Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

MIM CUOI CHO QUA

a đem những bất như ý vào lòng và lưu lại đó, kích hoạt cho “hạt nhân” nóng giận nổ tung, để rồi “vụ nổ” đã làm tâm hồn ta tan nát, còn “phóng xạ” của nó cũng ảnh hưởng tới những người thân cận, bất kể bán kính xa hay gần.
Sự nguy hiểm của những cơn giận thực ra ai cũng biết nhưng không phải ai cũng có thể kiểm soát được; để đến khi nói (nặng lời) và hành xử (nặng tay) mới giật mình, thảng thốt hối hận - thì cũng là lúc đổ vỡ mất rồi.
Đổ vỡ trong lòng mình. Và đổ vỡ những mối quan hệ mà đôi khi mình đã chắt chiu vun đắp mỗi ngày.
Nhà Phật có câu “Một chút lửa sân đốt tan cả rừng công đức” cũng trong ý chỉ cơn giận rất nguy hiểm. Giận và im lặng để chuyển hóa một cách âm thầm là cách giúp giảm bớt tác hại, nhưng nếu được thì mỉm cười cho qua càng lẹ càng khỏe, càng nhẹ.
Tất nhiên, để có thể mỉm cười cho qua, mình cần thực tập bớt nghe ngóng, bớt để ý, bớt xét nét và bớt thân thiết với chỉ duy nhất một hay vài đối tượng nào đó, rồi yêu cầu quá cao ở họ.
Nhận ra được điều đó cũng là lúc chúng ta sống bình thường với mọi người, nghĩ đến việc thương yêu rộng lớn hơn, nếu có duyên gần ai thì chỉ cần thương họ là đủ, không cần đòi hỏi đáp trả gì cả thì sẽ thấy nhẹ tênh, thấy hạnh phúc vì mình còn có thể thương yêu.
Gặp nhiều người thấy chướng duyên quá thì cũng nên học cách “mỉm cười cho qua”. Bớt tiếp xúc với đối tượng đó cũng là cách tránh duyên, rồi mình chuyển hóa dần, đến khi vững chãi hơn thì có thể “mỉm cười chào nhau” như những-người-thân.
Cuộc đời này ngắn lắm, cần những nụ cười, cần cho qua nhiều thứ để lại cười nhiều như đứa trẻ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét