình quên hết. Quên hết thì có thiệt thòi gì cho mình đâu. Còn nóng chửi người ta, người ta đánh lại mình thì sẽ sinh ra bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu phiền não và tội lỗi khác nữa. Tất cả chúng ta ai cũng cần phải tu để trở thành người hay tốt. Đó là người khôn ngoan, sáng suốt. Nếu để thân miệng ý lăng xăng lộn xộn hoài, đó là người xấu, người dở. Tôi đã nói phần tu là dừng nghiệp. Kế đến phần tu là chuyển nghiệp. Chuyển là đổi. Chuyển nghiệp là chuyển đổi nghiệp của mình. Tôi thường hay nói, Phật tử chúng ta hiểu nghĩa chữ tu dở hơn cả mấy chú sửa xe honda nữa. Tại sao vậy? Vì mấy chú đó gọi sửa xe hư ít là "tiểu tu", xe hư nhiều hơn là "trung tu", xe hư thật nhiều là "đại tu". Có khi nào mình đem chiếc xe cũ hư đi sửa, tới ngày lấy nó y nguyên như cũ mà mình vẫn chịu không? Đâu có. Phải sửa tốt hơn ngày mình giao xe mới được. Như vậy tu là sửa từ cái hư, cái xấu trở thành cái tốt, cái hay. Người biết sửa là người biết tu. Quý Phật tử tu bao nhiêu năm rồi, có biết sửa chưa hay chỉ xin Phật thôi. Có gì buồn, lạy Phật: "Phật cứu độ con", "Phật cho con hết bệnh hoạn", "cho con hết tai nạn" v. v… Nếu tu như vậy chắc Phật cũng lắc đầu, không biết nói sao. Bởi đức Phật từng bảo rằng: "Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai". Nếu Ngài ban phước xuống họa cho người, thì Ngài không dạy mình tu dừng nghiệp, chuyển nghiệp, không dạy tu nhân quả. Nhân tạo lành thì được hưởng quả lành; nhân tạo ác thì phải chịu quả ác. Phật chỉ dạy chúng ta biết thế nào là tội phải tránh, thế nào là phước nên làm, đó là dạy chúng ta tu. Phật tử bây giờ không chịu tu, có việc gì liền chạy xin Phật cho nhanh. Chỉ tốn có một dĩa quả, một bó nhang là xong. Phật tử xin thì xin, chứ Phật đâu có cho được. Lâu nay Phật tử chúng ta cứ tu như vậy, không cần biết đúng hay sai với ý nghĩa chữ tu trong nhà Phật gì cả. Bởi tu không đúng ý nghĩa, nên càng tu càng thấy lung tung. Trong nhà sanh chuyện phiền não với nhau; ra phố đi đâu đụng đó. Nếu biết tu đúng với những lời Phật dạy thì càng tu gia đình càng hạnh phúc, càng tu láng giềng càng mừng vui, được gần người hiền, người lành. Như vậy chuyển nghiệp là chuyển thế nào? Từ nghiệp xấu ngày xưa đã làm, bây giờ đổi thành nghiệp tốt. Như khi xưa mình tạo những hành động xấu xa, làm đau khổ cho người, bây giờ mình dừng không làm việc ấy nữa. Ngang đó mình khỏi tội lỗi, nhưng chưa được bao nhiêu phước. Nên bây giờ không làm khổ người, mà còn làm lợi ích, giúp đỡ cho người được vui vẻ. Đó là chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Chuyển được thân nghiệp là làm các việc lành, giúp người này cứu kẻ kia. Mọi người được an vui thì người đó trở thành người tốt, đáng khen. Đó là tu chuyển nghiệp về thân. Miệng chúng ta ngày xưa nói dữ nói dối, bây giờ biết tu rồi không nói dữ, không nói dối, mà còn nói lời hiền hòa, dễ thương, nói lời chân thật. Gặp người buồn khổ, nói lời an ủi cho người bớt khổ. Người không hiểu đúng lẽ thật, nói cho người hiểu đúng lẽ thật, đó là tu. Chuyển nghiệp xấu của thân thành nghiệp tốt của thân; chuyển nghiệp xấu của miệng thành nghiệp tốt của miệng; chuyển nghiệp xấu của ý thành nghiệp tốt của ý. Nếu có gì phiền hà làm cho mình khó chịu, vừa muốn giận liền tự nhắc "không được giận", "giận là xấu, bỏ". Nên nghĩ người làm sai là người đáng thương, chứ không đáng giận. Như vậy chuyển từ ghét giận trở thành thương mến, tâm hung dữ trở thành tâm từ bi. Như vậy là tu. Tu là từ nghiệp xấu chuyển thành nghiệp tốt. Việc này dễ làm hay khó làm? Dừng nghiệp đã là khó rồi, huống nữa phải làm cái tốt. Chính vì vậy người tu mới được thế gian kính phục. Nếu trong xã hội, trong gia đình, ai cũng biết chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt hết thì gia đình đó thế nào? Gia đình đó hoàn toàn được hạnh phúc, xã hội cũng tốt đẹp theo. Nên biết chúng ta tu là đem lại sự an vui, hạnh phúc cho mình, cho mọi người. Trong kinh Phật dạy rất rõ: "Chúng sanh tạo nghiệp từ thân, miệng, ý". Cho nên sau khi giữ năm giới rồi, Phật tử phải tu thêm Thập thiện. Giữ năm giới là dừng được nghiệp ác, tu Thập thiện là chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành. Hồi xưa, mình thường hay giết hại thì ngày nay thương chúng sanh. Thấy chúng sanh nào bị bắt, sắp bị giết hại, mình mua thả. Ngày xưa thay vì giết, bây giờ lại cứu. Hồi xưa mình tham lam trộm cắp của người ta, bây giờ có duyên mình bố thí. Hồi xưa mình có những hạnh xấu không trinh bạch, bây giờ tập tu hạnh trinh bạch. Như vậy thay vì thân có ba nghiệp sát sanh, trộm cắp, tà dâm; bây giờ mình chuyển ba nghiệp đó. Sát sanh chuyển thành phóng sanh, trộm cướp chuyển thành bố thí, tà dâm chuyển thành trinh bạch. Được vậy đời mình tốt đẹp vô cùng. Ngày xưa hay nói dối, hay nói hung dữ, bây giờ Phật dạy chuyển thành bốn thứ: nói lời chân thật, nói lời hòa ái, nói lời hòa hợp, nói lời đúng lý. Thay vì nói dối gạt, thì bây giờ chúng ta nói lời chân thật. Chuyển lời nặng nề ác độc thành lời hòa nhã dễ thương. Đó là chuyển bốn nghiệp nơi miệng. Kế đến chuyển nơi ý. Ý chúng ta thường dễ sanh tham lam, khi tu dừng được tham lam rồi, chúng ta phải tập hỷ xả. Hỷ xả tức là tha thứ, là buông bỏ. Thí dụ ngày xưa, chúng ta làm một muốn được hai, làm hai muốn được ba bốn… cứ muốn chồng lên. Bây giờ chúng ta làm việc vừa phải, có đủ cho cuộc sống mình bình an thôi. Phần dư vui vẻ đem ra giúp đỡ cho những người thiếu, đó gọi là hỷ xả. Ngày xưa chúng ta hay nóng giận. Giận người này giận người nọ, thì ngày nay tập lòng từ bi thương xót mọi người, để mình không khổ, mà mà người cũng không khổ. Nói tới từ bi chúng ta thấy rất khó. Tại sao? Vì ở đời có người ăn nói dễ thương, có người ăn nói khó thương. Có người tư cách dễ thương, có người tư cách khó thương… nên mình cũng khó thương. Bây giờ từ bi là phải thương tất cả, thì làm sao mà thương đây? Thí dụ khi vào bệnh viện tâm thần, chúng ta bị những người điên trong đó kêu tên mình chửi, hoặc nhổ nước bọt lên mình v. v… lúc đó chúng ta thế nào? Cự lộn với họ hay là thương họ. Mình không có lỗi lầm gì với họ, mà họ chửi mình, rồi còn phun nước bọt vô mình, dễ giận không? Nhưng nếu giận, mình cự lộn với họ thì người chung quanh sẽ nói sao? Đánh lộn với kẻ điên thì chỉ có người điên mới làm thôi. Người ta điên cho nên làm bậy, còn mình tỉnh phải thương họ, chứ đâu nên giận. Phật tử xét kỹ, những người mình không làm quấy, không làm điều tội lỗi với họ, mà người ta nói mình quấy, mình có tội lỗi thì mình nên nghĩ: "Chuyện không có mà họ nói, đó là họ không tỉnh sáng. Người không tỉnh sáng là người đáng thương, chớ không đáng giận. Mình đang tỉnh sáng thì không nên hơn thua với người không tỉnh sáng. Nhớ như vậy chúng ta sẽ có lòng từ bi dễ dàng, không khó. Cứ thế mình tập tâm từ bi càng ngày càng lớn lên, đó là tu. Tâm chúng ta thường ngày hay si mê, nghĩ sai trật, nghĩ lầm mà chúng ta tưởng là đúng. Như Phật tử đến tháng hai tháng ba, thường lên núi Sam để vay tiền Bà về làm ăn phải không? Đó là điều không có lẽ thật, thế mà Phật tử vẫn tin làm. Nếu tới miếu Bà vay tiền về làm ăn, ai cũng giàu hết, thì từ Long Xuyên lên Châu Đốc người ta cất nhà ngói hết. Nhưng quý vị thấy nơi đó có nhà ngói hết chưa? Kế cận miếu Bà dại gì không vô vay tiền làm ăn cho được giàu. Rõ ràng điều này đâu có đúng. Một việc không có lý như vậy, nhà Phật gọi là tà kiến. Tức hiểu biết sai lầm, không đúng sự thật. Thế mà Phật tử vẫn nghe theo, không phải sai lầm là gì? Phật tử chúng ta phải có một nhận định đúng đắn mới gọi là tu. Nếu hiểu sai lầm như vậy không phải là tu. Chúng ta tu là để đem lại an vui, đem lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho mình cho người. Phật tử tin được lý nhân quả, hiểu rõ gieo nhân thì gặt quả, nhân lành thì quả lành, nhân ác thì quả ác. Ví như người nông phu phải lựa giống tốt gieo xuống ruộng, thì tới mùa thu hoạch mới được lúa tốt, nhiều. Nếu gieo giống xấu thì kết quả xấu, không nghi ngờ. Tuy nhiên không hẳn đơn giản giống tốt thì được quả tốt hết. Giống tốt còn phải biết bón phân, nhổ cỏ, coi chừng sâu rầy, nước nôi nữa, đó là những duyên phụ. Duyên chánh là chánh nhân tức hạt giống, duyên phụ là những điều kiện trợ giúp cho chánh nhân phát triển, đi đến kết quả tốt đẹp. Nếu có người nông dân tới mùa lúa mà không chịu gieo mạ, cứ chắp tay nhờ trời Phật cho con năm nay được trúng mùa thì có trời, Phật nào cho được không? Chúng ta cũng như vậy, chỉ cầu xin mà không chịu tạo nhân tốt thì đòi quả tốt sao được. Điều đó không hợp với lẽ thật, không đúng với chánh pháp. Cho nên người Phật tử chúng ta phải thấy, phải hiểu cho đúng, đừng để sai lầm. Nếu sai lầm thì tự mình khổ và cũng làm cho người khác khổ nữa, chứ không có lợi ích gì. Tôi đã nói hai phần, tu là dừng nghiệp ác và tu là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện rồi. Kế đến tôi sẽ nói tu là làm cho sạch nghiệp. Tất cả các nghiệp chúng ta đã tạo, ngày nay biết tu chúng ta phải gột rửa hết. Như vậy muốn tu sạch nghiệp, phải tu bằng cách nào? Về điểm này, tôi sẽ hướng dẫn từ từ. Nếu người tu Tịnh độ muốn được sạch nghiệp phải làm sao? Trong kinh Di Đà dạy chúng ta niệm Phật phải nhiếp tâm cho thanh tịnh. Do tâm thanh tịnh mới không nhớ bậy, không nghĩ bậy. Nghĩa là muốn tâm sạch thì phải nhớ Phật, phải niệm Phật, đừng nhớ chuyện hơn thua, phải quấy của thế gian, thì tâm dần dần trong sạch. Vì vậy muốn nghiệp sạch hoàn toàn thì phải ráng tu cho miên mật. Phật dạy người tu đến chỗ giải thoát, hết khổ đau, hết sanh tử thì hết nghiệp. Vì nghiệp dẫn mình đi trong luân hồi, bây giờ muốn hết luân hồi thì phải sạch nghiệp. Nên muốn sạch nghiệp thì chúng ta phải tu đến nơi đến chốn, chứ không thể tu lơ là được. Ngày nay nhiều Phật tử hay ỷ lại mình còn khỏe, còn trẻ lo làm ăn đã, chừng nào già hãy niệm Phật rút thì Phật sẽ đón. Tu như vậy khỏe. Phật tử tưởng tượng điều đó đơn giản như thế, nhưng nó lại không có lẽ thực. Như trong kinh Di Đà nói, chúng ta niệm Phật từ một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày nhất tâm bất loạn. Khi sắp chết Phật và Thánh chúng mới đón về Cực Lạc. Nếu nhất tâm từ một ngày, hai ngày, ba ngày đến bảy ngày thì tâm có còn nghĩ gì khác Phật không? Khi đó tâm thanh tịnh tức nghiệp cũng thanh tịnh. Như vậy là sạch các nghiệp xấu rồi. Tôi thường nói trong ba nghiệp thân, miệng, ý thì trọng tâm là ý nghiệp. Ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu. Ý nghĩ tốt thì miệng nói tốt, thân làm tốt. Như vậy gốc là ý. Vì vậy Phật dạy phải nhắm thẳng vào ý. Ý hoàn toàn trong sạch thì hết nghiệp, hết nghiệp thì được Phật đón về Cực Lạc không nghi. Nếu niệm sơ sơ, còn tính làm ăn đủ thứ thì chắc Phật không đón được đâu. Nhiều Phật tử tu, mang xâu chuỗi mà vẫn còn tính toán hơn thua nhiều quá thì làm sao mà Phật rước qua bên đó được. Lại có người bảo mình mang nghiệp về Tây phương, thủng thẳng tu nữa cũng được. Điều đó tôi không tin. Ví dụ một con chó ghẻ lác bị xà mâu ăn, nó nằm dưới đất. Bây giờ bảo đem nó lên lầu ba cho hết xà mâu, có được không? Muốn nó hết xà mâu thì phải trị thuốc. Trị lành rồi thì ở dưới đất hay trên lầu gì nó cũng mạnh. Chúng ta ngay đây tu cho sạch nghiệp, thì dầu được về Cực Lạc hay ở đây, mình cũng thanh tịnh, an vui như ở Cực Lạc vậy thôi. Đó là một lẽ thật. Nên trong kinh Di Đà, đức Phật dạy phải niệm Phật cho tới bảy ngày được nhiếp tâm bất loạn, khi lâm chung Phật và Thánh chúng mới hiện ở trước, rước về cõi Phật. Bây giờ tôi nói tới những vị tu Thiền. Trước tiên là tu theo thiền Nguyên thủy. Trong kinh Đại niệm xứ của bộ A Hàm, Phật có dạy rằng: Người nào quán Tứ niệm xứ: Quán thân dơ nhớp, quán cảm thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán các pháp vô ngã. Quán như vậy suốt ngày, không nghĩ gì khác, từ một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho tới bảy ngày, người đó sẽ chứng từ quả A Na Hàm đến quả A La Hán. Như vậy Phật dạy dù tu Tịnh độ hay tu Thiền cũng phải nhiếp tâm, chuyên nhất. Một bên niệm danh hiệu Phật, một bên quán Tứ niệm xứ. Do quán nên thấy rõ trong nội tâm, buông sạch hết không nghĩ gì khác. Nhờ không nghĩ gì khác, tâm mới được trong sạch. Tâm trong sạch là nghiệp trong sạch. Nghiệp trong sạch nên chứng quả. Chứng quả là không còn trầm luân trong sanh tử nữa. Đó là tu theo thiền Nguyên thủy. Kế đến tôi nói tu theo Thiền tông. Chúng tôi hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu thiền là xoay trở lại quán sát chính mình. Khi vừa mới khởi niệm nghĩ người này, người nọ liền buông, đừng chạy theo niệm. Như vậy từ một ngày, hai ngày tới bảy ngày, đi đứng ngồi nằm đều buông hết các tạp niệm, không theo nó. Lần lần nó lặng, không khởi các niệm thì tâm thanh tịnh. Bởi vì khởi niệm là nghĩ tốt, nghĩ xấu, là tạo nghiệp. Bây giờ hết nghĩ, lặng lẽ trong sạch, đó là thanh tịnh. Thanh tịnh thì nghiệp hết. Từ đó nhận ra bản tâm thanh tịnh của mình. Chính bản tâm này mới không bị nghiệp dẫn đi trong luân hồi sanh tử nữa. Tôi thường hay dẫn câu chuyện vua Trần Nhân Tông khi còn là Thái thượng hoàng, Ngài có làm bài phú "Cư trần lạc đạo", (ở cõi trần mà vui với đạo). Kết bài phú đó, Ngài dùng bốn câu kệ chữ Hán, câu chót Ngài nói rất rõ ràng: đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, tức là đối với cảnh mà không có một ý niệm dính mắc thì đừng hỏi chi thiền cho dư. Tại sao? Vì khi tâm không chạy theo cảnh, không dính mắc cảnh, đó là thiền rồi. Như vậy để thấy tất cả pháp của Phật dù Tịnh độ, thiền Nguyên thủy hay Thiền tông đều dạy chúng ta tu cho sạch hết nghiệp. Mà nghiệp phát xuất từ ý cho nên ý lặng, ý được nhất tâm, đó là trong sạch. Trong sạch thì được thấy Phật, được chứng quả, được thể nhập hoàn toàn pháp thân. Chuyện tu rõ ràng như vậy, không có gì nghi ngờ nữa. Tất cả chúng ta tu phải đi từ bậc. Bậc thứ nhất là dừng nghiệp, bậc thứ hai là chuyển nghiệp, bậc thứ ba là sạch nghiệp. Quý Phật tử muốn tu dừng nghiệp, trước phải phát tâm qui y, nguyện giữ năm giới, để đừng sa vào hố tội lỗi. Chặn đứng không sa vào hố tội lỗi rồi, kế đó mới tiến qua bước thứ hai là làm lợi ích cho người, tạo phước lành cho mình. Đến giai đoạn thứ ba, chúng ta biết tất cả nghiệp từ ý mà sanh cho nên mình dừng niệm. Thanh lọc tâm ý trong sạch là làm cho sạch nghiệp. Sạch nghiệp thì được giải thoát sanh tử. Phật tử giữ được năm giới thì hiện tại trong gia đình hòa vui, trong xã hội mình là người lương thiện, tốt đẹp. Đời sau do không phạm giới sát sanh nên tuổi thọ dài. Không phạm giới trộm cướp nên giàu có. Không phạm giới tà dâm nên đẹp đẽ trang nghiêm. Không phạm giới nói dối nên nói năng lưu loát, ai cũng tin quý. Không phạm giới uống rượu, xì ke ma túy nên trí tuệ minh mẫn. Tu theo pháp ấy gọi là Nhân thừa Phật giáo, tức đời này là người tốt, đời sau càng tốt hơn. Sang bước thứ hai, làm mười điều lành gọi là tu Thiên thừa Phật giáo, tức tiến thêm một bậc nữa. Công đức của mình tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn nên được sanh các cõi trời. Người chuyên làm nghiệp lành, không tạo nghiệp dữ thì được sanh cõi trời. Đến bước thứ ba là tu sạch nghiệp. Đây là chặng đường của hàng xuất gia, tu để giải thoát sinh tử. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là pháp tu này chỉ dành riêng cho người xuất gia. Nếu người xuất gia không làm đúng như vậy thì cũng không ra khỏi sanh tử. Còn người tại gia tu sạch được nghiệp rồi cũng ra khỏi sanh tử như thường. Cho nên nhiều Phật tử không hiểu, cứ nghĩ rằng phải vô chùa, cạo đầu như quý Thầy, quý Cô tu mới giải thoát. Nếu ở chùa mà hay sân hay giận, hoặc còn tham lam thì có giải thoát nổi không? Giải thoát là do nghiệp sạch, tâm thanh tịnh, chớ không phải vô chùa mà được giải thoát. Bởi vì tâm là gốc tạo nghiệp, nếu tâm không thanh tịnh thì nghiệp không sạch, nghiệp không sạch thì làm sao giải thoát được. Chúng ta tu là phải làm sao tiến lên cho được sạch nghiệp. Mỗi khi Phật tử qui y đều được phát lá phái, trong lá phái có bài kệ: Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo. Dịch: Chớ làm các điều ác Vâng làm các việc lành Giữ tâm ý trong sạch Là lời chư Phật dạy. Chớ làm các điều ác là dừng nghiệp. Giữ năm giới, không làm các điều ác là dừng nghiệp. Vâng làm các việc lành là chuyển nghiệp. Nghiệp xấu chuyển thành nghiệp tốt. Giữ tâm ý trong sạch là sạch nghiệp. Là lời chư Phật dạy, Phật Thích Ca dạy như vậy, Phật Di Đà cũng dạy như vậy. Tất cả chư Phật đều dạy như vậy hết, chứ không riêng một đức Phật nào. Như vậy quý vị thấy rằng chỉ thuộc một bài kệ đó, tu hành chân chánh cũng đủ rồi. Quý vị nhớ giữ năm giới cho trọn là dừng được các nghiệp ác. Từ giữ năm giới rồi, tập làm thêm các việc lành. Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành. Nhưng nói thân làm lành, có nhiều Phật tử lại hiểu là phải bố thí, làm phước mới được. Gặp trường hợp mình nghèo quá làm sao bố thí. Đừng nghĩ vậy, vì trong nhà Phật dạy bố thí có ba: Một là tài thí, tức đem tiền của giúp người. Hai là pháp thí, tức đem pháp cho người. Ba là vô úy thí, tức đem không sợ hãi đến với người. Lại trong tài thí có phân làm hai: Một là ngoại tài, hai là nội tài. Ngoại tài tức đem tiền của hoặc đồ đạc giúp người ta. Nội tài là đem công sức từ chính bản thân mình ra giúp người. Ví dụ như Phật tử biết đánh gió, có người hàng xóm bên cạnh bị trúng gió, mình liền hoan hỷ đánh gió, giúp cho người ta hết bệnh, đó bố thí nội tài. Như vậy người nghèo cũng có thể bố thí vậy. Hoặc khi ra đường quý Phật tử thấy một cụ già lụm cụm muốn băng qua đường, mà xe cộ nhiều quá qua không được, mình cầm tay cụ đưa giùm qua đường, đó là bố thí nội tài. Còn như người tu không có nội tài, ngoại tài thì bố thí pháp. Đem pháp nói cho quý Phật tử nghe, giúp Phật tử nhận rõ chánh tà. Thế nào là đạo đức, thế nào là phi đạo đức, giúp quý Phật tử hiểu, sống và ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống để thân tâm luôn được an vui, đó là bố thí pháp. Như vậy ở thế gian ai cũng có thể bố thí cả, chứ không phải chỉ giàu mới bố thí được. Còn pháp cũng đâu chỉ hạn cuộc người tu mới có thể bố thí, quý Phật tử hiểu đạo rõ ràng rồi, thấy ai làm sai làm trật mình nhắc họ, chỉ cho họ sửa đổi cũng là bố thí pháp. Như vậy tất cả chúng ta đều có quyền bố thí tài, bố thí pháp hết, chứ không phải riêng người nào. Thứ ba là bố thí vô úy. Vô úy nghĩa là sao? Là không sợ. Ví dụ có người đó bệnh trầm trọng, có thể qua không khỏi mà họ sợ chết quá. Bây giờ mình giải thích cho họ hiểu con người sinh ra, có sinh ắt phải có tử, không ai thoát khỏi. Hoặc tử sớm hoặc tử muộn thôi. Bây giờ anh hay chị đi trước thì chúng tôi cũng đi sau, chứ có ai ở lại mãi được đâu. Chúng ta an ủi giúp họ bớt sợ hãi, đó là bố thí vô úy. Hoặc như có đứa bé, ban đêm đi trên những đoạn đường vắng quá, nó sợ ma thì mình đốt đuốc, nắm tay dẫn nó về nhà, đó là bố thí vô úy. Nhiều lắm, không biết bao nhiêu việc để chúng ta làm. Trong những hạnh bố thí này, ai ai cũng có thể làm được, chớ không riêng quý Thầy, quý Cô mới làm được. Cho nên người tu theo đạo Phật là phải giữ gìn ba nghiệp thân, miệng, ý của mình, chứ không phải tu chỉ biết ăn chay, chỉ biết đến chùa cúng Phật là đủ. Ngày xưa ở Trung Quốc vào đời Đường, có một Thiền sư, người ta chưa biết Ngài tên gì, nhưng thấy Ngài trèo lên cháng ba cây, chặt nhánh kết lại thành chỗ ngồi giống như ổ quạ. Ngài tọa thiền trên đó, nên người ta đặt tên Ngài là Ô Sào Thiền sư. Ngài tu được ngộ đạo. Ai nấy biết tin đều đồn đãi khắp. Lúc đó có một nhà thơ nổi tiếng là Bạch Cư Dị rất hâm mộ Phật pháp, nghe danh Ngài ông tìm tới. Thấy Ngài ngồi trên cháng ba, ông đứng ở dưới chắp tay hỏi: "Bạch Hòa thượng, xin Ngài dạy cho con pháp yếu vắn tắt nhất để con tu. " Ngài liền nói bài kệ: Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo. Nghe vậy ông cười: "Thưa Ngài, bài kệ này đứa con nít tám tuổi cũng thuộc nữa, nói chi con". Ngài trả lời: "Phải, con nít tám tuổi cũng thuộc, nhưng ông già tám mươi làm cũng chưa xong! ". Đó, quý Phật tử thấy chưa. Câu trả lời của Thiền sư cảnh tỉnh chúng ta rất nhiều. Chúng ta có thể không làm các điều ác lớn, chứ điều ác nhỏ vẫn phạm. Điều lành nhỏ đã làm, nhưng điều lành lớn cũng chưa làm được. Rồi tâm ý mình đã thanh tịnh chưa? Điều này thật khó, chớ không phải dễ. Cho nên nghe qua thì đơn giản, nhưng ứng dụng tu cho đến nơi, đến chốn thì không phải là dễ. Cho nên tất cả quý Phật tử biết đạo lý rồi phải dè dặt, canh chừng tâm của mình, canh chừng miệng của mình, canh chừng hành động nơi thân của mình. Đừng cho nó hoặc vô tình hoặc cố ý tạo những điều tội lỗi. Lẽ thực là như vậy. Cho nên nói tới tu là nói tới nhìn lại mình nhiều hơn là nhìn kẻ khác. Phải nhớ nhìn lại xem lời nói mình có ngay thẳng chưa, ý nghĩ mình có chân chánh chưa. Để từ đó lo tu sửa lấy mình. Như vậy mới gọi là người tu. Đa số Phật tử bây giờ nhìn mình ít mà nhìn người thì nhiều, phải không? Người ta làm quấy, làm ác, khi chết họ đọa địa ngục, chớ đâu phải mình đọa địa ngục. Can dự gì mình đâu mà cứ lo nhìn người ta hoài. Nhìn người dễ sanh ra bệnh hay phê phán. Mà phê phán chắc gì đã đúng? Nên tục ngữ ta có câu "suy bụng ta ra bụng người". Hễ ta không muốn thì người cũng chẳng ưa. Điều này đúng không? Có thể đúng mà cũng có thể không đúng. Thí dụ kẻ gian tham trộm cướp, họ nghĩ những người hiền cũng như vậy. Còn người hiền lương đức hạnh, cho rằng ai cũng hiền lương đức hạnh hết thì đúng chưa? Đó là cái nghĩ sai lầm. Như vậy ở đời chúng ta đừng chủ quan. Phải biết rằng những gì mình làm, mình chịu trách nhiệm và cố gắng chuyển đổi nếu nó xấu, đó mới thành công. Còn chuyện của người khác làm, người khác nghĩ thì họ sẽ có quả riêng của họ, mình bận tâm lo chuyện của họ chi cho mất thì giờ, vô ích. Nhưng thường thường chúng ta có bệnh hay dòm ngó chuyện của kẻ khác. Chẳng những dòm ngó mà còn cố tình nghe lỏm chuyện của người ta nữa. Thấy ai nói rù rì, muốn ghé lại nghe coi họ nói cái gì. Nghe rồi liền nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy. Thử hỏi làm sao ba nghiệp thanh tịnh được. Ba nghiệp không thanh tịnh thì mong chi được giải thoát! Tôi nhắc lại câu chót trong bài kệ của vua Trần Nhân Tông: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền", nghĩa là đối cảnh mà tâm mình không có niệm khởi, không dính mắc, đó là thiền vậy. Nên người tu thiền là người đối với mọi cảnh, không bị nhiễm, không bị dính, không bị kẹt. Cho nên quý vị thấy hình ảnh Phật Di Lặc có sáu đứa nhỏ vây quanh, đứa móc lỗ tai, đứa móc lỗ mũi, đứa móc miệng, đứa thọc lét, nhưng Ngài vẫn cười. Tại sao? Vì Ngài đã tự tại, không còn dính mắc. Mấy đứa bé đó tượng trưng cho sáu trần ở bên ngoài. Móc lỗ tai là thinh trần, móc lỗ mũi là hương trần; móc con mắt là sắc trần v. v… Nó quấy nhiễu mà Ngài không dính mắc. Bởi không dính mắc nên Ngài là Bồ-tát. Chúng ta thì dính mắc đủ cả, nhiều nhất là lỗ tai và con mắt. Lỗ tai nếu nghe người ta chửi không thèm để ý là dễ, hay vừa nghe người ta chửi liền tức giận là dễ? Nghe chửi mà không thèm để ý là hết sức khó. Còn nghe người ta chửi mà nổi giận lên thì con nít cũng làm được mà. Như vậy quý Phật tử đừng sợ người ta nói nặng nói nhẹ mình. Khi nghe nói nặng nói nhẹ mà mình bỏ lơ không thèm vướng mắc, đó không phải là thua. Mà chính nhờ đó sau này người ta mới kính mình. Còn nếu mình tranh hơn với nhau, cãi cho lanh, cãi cho thắng, thì sau này người ta cười chứ không có gì hay hết. Nên nhớ người có đạo đức không tranh giành hơn thua. Quan trọng là mình phải thắng mình. Một ý niệm xấu mình liền biết, chận nó lại, một ý niệm tốt mình liền biết và cho nó tăng trưởng. Tu như vậy mới hay chứ không phải lắng nghe chuyện thiên hạ là hay. Chúng ta có bệnh, khi nói về mình chỉ toàn nói tốt và giấu cái xấu. Tại sao giấu cái xấu? Vì không muốn bỏ, không muốn chừa nên mới giấu. Bây giờ chúng ta biết tu rồi, cái gì xấu, cái gì dở phải thấy cho tường tận để chừa bỏ. Còn người khác mình chưa đủ khả năng giáo hóa họ thì thôi, đừng bày chuyện nói qua nói lại cho thêm phiền. Đó là quý Phật tử biết tu và khéo tu. Như vậy bài giảng hôm nay tôi chỉ cần kết thúc bằng bốn câu kệ: Đừng làm các điều ác Vâng làm các việc lành Giữ tâm ý thanh tịnh Là lời chư Phật dạy. Mong quý vị nhớ bài kệ này để việc tu có kết quả tốt đẹp. Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn: bimattrongbimat, LienHoa, nhuocthuy, Daihongcat, Ngoisaobiec, nguyenthuy, anhlam, chonhoadong Logged bimattrongbimat Jr. Member * Offline Offline Bài viết: 67 Cảm Ơn -Gửi: 171 -Nhận: 306 Xem hồ sơ cá nhân Re: Bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ « Trả lời #2 vào lúc: Tháng Tám 05, 2009, 02:32:33 pm » ...gã tiều phu này đang đốn củi nghiệp ..bài hay..cám ơn nha. Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn: nhuocthuy, tieuphu, nguyenthuy, anhlam, chonhoadong Logged Dù cho thiên ngoại tiên giai Huyền môn cũng chẳng thoát ngoài tử sanh... tieuphu Newbie * Offline Offline Bài viết: 27 Cảm Ơn -Gửi: 50 -Nhận: 113 Xem hồ sơ cá nhân Re: Bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ « Trả lời #3 vào lúc: Tháng Tám 14, 2009, 04:47:18 pm » THIỀN TÔNG VÀ KINH ĐIỂN KHÔNG HAI [/b] HT. Thích Thanh Từ giảng tại Thiền Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng Tinh thần Thiền tông là tinh thần trực chỉ, tức chỉ thẳng. Chúng tôi sẽ đối chiếu một vài đoạn trong kinh Kim Cang với tinh thần trực chỉ của Thiền tông để quí vị thấy rõ nó không hai, không khác. Qua đó chúng ta ứng dụng tu và nhận định trở lại lời hướng dẫn của Thiền sư Thần Hội rất phù hợp. Vì vậy bài pháp này đơn giản, ngắn gọn nhưng rất thâm thúy, quí vị ráng tận tâm lắng nghe. Chúng ta đọc sách thiền, không ai chẳng thuộc bài kệ: Bất lập văn tự Giáo ngoại biệt truyền Trực chỉ nhân tâm Kiến tánh thành Phật. Chúng tôi cho rằng đây là châm ngôn của nhà thiền. “Bất lập văn tự” tức là lối chỉ dạy của Thiền tông, vì lối chỉ dạy này không kẹt trong văn tự nên gọi là bất lập văn tự. “Giáo ngoại biệt truyền” tức truyền ngoài giáo lý. Nói truyền ngoài vì không nằm trong các bộ kinh Phật dạy, nhưng chỉ thẳng những điểm then chốt cho chúng ta tu nên nói giáo ngoại biệt truyền. “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”, là chỉ thẳng tâm người để họ thấy tánh thành Phật. Trong bốn câu này, hai câu đầu nói lên ý nghĩa Thiền tông truyền ngoài giáo lý, hai câu sau mới nói thẳng về thiền. Thiền là gì? Là chỉ thẳng tâm người, nhận ra Bản tánh để thấy mình là Phật, nên nói kiến tánh thành Phật. Giá trị ở đây là giá trị chỉ thẳng, chỉ thẳng bằng cách nào? Trước hết tôi đối chiếu với các pháp môn tu của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Như pháp môn Tịnh độ, đức Phật dạy dùng câu niệm Phật “Nam-mô A-di-đà Phật”. Niệm mãi cho tới nhất tâm bất loạn thì khi lâm chung được Phật đón về Cực Lạc. Như vậy giá trị của pháp môn tu Tịnh độ là niệm Phật đến chỗ nhất tâm. Chỗ nhất tâm này với chỗ trực chỉ nhân tâm trong nhà thiền có khác nhau không? Nhà thiền chỉ thẳng tâm mình, đó là tâm bất sanh bất diệt. Nhận được tâm bất sanh bất diệt là nhận được Bản tánh, tu hành thành Phật. Còn bên Tịnh độ dạy niệm Phật đến nhất tâm, tức cũng tới chỗ tâm bất sanh bất diệt. Khi còn niệm là còn sanh diệt, đến chỗ nhất tâm mới bất sanh bất diệt, tâm đó là tâm Phật. Như vậy thiền chỉ thẳng tâm bất sanh bất diệt, còn Tịnh độ phải qua trung gian câu niệm Phật, niệm mãi cho tới nhất tâm. Đó là pháp môn thứ nhất, đối chiếu giữa Tịnh độ với Thiền tông. Pháp môn thứ hai là Mật tông, pháp này dạy trì thần chú. Bất cứ một câu thần chú nào hành giả tin tưởng linh thiêng, có giá trị nhất thì tụng mãi cho tới tam mật: thân mật, khẩu mật và ý mật. Thân mật bằng cách ngồi bắt ấn, khẩu mật bằng cách tụng câu chú không bị sai sót, ý mật là ý duyên theo câu chú chuyên nhất, không có niệm nào dấy khởi. Được thế đức Phật Đại Nhật sẽ xoa đầu thọ ký. Trong tam mật, chú trọng đến ý mật không còn niệm thứ hai. Như vậy ý mật của Mật tông không khác với tâm bất sanh bất diệt của Thiền tông. Hai pháp Tịnh độ và Mật tông còn qua trung gian câu niệm Phật hay câu thần chú, riêng Thiền tông chỉ thẳng không qua phương tiện nào cả, nhưng kết quả cuối cùng đều gặp nhau. Đến pháp thứ ba là thiền Nguyên thủy, đa số dùng lối quán chiếu của Tứ niệm xứ: quán thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Kiên tâm vào một pháp quán ấy cho tới khi đạt được các tầng thiền định như: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, cuối cùng là Diệt thọ tưởng định hay còn gọi Diệt tận định thì chứng quả A-la-hán. Như vậy Diệt thọ tưởng định là định diệt hết các cảm giác đối với sáu trần. Thọ tức là xúc chạm với ngoại trần có cảm giác vui khổ, tưởng là tâm nghĩ suy ở trong. Đối với cảm giác bên ngoài và tâm nghĩ suy bên trong đều dứt sạch tức là vào được Diệt thọ tưởng định, chứng quả A-la-hán, nhập Niết-bàn vô sanh. Thiền này dễ tu vì có nhiều cấp bậc Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v... Còn Thiền tông thì sao? Thiền tông không có Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền gì hết, thành ra thấy khó tu vì không có chặng nào để chúng ta dừng chân. Tuy nhiên, hành giả tu theo Thiền tông cũng trải qua các tầng thiền đó. Như Sơ thiền còn gọi là “Ly sanh hỉ lạc”. Ly là lìa ngũ dục nên sanh ra vui thích. Bây giờ chúng ta không nói Sơ thiền, nhưng khi ngồi tâm yên tịnh sáng suốt, đối với các dục lạc thế gian tự thấy nhẹ nhàng không còn vướng bận nữa, lúc đó có vui không? Mình cũng vui nhưng không nói chứng Sơ thiền. Tại sao? Vì ở đây không muốn dùng đến phương tiện, sợ hành giả kẹt trong phương tiện, mà muốn chỉ thẳng chỗ tột cùng. Do Thiền tông không thấy chứng đắc nên việc tu hơi khó, còn thiền Nguyên thủy có từng bậc chứng đắc, thấy dễ tu nhưng không khéo lại dễ mắc kẹt trong chỗ sở đắc. Do kẹt trong sở đắc nên thấy có hơn thua, từ đó sanh phân biệt. Chỉ khi nào tới Diệt thọ tưởng định không còn cảm thọ nơi sáu trần và các tâm tưởng bên trong dứt sạch đó là đến được Niết-bàn vô sanh. Chỗ này đối chiếu với chỗ vô sở đắc của Thiền tông không hai. Thứ tư là đối chiếu kinh Kim Cang. Trong kinh Kim Cang, ngài Tu-bồ-đề có hai câu hỏi: Thế nào để hàng phục tâm và an trụ tâm? Hàng phục tâm tức là dứt vọng tưởng, an trụ tâm là không dính với sáu trần. Tôi sẽ đối chiếu cho quí vị thấy rõ kinh Kim Cang chỉ thẳng, người tu muốn đến kết quả cứu kính thì phải hàng phục tâm, phải an trụ tâm. Nếu chúng ta hàng phục được tâm thì hết tưởng, an trụ tâm thì hết động, không động không tưởng đó là chỗ tâm bất sanh bất diệt của Thiền tông. Tới đó là Niết-bàn, nhưng khác với Niết-bàn của Nguyên thủy là tu tới Diệt thọ tưởng định mới được. Vì vậy mà hai bên có chỗ sai biệt. Bây giờ tôi nói “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” của nhà thiền đối chiếu với kinh Kim Cang như thế nào? Thiền sư Mãn Giác có làm bài kệ: Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. “Xuân khứ bách hoa lạc” tức mùa xuân đi thì trăm hoa rụng. “Xuân đáo bách hoa khai”, tức mùa xuân đến thì trăm hoa nở. Thiền sư mượn mùa xuân và những cành hoa để chỉ muôn vật ở trên thế gian này từ cây cối, ngọn núi, cái nhà, con sông... tất cả những gì có hình tướng đều giống như hình ảnh hoa nở, hoa tàn. Xuân đi xuân đến làm cho muôn vật theo đó mà diệt mà sanh; sanh diệt diệt sanh theo thời gian cuốn trôi mãi. Vì vậy muôn vật là hình ảnh vô thường, tạm bợ, không bền lâu, luôn bị thời gian chi phối. Con người cũng thế: Sự trục nhãn tiền quá, lão tùng đầu thượng lai. “Sự trục nhãn tiền quá”, nghĩa là mọi sự việc trôi qua trước mắt, ở đây muốn nói tất cả những gì có hình tướng đều bị thời gian cuốn trôi hết. “Lão tùng đầu thượng lai”, nhìn lên đầu thấy tóc đã bạc hết rồi. Sự vật, con người tất cả đều bị thời gian cuốn trôi. Đây là luật chung, muôn vật đều vô thường, con người cũng vô thường. Đã là vô thường thì tạm bợ không thật. Thấy được như vậy, rõ ràng không ngờ vực nữa về sự vô thường của các pháp. Nhưng còn sót lại cái gì? Hai câu sau: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Đừng bảo rằng mùa xuân qua, tất cả những đóa hoa đều rụng hết. Lấy đâu làm bằng chứng? Đây, đêm qua trước sân chùa vẫn còn một cành mai tươi tắn, đẹp đẽ. Tất cả những đóa hoa kia theo thời tiết sanh diệt, bị cuốn trôi hết nhưng còn một cành mai, giữa thời tiết lạnh lẽo giá rét vẫn nở tươi thắm, nguyên vẹn. Đóa hoa mai đó chỉ cho cái gì ? Tất cả đều bị vô thường chi phối nhưng lại có một cái vô thường không chi phối được, đó là cái chân thật nơi mỗi chúng ta. Con người, muôn vật về hình tướng đều bị vô thường cuốn hút, nhưng trong đó có một cái tồn tại miên viễn chưa bao giờ vô thường lôi cuốn được. Thiền sư đã thi vị hóa cái đó bằng đóa hoa mai giữa mùa đông. Lời thơ đơn giản mà đẹp đẽ làm sao! Trong kinh Kim Cang, có đoạn đức Phật dạy rằng: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”, nghĩa là những gì có hình tướng đều hư dối. Tại sao? Vì nó vô thường. Bốn câu thơ đầu đã nói lên ý này của kinh; hoa, người là các thứ có tướng nên bị vô thường cuốn đi. Nếu thấy các tướng ấy không phải tướng là thấy Phật. Vì sao? Vì chúng ta dùng Trí tuệ Bát-nhã soi thấy rõ các pháp thế gian những gì có hình tướng đều duyên hợp hư giả, đều bị vô thường chi phối. Biết rõ nó là hư giả, tạm bợ, là biết được lẽ thật của các pháp. Biết được lẽ thật của các pháp tức là thấy Phật. Thiền sư nói thấy được hoa mai nở giữa mùa đông, còn kinh nói thấy rõ được các tướng không thật, hư dối là thấy Phật. Kinh nói những lời cao siêu giải thoát, còn thơ nói với vẻ mỹ miều văn chương, chớ sự thật đều chỉ chung một chỗ, trọng tâm không hai. Như vậy một Thiền sư Việt Nam đời Lý diễn đạt có sáu câu thơ thôi mà nói được hết ý của kinh Kim Cang. Đức Lục Tổ ở Trung Hoa ngộ đạo nơi kinh Kim Cang. Khi Ngũ Tổ giảng tới câu làm sao an trụ tâm để được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Phật dạy: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nghĩa là người muốn an trụ tâm, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì đừng dính mắc chỗ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đối với sáu trần không vướng mắc đó là an trụ tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nghe đến đây Lục Tổ thốt lên: Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tâm mình bất sanh bất diệt v.v... Tại sao như vậy? Bởi vì lâu nay chúng ta cứ ngỡ tâm mình là tâm duyên theo cảnh, phân biệt cảnh. Đến khi nghe Phật dạy tâm còn vướng mắc với sáu trần không phải là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Muốn thấy tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì phải dừng tâm vướng mắc sáu trần. Tâm không vướng mắc sáu trần mới thật là tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ngay đó Lục Tổ thấy rõ, khi tâm dính mắc với sáu trần không có, không dấy khởi, lúc đó Tâm chân thật của mình mới hiện bày. Bây giờ chúng ta thử hai phút thôi không dấy nghĩ một điều gì trên thế gian này hết, lúc đó có biết không? Chúng ta đâu phải vật vô tri, không nghĩ mà ta vẫn biết như thường. Cái biết đó hình dáng ra sao, có động tịnh gì không? Chúng ta cứ cho cái nghĩ mới gọi là biết, đó là tâm mình, nên quên “cái không nghĩ mà hằng biết”. Vì quên như thế nên cứ chạy theo cái biết so đo, tính toán hơn thua, phải quấy, suốt cả ngày điên đảo. Bây giờ dừng tâm chạy theo sáu trần, tự nhiên cái chân thật đang tri đang giác này hiện tiền. Cái đang tri đang giác hiện tiền không tướng mạo, không sanh diệt nên Lục Tổ nói đâu ngờ mình đã sẵn có cái chưa từng sanh diệt, cái hoàn toàn thanh tịnh v.v... Chúng ta cho rằng lúc không suy nghĩ phân biệt là không có tâm, đó là sự mê lầm muôn đời của con người. Cái chân thật hiện hữu mà mình bỏ quên, chạy theo những lăng xăng điên đảo nên tạo nghiệp sanh tử muôn đời muôn kiếp. Bây giờ biết những lăng xăng điên đảo ấy là hư dối, không thèm chạy theo nó nữa thì thấy Phật ngay. Phật ở đâu? Ở ngay nơi mình. Đây là trực chỉ, tức chỉ thẳng ông Phật nơi mỗi người, chớ không phải niệm Phật hay trì chú mới thấy Phật. Chúng ta không có niệm lăng xăng dấy động, không bị các tưởng, lục trần lôi kéo, yên tịnh trong sáng, hằng giác hằng tri, đó là ông Phật của mình hiện tiền. Chúng sanh có bệnh nói thẳng thì không quan tâm, nói quanh co vòng vo mới chịu. Vì vậy nghe nói tu chứng được Sơ thiền, Nhị thiền… thì thích vì có chứng đắc, còn chỉ thẳng tâm không có chứng đắc chi cả thì không thích. Nếu đối chiếu giữa thiền Nguyên thủy và kinh Kim Cang thì Diệt thọ tưởng định của thiền Nguyên thủy giống như dứt tưởng là hàng phục tâm, dừng thọ là an trụ tâm của kinh Kim Cang. Tâm không còn hai thứ đó nữa là vô sanh, là Niết-bàn. Như vậy kinh và thiền đâu có khác. Khổ nỗi chúng ta ham Niết-bàn mà không chịu nhận lại tâm hằng hữu bất sanh bất diệt của mình, chạy lăng xăng theo tâm thương ghét, buồn giận, hơn thua, phải quấy… Chắc ai cũng thương, cũng quyến luyến tâm đó nên bỏ không được. Lúc nào cũng suy nghĩ nhiều phân biệt giỏi, cho đó là khôn, còn dừng không suy nghĩ cho là khờ dại. Đây là điều lầm lẫn vô cùng to lớn. Chúng ta phải ngồi thiền hai tiếng đồng hồ cay đắng để làm gì? Để hàng phục tâm, để an trụ tâm. Hàng phục được nó, an trụ được nó rồi thì ông Phật của mình hiện ra, đây mới là ông Phật thật, chớ còn Phật ở đâu đến thì không thật của mình. Kinh Kim Cang đã chỉ thẳng cho chúng ta lẽ thật đó. Ở Việt Nam, ngài Trần Nhân Tông khi còn làm Thái thượng hoàng, có làm bài phú Cư Trần Lạc Đạo bằng chữ Nôm, bốn câu kệ kết thúc lại viết bằng văn Hán, ở đây tôi chỉ dẫn hai câu chót: Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền. Nghĩa là: Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền. “Trong nhà có báu” tức trong nhà có ông Phật, có tâm bất sanh bất diệt rồi, đừng tìm kiếm ở đâu hết. Muốn thấy ông Phật đó phải làm sao? “Đối cảnh vô tâm” là đối với sáu trần không chạy theo, không dính mắc, đó là thiền, là cơ hội thấy hòn ngọc báu của mình. Như vậy cái thấy của Ngài có khác gì với cái thấy của Lục Tổ ngày xưa. Lục Tổ nói đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh, còn ngài Nhân Tông nói hòn ngọc báu có sẵn đừng tìm ở đâu hết, ngay nơi mình nhận lấy. Đó là chỉ thẳng cái chân thật nơi mình, chỉ cần đối cảnh vô tâm là được. Chúng ta thấy con vượn, con khỉ chuyền từ cây này qua cây khác, lăng xăng lộn xộn như vậy là khỏe hay nằm yên dưới gốc cây ngủ là khỏe? Nằm yên dưới gốc cây ngủ khỏe hơn, nhảy chuyền chi cho mệt. Chúng ta cũng vậy, muốn tâm yên lặng thì cứ buông hết, cho nó nằm yên khỏe biết chừng nào. Nhưng mình có chịu thế đâu, cứ nhảy đây chuyền kia, hết cái này tới cái nọ. Có khi nằm ngủ, không ngủ được phải bóp đầu bóp trán, lăn qua trở lại hoài, rốt cuộc tâm càng khuấy động chừng nào thì càng mờ mịt tối tăm chừng ấy. Bây giờ chỉ cần lặng tâm ấy xuống, thì mọi cái hay đẹp, cao siêu sẵn bên trong sẽ phát ra. Nên Tổ nói trong nhà đã có kho báu sẵn, không chịu lấy ra dùng, cứ đi tìm của báu bên ngoài. Ta thích đi học chỗ này chỗ kia, của người khác đem về làm của mình, mà kho báu sẵn trong nhà không chịu khui ra xài. Lượm lặt năm xu bảy tiền xâu thành một xâu rồi hài lòng, còn một tủ vàng ngọc không ngó ngàng tới. Thật đáng tiếc! Thiền tông chỉ thẳng tủ vàng ngọc của mình hãy mở ra dùng, đừng lượm lặt của ai làm chi. Người ta bỏ có xứng đáng gì mà lại tiếc từng xu từng điếu như thế? Nghe người nào nói câu gì hay liền ghi học, rốt cuộc toàn là đàm dãi của cổ nhân. Chỗ đặc biệt của Thiền tông là chỉ thẳng, mà rất đáng thương người ta thích những cái quanh co, nên chỉ thẳng thấy ngán quá. Vì theo quanh co nên dễ bị lạc, dễ mắc kẹt. Với người biết tu, thật tu, qua lời chỉ thẳng chịu khó nhìn chăm chăm vào, nhất định có ngày sẽ thấy, không nghi ngờ. Trong kinh Viên Giác mượn ví dụ như đêm mùng bảy mùng tám có trăng, nhưng người ta không thấy. Có kẻ thấy được nói hôm nay có trăng, người không thấy hỏi mặt trăng ở đâu? Nếu nói ở hướng này hướng kia họ không biết, cho nên người thấy nói “hãy theo ngón tay của tôi mà nhìn mặt trăng”. Nếu người mắt sáng tự thấy, khỏi qua ngón tay, còn kẻ không thấy cứ ngỡ mặt trăng ở đầu ngón tay, ngó chăm chăm ngón tay hoài thì không bao giờ thấy được mặt trăng. Cũng vậy, kinh Phật dạy để chúng ta biết đường lối tu, nhưng nhiều người không nương kinh tu mà lấy kinh đọc hoài. Giống như chấp ngón tay cho là mặt trăng, đó là một lầm lẫn lớn. Bởi thế qua trung gian có lợi cũng có hại, vì rất dễ kẹt phương tiện, còn chỉ thẳng thấy được liền thấy, không thấy thì thôi, chớ không kẹt ở phương tiện. Khi chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, không một niệm chạy theo cảnh, chạy theo người; lúc đó mình đang sống với tâm hiện hữu, chớ không có gì lạ hết. Vì vậy những danh từ thiền sau này người ta hay dùng như hãy sống với cái “hiện là”, cái “đang là”. “Đang là”, “hiện là” là cái gì? Là cái không nghĩ suy gì hết, đi biết đi, ngồi biết ngồi, ăn biết ăn, tất cả hành động đều biết là cái “đang là”, cái “hiện là”. Sống với cái không nghĩ suy dấy động, đó là chúng ta biết sống với cái chân thật, sống được với kho báu nhà mình. Ngược lại, không biết không sống được như vậy là chúng ta đã mất của quí. Thế nên biết Thiền tông chỉ thẳng, chỗ chỉ thẳng đó đối với kinh điển không khác, không hai. Nhưng vì chúng sanh nhiều bệnh, nghe nói tụng kinh có đầy đủ phước đức nên cứ trì tụng rồi mắc kẹt trong phước đức đó hoài, không chịu nương kinh để thấy cái chân thật sẵn nơi mình. Vì vậy Thiền sư chỉ thẳng qua một câu nói, một bài kệ, người nghe sáng ý nhận biết được chỗ các ngài muốn chỉ. Biết rõ như vậy là thấy được tinh thần thiền không khác với kinh điển Phật dạy. Khi chúng ta ứng dụng tu có kết quả, qua một câu nói sẽ nhận định rõ ai là người đã thấy, ai là người chưa thấy. Những kẻ nói quanh co tưởng là hay nhưng sự thật không nắm được điều căn bản, không biết được gốc thật của chính mình. Người thấy gốc Phật rồi, lời nói hành động đều chỉ thẳng vào cái đó, không có gì khác hơn. Phật Tổ từ xưa đến nay hiểu nhận được, tu đến nơi đều gặp nhau ở chỗ rốt ráo, không sai khác. Đó là chỗ căn bản tôi muốn chỉ cho tất cả Tăng Ni, Phật tử. Những gì tôi thấy biết đều chỉ cho quí vị thấy biết và ứng dụng tu, sau này không trách rằng việc tu đơn giản như vậy sao Thầy không chỉ thẳng? Mong tất cả nghe nhận thấu đáo, ứng dụng tu được kết quả viên mãn (Thiền viện Sùng Phúc) Bên dưới là danh sách các thành viên đã gửi lời cảm ơn đến bài viết này của bạn: nhuocthuy, Ngoisaobiec, nguyenthuy, anhlam, chonhoadong Logged tieuphu Newbie * Offline Offline Bài viết: 27 Cảm Ơn -Gửi: 50 -Nhận: 113 Xem hồ sơ cá nhân Re: Bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ « Trả lời #4 vào lúc: Tháng Tám 22, 2009, 09:48:33 pm » HT. Thích Thanh Từ TRÍ THỨC VÀ TRÍ TUỆ Thiền Viện Thường Chiếu - PL: 25530 – DL: 2009 (.....) Điều thứ ba, tôi nhắc lại những cái hay của đạo cho Tăng Ni hiểu rõ, đừng lầm lẫn. Đây là điểm lâu nay chúng ta phân vân, chưa phân định rõ ràng. Như người đời thường gọi người trí thức là học giả, nhà bác học. Hàng trí thức, học giả, bác học được người đời quí trọng. Còn chúng ta ở trong đạo, có là người trí thức không? Nếu không là người trí thức thì là người gì, có danh từ nào dành cho chúng ta không? Đây là vấn đề chúng ta cần phải nắm vững. Trong đạo Phật, không chú trọng trí thức mà chú trọng trí tuệ, không nói học giả mà nói hành giả, không nói nhà bác học mà nói người được trí tuệ vô lậu. Bởi vì trí thức là trí do ý thức nhanh nhẹn khéo léo, so sánh phân biệt, đối chiếu rành rõ, khiến người nghe dễ nhận dễ hiểu. Đó gọi là người trí thức. Còn học giả là lượm lặt những hiểu biết của người khác, những cái hay, cái lạ góp nhặt về chứa đựng rồi cho đó là kiến thức của mình. Kế nữa là những nhà bác học nghiền ngẫm, tìm kiếm rộng rãi trong các ngành triết học, khoa học… nghiên cứu phát minh thêm những sáng tạo mới. Như vậy những nhà trí thức, học giả và bác học là nhắm thẳng vào ý thức sinh diệt, tìm tòi lượm lặt bên ngoài, chứa nhóm lại thành kiến thức của mình, rồi sử dụng trở lại kiến thức ấy. Tất cả những sử dụng đó đều nhắm vào điều kiện vật chất, lo cho thân này cảnh này mỗi ngày mỗi sung túc, mỗi tốt đẹp, mỗi giàu có hơn. Đó là lo trên phương diện sinh diệt, được rồi sẽ mất. Ngược lại người học Phật lấy trí tuệ làm gốc. Trí tuệ trong đạo Phật có chia ra hai phần: một là trí tuệ hữu lậu, hai là trí tuệ vô lậu. Trí tuệ hữu lậu là gì? Là Văn, Tư, Tu. Văn tức là học. Học cái gì? Học những lời chân thật, Phật chỉ dạy lý thật của con người, lý thật của cuộc đời. Chúng ta học để thấy được chân lý của con người và của muôn vật. Đó là Văn. Tư là gì? Khi học rồi chúng ta nghiền ngẫm cho tới nơi tới chốn, thấy rõ, hiểu tường tận vấn đề, đó là Tư. Tu là gì? Ứng dụng nghiền ngẫm tu hành bằng cách thấy đúng như thật chân lý Phật đã dạy, để tâm không nhiễm, không dính mắc tất cả pháp sinh diệt bên ngoài, đó là Tu. Nhưng việc tu, học này còn ở trong sinh diệt nên gọi là trí tuệ hữu lậu, tức còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử. Trí tuệ vô lậu là gì? Là Giới, Định, Tuệ. Giới là phương tiện ban đầu để câu thúc, đừng cho tâm chúng ta phóng túng. Từ Giới sanh Định, từ Định sanh Tuệ, trí tuệ đó không do học mà có, mà do chúng ta ứng dụng tu. Vì đức Phật đã thấy nơi mọi chúng ta sẵn có tánh giác, chúng ta không cần tìm kiếm ở bên ngoài mà phải nhìn lại mình, phản quan lại mình cho tâm được an định. Tâm an định tức là những ý thức lăng xăng lắng xuống hết, bấy giờ tánh giác sẽ hiện tròn đủ, không tìm kiếm ở đâu xa. Khi chúng ta xoay trở lại mình, dẹp bỏ những lăng xăng của ý thức, gọi là định. Từ định này sẽ hiện ra trí tuệ chân thật của chính mình. Như vậy trí tuệ chân thật cũng chính là tánh giác của chúng ta. Ngược lại với thế gian, người ta lượm lặt những hiểu biết của kẻ khác về làm trí tuệ thông minh của mình, còn trong đạo chúng ta loại bỏ hết những lăng xăng của tâm thức. Gạt bỏ tất cả lăng xăng thì tâm an định, tâm an định thì tánh giác hiện ra tròn đầy. Được trí tuệ vô lậu rồi, chúng ta sẽ không còn rớt lại, không còn chìm trong luân hồi sanh tử nữa. Như vậy người tu học bỏ ra, còn người đời học thu vào. Hai bên khác nhau ở chỗ đó. Như chúng ta ngồi thiền là để làm gì? Đó là một phương hướng để phát sáng trí tuệ sẵn có của mình. Thật ra trí tuệ sẵn nơi mình đã tự sáng rồi, trong nhà Phật gọi đó là ông Phật của mình. Giác ngộ là Phật, tức từ tánh giác đó sáng ra, chớ không ở đâu hết. Ngoài thế gian học bao nhiêu năm, đi chỗ này chỗ kia lấy cấp bằng này cấp bằng nọ, lượm lặt của người làm của mình, nhưng không có gì thật là của mình hết. Còn chúng ta gạt hết tất cả những thứ bên ngoài, để cho tâm trong sáng, rồi tự nó thấu suốt tất cả, đó là cái thật của mình. Cái thật này ai cũng có, ai cũng làm được mà lâu nay chúng ta bỏ quên. Vì bỏ quên nên ta trở thành kẻ khờ dại ngu si, đi trong luân hồi muôn kiếp. Ngày nay nếu biết trở lại sống với cái chân thật của mình thì dòng luân hồi ngang đây chấm dứt. Như vậy sự tu, sự học của mình là việc làm phi thường, thế gian không thể bì kịp. Song nhiều khi chúng ta lại xem thường nó, ham học cái của người, cái sanh diệt mà quên khơi lại cái không sanh không diệt của chính mình. Cho nên đức Phật Bổn Sư Thích Ca của chúng ta ngồi dưới cội Bồ-đề tới đêm bốn mươi chín Ngài giác ngộ. Khi giác ngộ viên mãn Ngài tuyên bố thành Phật và tuyên bố “Ta học đạo không có thầy”. Ai dạy Ngài trong lúc đó? Chính vì tâm an định nên Ngài sáng ra, nên Phật nói được đạo mà không ai dạy. Như vậy tất cả Tăng Ni có người nào vô phần về việc này không? Ai cũng có phần hết, có phần tức là có đủ điều kiện để giác ngộ. Thế nhưng chúng ta cứ thả trôi, để bao nhiêu thứ phiền não xấu xa phủ che, khỏa lấp, rồi cứ thế mà chấp nhận đi trong luân hồi. Ngày nay đủ phước đủ duyên, chúng ta biết được phương pháp ứng dụng tu, phải ráng nỗ lực tu hành, mới xứng đáng là người xuất trần thượng sĩ. Nếu không, chúng ta tu để mà tu, rồi cũng tiếp tục luân hồi không đến đâu hết. Đó là điều tôi muốn nhắc cho Tăng Ni nhớ, đừng xem thường những giờ tu của mình. Những khi ngồi yên lặng không phải là tiêu cực, không phải vô ích mà là để dẹp bỏ những mê mờ đang phủ che tánh giác của mình. Khi những mê mờ ấy lặng dứt hết thì tánh giác sáng ngời, chừng đó chúng ta mới thấy chỗ cứu kính, chỗ tuyệt vời của Phật dạy vượt hơn mọi cái của thế gian. Vì thế những vị giảng hay chưa hẳn là giải thoát vì mới có trí tuệ hữu lậu thôi, chưa phải trí tuệ do định sanh. Hiểu vậy chúng ta mới thấy trên đường tu, đi từng bước thứ tự rõ ràng mới tới kết quả viên mãn, chớ không phải tu lơ là có hình tướng. Cuối cùng mình cũng như ai, cũng ăn, cũng mặc, cũng vui chơi bình thường, như vậy đời tu không có giá trị gì hết. Nên biết ý chí tu hành của chúng ta hết sức siêu việt, siêu phàm chớ không phải thường. Vậy mà có nhiều người vì sự ăn, sự mặc phiền não suốt đời, rồi tạo bao nhiêu thứ phiền lụy cho mọi người chung quanh. Thật là đáng tiếc, thật là đáng thương! Nhiều Phật tử được các vị chư tăng giáo hóa, nói ý nghĩa cao siêu của người tu, họ quá quí nên gặp chư Tăng liền đảnh lễ. Có nhiều người địa vị ngoài xã hội rất lớn hoặc tuổi tác trưởng thượng đáng ông bà cha mẹ, mà lạy chư Tăng còn nhỏ tuổi không hề thấy khó chịu. Tại vì họ quá quí lý tưởng của Phật Tổ dạy, quá quí sự tu hành siêu thoát. Vậy mà chúng ta không chịu tu, khi họ lạy mình có xấu hổ không? Nếu người ta đảnh lễ mà tâm mình đang chạy ngược chạy xuôi xóm này xóm kia, lúc đó ta có tội không? Quí vị phải nhớ đừng tưởng người ta lễ mà mình mừng. Chính đó là điều khiến chúng ta càng xấu hổ khi thấy sự tu của mình chưa ra gì. Nhận người đảnh lễ thì phải trả, chớ không thể nào nhận mà không trả. Nếu ta nhận sự cung kính cúng dường của người mà không trả lại được bằng đạo đức, bằng sự tu hành chân chánh thì đời sau phải làm tôi đòi để trả nợ cũ. Họ kêu chạy vù vù hoặc họ leo lên lưng cỡi chớ không phải chuyện chơi. Tôi nhắc nhở để Tăng Ni đừng xem thường mình, phải làm sao khai thác cho được cái cao siêu quí báu của mình, để khỏi tủi hổ làm người xuất gia mà không có chút gì cao thượng, không chút gì xứng đáng. Thực tế Tăng Ni đâu phải vì thiếu cơm ăn áo mặc mà vào chùa, đâu phải vì khổ đau quá chịu không nổi mà vào chùa. Chúng ta vô chùa là có cả một lý tưởng, bỏ hết những gì phàm tục, tìm cái cao siêu trong đạo, nếu không tu thì một đời trôi qua uổng biết chừng nào. Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình. Chúng ta bỏ cha bỏ mẹ, bỏ thân bằng quyến thuộc đi tu, thì phải làm sao cho xứng đáng là người tu, chớ đừng mượn hình thức tu mà tâm rất phàm tục. Phải hiểu thật rõ ý nghĩa của người tu là làm sao đền đáp công ân cha mẹ, thầy tổ, đàn na thí chủ, chớ đừng tu cầm chừng qua ngày qua tháng, rốt cuộc mình làm một ông thầy tu rỗng mà còn nợ thiên hạ nữa, điều đó thật đau xót. Mong tất cả quí vị nghe rồi cố gắng tu cho được trí tuệ vô sư viên mãn.