“Không thở ra thở vào
Tâm trú vào chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Với tâm an bất động
Như đèn sáng chợt tắt
Tâm giải thoát Niết Bàn”.
(Tương Ưng Kinh)
1.
Sở dĩ người ta đau khổ
chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
2.
Nếu anh không muốn
rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho
bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi.
3.
Bạn hãy luôn cảm ơn
những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.
4.
Bạn phải luôn mở lòng
khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã
làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.
5.
Khi bạn vui, phải nghĩ
rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng
nỗi đau này cũng không trường tồn.
6.
Sự chấp trước của ngày
hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.
7.
Bạn có thể có tình yêu
nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
8.
Đừng lãng phí sinh
mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.
9.
Khi nào bạn thật sự
buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.
10.
Mỗi một vết thương đều
là một sự trưởng thành.
11.
Người cuồng vọng còn
cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục
chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.
12.
Bạn đừng có thái độ
bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn
người khác là chuốc khổ cho chính bạn.
13.
Một người nếu tự đáy
lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh
thản.
14.
Người mà trong tâm
chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng
lòng người khác.
15.
Hủy diệt người chỉ cần
một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”.
16.
Vốn dĩ không cần quay
đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một
phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?
17.
Đừng bao giờ lãng phí
một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.
18.
Mong bạn đem lòng từ
bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy
người khác mới khả dĩ tiếp nhận.
19.
Cùng là một chiếc bình
như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa
đầy những não phiền như vậy?
20.
Những thứ không đạt
được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn
không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu
sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.
21.
Sống một ngày là có
diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để
mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.
22.
Tốn thêm một chút tâm
lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn
hiểu chứ?
23.
Hận thù người khác là
một mất mát lớn nhất đối với mình.
24.
Mỗi người ai cũng có
mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng
sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà
nói chính là một sự trừng phạt.
25.
Tình chấp là nguyên
nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.
26.
Đừng khẳng định về
cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.
27.
Khi bạn thành thật với
chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.
28.
Người che đậy khuyết
điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.
29.
Người âm thầm quan tâm
chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.
30.
Đừng gắng sức suy đoán
cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và
kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.
31.
Muốn hiểu một người,
chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có
thể biết được họ có thật lòng không.
32.
Chân lý của nhân sinh
chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.
33.
Người không tắm rửa
thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài
thực học. Có đức tự nhiên thơm.
34.
Thời gian sẽ trôi qua,
để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.
35.
Bạn cứ xem những
chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.
36.
Người luôn e dè với
thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.
37.
Nói một lời dối gian
thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?
38.
Sống một ngày vô ích,
không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.
39.
Quảng kết chúng duyên,
chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
40.
Im lặng là một câu trả
lời hay nhất cho sự phỉ báng.
41.
Cung kính đối với
người là sự trang nghiêm cho chính mình.
42.
Có lòng thương yêu vô
tư thì sẽ có tất cả.
43.
Đến là ngẫu nhiên, đi
là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà
hằng tùy duyên”.
44.
Từ bi là vũ khí tốt
nhất của chính bạn.
45.
Chỉ cần đối diện với
hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
46.
Lương tâm là tòa án
công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối
nổi lương tâm mình.
47.
Người không biết yêu
mình thì không thể yêu được người khác.
48.
Có lúc chúng ta muốn thầm
hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?
49.
Đừng vì một chút tranh
chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà
quên đi thâm ân của người khác.
50.
Cảm ơn đời với những
gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
51.
Nếu có thể đứng ở góc
độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.
52.
Nói năng đừng có tánh
châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu
của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.
53.
Thành thật đối diện
với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
54.
Nhân quả không nợ
chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.
55.
Đa số người cả đời chỉ
làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.
56.
Tâm là tên lừa đảo lớn
nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.
57.
Chỉ cần tự giác tâm
an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát
một mình.
58.
Khi trong tay bạn nắm
chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu
buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn
khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể
đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.
59.
Nếu bạn có thể sống
qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người
hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người
hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do,
biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
60.
Bạn có nhân sinh quan
của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần
tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.
61.
Bạn hy vọng nắm được
sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.
62.
Ác khẩu, mãi mãi đừng
để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao
nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính
là thiện tri thức của bạn.
63.
Người khác có thể làm
trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng
chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất
định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
64.
Nếu một người chưa
từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn
muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
65.
Thế giới vốn không
thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh
cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
66.
Bởi chúng ta không thể
thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
67.
Người khác có thể làm
trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng
ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định
phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.
68.
Nếu một người chưa
từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn
muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.
69.
Thế giới vốn không
thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh
cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.
70.
Bởi chúng ta không thể
thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
71.
“Có
hai đường đi, một là đường ác; hai là đường thiện. Người làm ác từ đường ác đến
chỗ khổ, người làm lành dạo chơi đường lành đến chỗ vui”.
72.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3 trang 498)
73.
“Như
có người tự mình chìm đắm mà muốn cứu người thì trọn không có lý, mình tu chưa
giải thoát mà dạy người tu giải thoát, việc ấy không thể làm được”.
74.
“Như
có người tự mình không chìm đắm mới có thể cứu người, lý ấy có thể được, nay
cũng lại như thế, tự mình tu được giải thoát khiến cho người khác tu được giải
thoát, lý ấy có thể được”.
75.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3 trang 239)
THẬP THIỆN TÂM
01. Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ, không làm tổn hại
02. Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi, không làm bất não
03. Đối với chánh Pháp của Phật khởi lòng hộ trì, không tiếc thân mạng
04. Với tất cả Pháp sanh lòng thắng nhẫn , không chấp trước
05. Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng cúng dường
06. Tâm cầu chủng trí Phật, trong tất cả các thời không xao lãng
07. Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng, cung kính, không khinh rẻ là thấp hèn
08. Không say đắm thế luận, đối với phần Bồ Đề sanh lòng quyết định
09. Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm
10. Đối với các Đức Như Lai xả lìa các tướng, khởi lòng tùy niệm.
01. Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ, không làm tổn hại
02. Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi, không làm bất não
03. Đối với chánh Pháp của Phật khởi lòng hộ trì, không tiếc thân mạng
04. Với tất cả Pháp sanh lòng thắng nhẫn , không chấp trước
05. Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng cúng dường
06. Tâm cầu chủng trí Phật, trong tất cả các thời không xao lãng
07. Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng, cung kính, không khinh rẻ là thấp hèn
08. Không say đắm thế luận, đối với phần Bồ Đề sanh lòng quyết định
09. Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm
10. Đối với các Đức Như Lai xả lìa các tướng, khởi lòng tùy niệm.
Muốn hết sạch sanh tử, tu hành Tịnh nghiệp thì nên phát mười thứ
tín tâm; niệm niệm chẳng quên thì sẽ quyết sanh về Tịnh Ðộ, đắc bất thối
chuyển.
Một: tin pháp của Phật đã nói là lời chân thành phát xuất tự miệng vàng, chơn thật chẳng dối.
Hai: tin rằng phàm phu còn mê thì thức thần chẳng diệt, xoay vần trong sáu nẻo chẳng ngơi.
Ba: tin rằng tu hành trong cõi này nếu chưa được đạo quả thì chẳng tránh khỏi bị luân hồi.
Bốn: tin rằng nếu chưa thoát khỏi luân hồi thì dẫu sanh lên trời vẫn chẳng tránh khỏi bị đọa lạc.
Năm: tin rằng chúng sanh sanh về thế giới Cực Lạc sẽ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.
Sáu: tin chúng sanh phát nguyện, nguyện sanh Tịnh Ðộ sẽ quyết định vãng sanh.
Bảy: tin rằng một phen xưng danh hiệu Phật sẽ diệt được tám mươi ức kiếp sanh tử tội nặng.
Tám: tin người niệm Phật sẽ được thần thông quang minh của A Di Ðà Phật nhiếp thủ chẳng hề buông bỏ.
Chín: tin người niệm Phật luôn luôn được hằng sa chư Phật trong mười phương thế giới cùng dùng thần lực hộ niệm.
Mười: Tin là khi đã sanh về Tịnh Ðộ sẽ có thọ mạng vô lượng, trong một đời sẽ chứng đắc Vô Thượng Bồ Ðề.
Một: tin pháp của Phật đã nói là lời chân thành phát xuất tự miệng vàng, chơn thật chẳng dối.
Hai: tin rằng phàm phu còn mê thì thức thần chẳng diệt, xoay vần trong sáu nẻo chẳng ngơi.
Ba: tin rằng tu hành trong cõi này nếu chưa được đạo quả thì chẳng tránh khỏi bị luân hồi.
Bốn: tin rằng nếu chưa thoát khỏi luân hồi thì dẫu sanh lên trời vẫn chẳng tránh khỏi bị đọa lạc.
Năm: tin rằng chúng sanh sanh về thế giới Cực Lạc sẽ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.
Sáu: tin chúng sanh phát nguyện, nguyện sanh Tịnh Ðộ sẽ quyết định vãng sanh.
Bảy: tin rằng một phen xưng danh hiệu Phật sẽ diệt được tám mươi ức kiếp sanh tử tội nặng.
Tám: tin người niệm Phật sẽ được thần thông quang minh của A Di Ðà Phật nhiếp thủ chẳng hề buông bỏ.
Chín: tin người niệm Phật luôn luôn được hằng sa chư Phật trong mười phương thế giới cùng dùng thần lực hộ niệm.
Mười: Tin là khi đã sanh về Tịnh Ðộ sẽ có thọ mạng vô lượng, trong một đời sẽ chứng đắc Vô Thượng Bồ Ðề.
TÁM NGỌN GIÓ: 4 THUẬN và 4 NGHỊCH
1. Lợi: Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đỡ phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy.
2. Suy: Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nản.
3. Vui: Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.
4. Khổ: Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v.v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.
5. Vinh: Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao
6. Nhục: Tâm hành giả không bị chao đảo trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.
7. Khen: Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác
8. Chê: Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác
1. Lợi: Khi gặp hoàn cảnh thuận lợi, tốt đẹp như có người tạo điều kiện, giúp đỡ phương tiện vật chất hay tinh thần, tâm không khởi niệm yêu thích hay không khởi tâm ngã mạn cho rằng mình tu hành cao mà được như vậy.
2. Suy: Khi gặp cảnh bất như ý, hoàn cảnh sa sút, mất mát người thân, không khởi tâm buồn khổ, sầu bi, chán nản.
3. Vui: Tâm thản nhiên trước những thú vui, dục lạc của thế gian.
4. Khổ: Tâm an nhiên khi bị những khổ nạn như bị người khác đàn áp, ức hiếp, hay chèn ép v.v. Tâm không khởi niệm sân hận hay mong muốn trả thù.
5. Vinh: Tâm không bị mê hoặc bởi những lời tán thán, ca ngợi, đề cao
6. Nhục: Tâm hành giả không bị chao đảo trước những lời hạ nhục, hũy báng danh dự, nhân phẩm, đạo đức, uy tín.
7. Khen: Tâm không dính mắc trước những lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi của người khác
8. Chê: Tâm không bị lay động bởi những lời chê bai, bài bác, chỉ trích, nói xấu của người khác
PHẬT DẠY ẤN TỐNG KINH ĐƯỢC MƯỜI CÔNG ĐỨC
1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.
2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…
3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.
4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.
5. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.
6. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.
7. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
8. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.
9. Xa lìa các đường dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), được sanh vào các cõi thiện (người, trời) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.
10. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ (văn, tư, tu) mở rộng, chứng được sáu thần thông (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông) .
1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.
2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…
3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.
4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.
5. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.
6. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.
7. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.
8. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.
9. Xa lìa các đường dữ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh), được sanh vào các cõi thiện (người, trời) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.
10. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sanh, lấy tâm chúng sanh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sanh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ (văn, tư, tu) mở rộng, chứng được sáu thần thông (thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông) .
Ấn
tống Kinh, Tượng được nhiều công đức thù thắng như thế. Cho nên, gặp khi chúc
thọ, cầu an, sám hối, cầu siêu, nên hoan hỷ cố gắng ấn tống.
NIỆM PHẬT LỚN TIẾNG CÓ MƯỜI ĐIỀU LỢI
Theo Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
Theo Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
1.
Trừ được buồn ngủ
02. Thiên ma kinh sợ
03. Tiếng vang khắp mười phương
04. Tam đồ dứt khổ
05. Tiếng bên ngoài chẳng lọt vào
06. Tâm chẳng tán loạn
07. Dũng mảnh tinh tấn
08. Chư Phật hoan hỉ
09. Tam muội hiện tiền
10. Vãng sanh Tịnh Độ
02. Thiên ma kinh sợ
03. Tiếng vang khắp mười phương
04. Tam đồ dứt khổ
05. Tiếng bên ngoài chẳng lọt vào
06. Tâm chẳng tán loạn
07. Dũng mảnh tinh tấn
08. Chư Phật hoan hỉ
09. Tam muội hiện tiền
10. Vãng sanh Tịnh Độ
TÁM HẠNG NGƯỜI KHÓ ĐIỀU PHỤC
“1. Hạng người khi được bạn bè chỉ dạy lỗi lầm cứ chối bai bải, bảo: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ!” Giống hệt con ngựa dữ bị tra hàm thiếc và quất roi da vào mông, vẫn còn hục hặc không chịu đi.”“2. Hạng thứ hai, khi được chỉ lỗi, bèn đứng làm thinh, không nhận cũng không chối, giống như con ngựa dữ đứng dựa gọng xe không chịu đi.”
“1. Hạng người khi được bạn bè chỉ dạy lỗi lầm cứ chối bai bải, bảo: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ!” Giống hệt con ngựa dữ bị tra hàm thiếc và quất roi da vào mông, vẫn còn hục hặc không chịu đi.”“2. Hạng thứ hai, khi được chỉ lỗi, bèn đứng làm thinh, không nhận cũng không chối, giống như con ngựa dữ đứng dựa gọng xe không chịu đi.”
“3. Hạng thứ ba, là vị tu sĩ khi bị chỉ lỗi, liền hỏi trở lại
người chỉ lỗi mình: “Huynh cũng phạm như tôi sao dám chỉ lỗi tôi”, giống như
con ngựa dữ, ngã nhào xuống đất, trầy đầu gối, gãy gọng xe.”
“4. Hạng thứ tư, là loại người phản ứng bằng cách quạt lại người
chỉ lỗi mình: “Ðồ ngu, phận huynh còn phải nhờ người chỉ dạy sao dám lên mặt
chỉ dạy tôi”, giống như con ngựa dữ cứ thụt lui không chịu bước tới.”
“5. Hạng thứ năm là kẻ hay nói trớ sang chuyện khác, đem lòng
thù hiềm oán hận người nhắc nhở mình. Như con ngựa dữ chạy bừa vào đường hiểm,
làm cho xe bể bánh, gãy trục.”
“6. Hạng thứ sáu, là kẻ không sợ tội lỗi, không ngán chúng tăng,
không cho ai chỉ lỗi, lấy đồ bỏ đi. Giống như con ngựa dữ bất kể nài và roi,
ngậm hàm thiếc chạy càn, vô phương kiềm chế.”
“7. Hạng thứ bảy, phản ứng cách lộn ngược, y đứng giữa hội chúng
khua tay nói lớn: “Ai cho phép mấy người dạy khôn tôi”. Như con ngựa dữ dựng
ngược hai chân và sùi bọt mép.”
“8. Hạng thứ tám, loại dữ dằn nhất nói ong óng: “Mấy người có
cho tôi y bát, tọa cụ thuốc men không mà dám sửa sai tôi”. Nói xong chưa đã
giận, còn xả giới, lột y vứt bên đường, nghênh mặt hỏi chúng tăng: “Tôi đã hoàn
tục rồi, mấy người vừa lòng hả dạ chưa?” Hạng người này giống như con ngựa dữ
nằm bẹp giữa đường.”
Phật dạy làm người có 20 điều khó:
01. Nghèo nàn bố thí là khó.
02. Giàu sang học đạo là khó.
03. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.
04. Thấy được kinh Phật là khó.
05. Sanh vào thời có Phật là khó.
06. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.
07. Thấy tốt không cầu là khó.
08. Bị nhục không tức là khó.
09. Có thế lực không dựa là khó
10. Gặp việc vô tâm là khó.
11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.
12. Diệt trừ ngã mạn là khó.
13. Không khinh người chưa học là khó.
14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.
15. Không nói chuyện phải trái là khó.
16. Gặp được thiện tri thức là khó.
17. Thấy tánh học đạo là khó.
18. Tùy duyên hoá độ người là khó.
19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.
20. Khéo biết phương tiện là khó.
01. Nghèo nàn bố thí là khó.
02. Giàu sang học đạo là khó.
03. Bỏ thân mạng quyết chết là khó.
04. Thấy được kinh Phật là khó.
05. Sanh vào thời có Phật là khó.
06. Nhẫn sắc, nhẫn dục là khó.
07. Thấy tốt không cầu là khó.
08. Bị nhục không tức là khó.
09. Có thế lực không dựa là khó
10. Gặp việc vô tâm là khó.
11. Học rộng nghiên cứu sâu là khó.
12. Diệt trừ ngã mạn là khó.
13. Không khinh người chưa học là khó.
14. Thực hành tâm bình đẳng là khó.
15. Không nói chuyện phải trái là khó.
16. Gặp được thiện tri thức là khó.
17. Thấy tánh học đạo là khó.
18. Tùy duyên hoá độ người là khó.
19. Thấy cảnh tâm bất động là khó.
20. Khéo biết phương tiện là khó.
MƯỜI ĐỨC TIN CHÂN CHÁNH
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:
01. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
02. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
03. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
04. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
05. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
06. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
07. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
08. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
09. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
02. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
03. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
04. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
05. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
06. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
07. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
08. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
09. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
MƯỜI BỐN ĐIỀU PHẬT DẠY
1.- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
3.- Thất bại lớn nhất của đời người của đời người là tự tại.
4.- Bi ai lớn nhất của đời người là ganh tỵ.
5.- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.
6.- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty.
7.- Đáng khăm phục lớn nhất của đời người là biết tự vươn lên sau khi ngã.
8.- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
9.- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ.
10.- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
11.- Lễ vật lớn nhất cuả đời người là khoan dung.
12.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
13.- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
14.- Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất mình.
1.- Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
3.- Thất bại lớn nhất của đời người của đời người là tự tại.
4.- Bi ai lớn nhất của đời người là ganh tỵ.
5.- Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.
6.- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty.
7.- Đáng khăm phục lớn nhất của đời người là biết tự vươn lên sau khi ngã.
8.- Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
9.- Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ.
10.- Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
11.- Lễ vật lớn nhất cuả đời người là khoan dung.
12.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
13.- An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.
14.- Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất mình.
MƯỜI ĐIỀU MẤT MÁT NẾU CHẲNG TU
Phật dạy pháp tu hành đường tắt khiến hết thảy chúng sanh mau siêu sanh tử; nhưng người chướng nặng chẳng chịu tấn tu thì sẽ chịu mười điều mất mát:
Phật dạy pháp tu hành đường tắt khiến hết thảy chúng sanh mau siêu sanh tử; nhưng người chướng nặng chẳng chịu tấn tu thì sẽ chịu mười điều mất mát:
Một, chẳng tin lời Phật.
Hai, chẳng tuân thánh giáo.
Ba, chẳng tin nhân quả.
Bốn, chẳng trọng cái linh tâm của mình.
Năm, chẳng cầu tiến lên.
Sáu, chẳng thân thiện hữu.
Bảy, chẳng cầu giải thoát.
Tám, cam chịu luân hồi.
Chín, chẳng sợ ác đạo.
Mười, cam làm loài ma.
Ngược lại, tu hành thì được mười thứ lợi ích thù thắng.
Hai, chẳng tuân thánh giáo.
Ba, chẳng tin nhân quả.
Bốn, chẳng trọng cái linh tâm của mình.
Năm, chẳng cầu tiến lên.
Sáu, chẳng thân thiện hữu.
Bảy, chẳng cầu giải thoát.
Tám, cam chịu luân hồi.
Chín, chẳng sợ ác đạo.
Mười, cam làm loài ma.
Ngược lại, tu hành thì được mười thứ lợi ích thù thắng.
MƯỜI CÔNG ĐỨC LẠY PHẬT
Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
1 – Được sắc thân tốt đẹp.
2 – Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3 – Không sợ sệt giữa đông người.
4 – Được chư Phật giúp đỡ.
5 – Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6 – Mọi người đều nương theo mình.
7 – Chư Thiên cung kính.
8 – Đủ phước đức lớn.
9 – Lúc lâm chung được vãng sanh.
10 – Mau chứng quả Niết Bàn.
2 – Nói ra điều chi ai cũng tin dùng.
3 – Không sợ sệt giữa đông người.
4 – Được chư Phật giúp đỡ.
5 – Đầy đủ oai nghi lớn lao.
6 – Mọi người đều nương theo mình.
7 – Chư Thiên cung kính.
8 – Đủ phước đức lớn.
9 – Lúc lâm chung được vãng sanh.
10 – Mau chứng quả Niết Bàn.
MƯỜI CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT
Trong kinh nói: Người nào chí tâm niệm Phật, được mười công đức như sau:
Trong kinh nói: Người nào chí tâm niệm Phật, được mười công đức như sau:
1
– Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2 – Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3 – Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4 – Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5 – Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6 – Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7 – Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8 – Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9 – Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10 – Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng.
2 – Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3 – Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4 – Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5 – Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6 – Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7 – Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8 – Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9 – Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10 – Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng.
MƯỜI ĐIỀU HẠNH PHÚC
01.- Được thân cận với những người hiền đức, có khả năng xa lánh được những kẻ đang đi trên con đường sa đọa.
02.- Được sống trong một môi trường thuận tiện cho sự tu học và sự tạo tác những nhân lành.
03.- Được có cơ hội thêm về giáo pháp, về giới luật, về công nghệ và về ngôn ngữ văn chương.
04.- Được phụng dưỡng mẹ cha và có thời giờ để ý săn sóc vợ chồng con cái của mình.
05.- Được chia xẻ thì giờ, tài vật và hạnh phúc với kẻ khác.
06.- Được có cơ hội vun trồng đạo đức, xa lánh hẳn rượu chè cờ bạc.
07.- Được thực tập un đúc các đức khiêm nhượng, biết ơn và tri túc của đạo giác ngộ.
08.- Được thân cận với các vị khất sĩ mà học hỏi đạo lý.
09.- Được sống một cuộc sống trong sạch theo nguyên tắc Bốn Sự Thật.
10.- Được học cách thiền quán để tháo bỏ những phiền não và ưu sầu trong cuộc sống.
01.- Được thân cận với những người hiền đức, có khả năng xa lánh được những kẻ đang đi trên con đường sa đọa.
02.- Được sống trong một môi trường thuận tiện cho sự tu học và sự tạo tác những nhân lành.
03.- Được có cơ hội thêm về giáo pháp, về giới luật, về công nghệ và về ngôn ngữ văn chương.
04.- Được phụng dưỡng mẹ cha và có thời giờ để ý săn sóc vợ chồng con cái của mình.
05.- Được chia xẻ thì giờ, tài vật và hạnh phúc với kẻ khác.
06.- Được có cơ hội vun trồng đạo đức, xa lánh hẳn rượu chè cờ bạc.
07.- Được thực tập un đúc các đức khiêm nhượng, biết ơn và tri túc của đạo giác ngộ.
08.- Được thân cận với các vị khất sĩ mà học hỏi đạo lý.
09.- Được sống một cuộc sống trong sạch theo nguyên tắc Bốn Sự Thật.
10.- Được học cách thiền quán để tháo bỏ những phiền não và ưu sầu trong cuộc sống.
BỐN
PHÁP TỊNH HẠNH VỀ LỜI NÓI
(Trích Trong Kinh Tăng Chi Bộ)
(Trích Trong Kinh Tăng Chi Bộ)
1.
Ở đây, có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo. Nếu không biết, người ấy nói:
“Tôi không biết”; nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”; nếu không thấy, người ấy
nói: “Tôi không thấy”; nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của
người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên
nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì.
2.
Người ấy đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi. Nghe điều gì ở chỗ này,
người ấy không đi đến chỗ kia nói, để gây chia rẽ ở những người này; nghe điều
gì ở chỗ kia, người ấy không đi nói với những người này, để gây chia rẽ ở những
người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ
hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.
3.
Người ấy đoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác. Người ấy chỉ dùng những
lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều
người, vui ý nhiều người.
4.
Người ấy đoạn tận lời nói phù phiếm. Người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói
có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp
thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích”.
LỜI DẠY CỦA BẢY ĐỨC PHẬT
1. Đức Phật Tỳ Bà Thi có dạy rằng: Bền chịu với các sự nhẫn nhục, ấy là giới hạnh đầu tiên mà Chư Phật hằng khuyên ta. Kẻ đã phát tâm Bồ Tát mà còn phiền giận, thật không đáng với tiếng Phật tử.
1. Đức Phật Tỳ Bà Thi có dạy rằng: Bền chịu với các sự nhẫn nhục, ấy là giới hạnh đầu tiên mà Chư Phật hằng khuyên ta. Kẻ đã phát tâm Bồ Tát mà còn phiền giận, thật không đáng với tiếng Phật tử.
2.
Đức Phật Thi Khí có dạy rằng: Người ta có mắt lanh, bao giờ cũng vượt qua khỏi
hố sâu thẳm; Cũng như thế, bậc Phật, Thánh thoát khỏi các nạn khổ.
3.
Đức Phật Tỳ Xá Phù có dạy rằng: Tránh nói hành và tật đố, giữ giới hạnh, vừa
lòng với sự đủ dùng về ăn uống; Bao giờ cũng thỏa thích trong tịnh thất thanh
vắng của mình, bền chí về bổn nguyện và cố tiến thủ. Ấy là các lý cốt yếu mà
Chư Phật đã ban truyền.
4.
Đức Phật Câu La Tôn Đại có dạy rằng: Quanh quẩn trên hoa,con ong chỉ lấy mật
hoa mà thôi, chớ không phá màu hoa và mùi hoa. Cũng như thế, Phật tử ờ chung
trong đại chúng, chớ nên làm nặng lòng ai hết. Chớ xem coi họ có làm hoặc không
làm, mà phải tự xét mình, xem lại coi đạo hạnh của mình có vẹn toàn hay không.
5.
Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni có dạy rằng: Chớ để cái tâm lạc bậy, hãy siêng học
các giới luật của Phật Thánh. Như vậy người ta sẽ xa lánh mọi sự buồn, và tiến
tới Niết bàn.
6.
Đức Phật Ca Diếp có dạy rằng: Chớ làm điều gì ác, phải làm các điều lành, cái
sở ý của ngươi phải cho trong sạch luôn luôn. Chư Phật đều dạy như vậy.
7.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: Hãy giữ lời nói của ngươi, hãy làm cho
tâm ý của ngươi trở nên thanh bạch, đừng làm một việc gì sái quấy. Giữ ba điều
ấy là theo chánh Đạo, đạo của Chư Phật đó.
Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân
chánh:
01. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
01. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
02.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
03.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
04.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
05.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
06.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
07.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
08.
Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
09.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10.
Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của
mình tuyên thuyết.
LỜI ĐỨC PHẬT DẠY CHO CÁC CƯ SĨ
Tại Vương Xá, Ambalatthika, Nalanda v.v. . . Thế Tôn nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần ba pháp Vô lậu học Giới, Định, Tuệ mà mọi đệ tử xuất gia cần phải hành trì: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, tức là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu”. (Kinh Đại Bát-niết-bàn, tr. 84).
Tại Vương Xá, Ambalatthika, Nalanda v.v. . . Thế Tôn nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần ba pháp Vô lậu học Giới, Định, Tuệ mà mọi đệ tử xuất gia cần phải hành trì: “Đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ. Định cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, tức là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu”. (Kinh Đại Bát-niết-bàn, tr. 84).
Tại
Pataligàma, Thế Tôn giảng cho các cư sĩ ở đây năm sự nguy hiểm cho những ai
phạm giới sống trái với luật:
1)
“Ở đây này các Gia chủ, người phạm giới sống trái với luật sẽ bị tiêu hao tiền
của rất nhiều, vì sống phóng dật. Đó là điều nguy hiểm thứ nhất cho những ai
phạm giới, sống trái giới luật.
2)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật bị tiếng dữ đồn
xa. Đó là điều nguy hiểm thứ hai cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
3)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật khi vào đồ
chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy
đi vào với tâm thân sợ hãi bối rối. Đó là điều nguy hiểm thứ ba cho những ai
phạm giới, sống trái giới luật.
4)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái với luật sẽ chết với tâm
hồn rối loạn. Đó là điều nguy hiểm thứ tư cho những ai phạm giới, sống trái
giới luật.
5)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người phạm giới, sống trái giới luật sau khi thân
hoại mạng chung, sẽ bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Đó là điều
nguy hiểm thứ năm cho những ai phạm giới, sống trái giới luật.
“Này
các Gia chủ, đó là năm điều nguy hiểm cho những ai phạm giới, sống trái giới
luật.
“Này
các Gia chủ, có năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Thế
nào là năm?
1)
“Ở đây này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ có tiền của dồi
dào, vì sống không phóng dật. Đó là sự lợi ích thứ nhất cho những ai giữ giới,
sống theo giới luật”.
2)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật được tiếng tốt
đồn xa. Đó là sự lợi ích thứ hai cho những ai giữ giới, sống theo giới luật.
3)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào đồ
chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc Gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy
đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Đó là lợi ích thứ ba cho những
ai giữ giới, sống theo giới luật.
4)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật, sau khi thân
hoại mệnh chung với tâm hồn không rối loạn. Đó là sự lợi ích thứ tư cho những
ai giữ giới, sống theo giới luật.
5)
“Lại nữa, này các Gia chủ, người giữ giới sống theo giới luật, sau khi thân
hoại mạng chung sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới, c õi đời này. Đó là sự
lợi ích thứ năm cho những ai giữ giới, sống theo giới luật. Này các Gia chủ, đó
là năm sự lợi ích cho những ai giữ giới, sống theo giới luật”.
BẨY HẠNG NGƯỜI VÍ DỤ NHƯ NƯỚC
1. “Thế nào là hạng người nằm mãi? Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước, Ta nói người kia cũng giống như vậy. Đó là hạng người thứ nhất của ví dụ về nước, thế gian quả thực có hạng người như vậy.”
1. “Thế nào là hạng người nằm mãi? Hoặc có những người bị pháp bất thiện che lấp, bị nhiễm bởi nhiễm ô, thọ quả báo của ác pháp, tạo gốc rễ sanh tử. Đó là hạng người nằm mãi dưới nước. Cũng như người chìm lỉm, nằm luôn dưới nước, Ta nói người kia cũng giống như vậy. Đó là hạng người thứ nhất của ví dụ về nước, thế gian quả thực có hạng người như vậy.”
2.
“Thế nào là hạng người ra khỏi nước rồi chìm lại? Đó là người đã làm trỗi lên
tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp.
Người ấy sau đó lại mất tín tâm, không kiên cố, mất sự trì giới, bố thí, đa
văn, trí tuệ, không kiên cố. Đó là hạng người ra rồi chìm lại. Như người chìm
trong nước, đã ra được rồi lại chìm. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là
hạng người thứ hai của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như
vậy.”
3.
“Thế nào là hạng người ra rồi đứng? Đó là người đã trỗi tín tâm nơi thiện pháp,
trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm
vẫn kiên cố, chắc chắn không mất, trì giới, bố thí đa văn, trí tuệ đều kiên cố,
không mất. Đó là hạng người ra khỏi nước rồi đứng. Như người chìm trong nước,
ra khỏi nước rồi đứng. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ
ba của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy.”
4.
“Thế nào là hạng người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh? Đó là người làm trỗi
dậy tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện
pháp. Người đó về sau tín tâm kiên cố vẫn không mất, trì giới, bố thí đa văn,
trí tuệ vẫn kiên cố không mất; trụ trong thiện pháp; biết như thật về Khổ, biết
như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Người kia biết như vậy, thấy như
vậy, ba kiết liền dứt sạch, đó là thân kiến, giới thủ và nghi. Ba kiết đã dứt
sạch liền chứng Tu-đà-hoàn, không đọa ác pháp, quyết định thẳng đến chánh giác,
đời sau thọ sanh tối đa bảy lần, qua lại bảy lần trong nhân gian, thiên thượng;
rồi chứng đắc biên tế của sự khổ. Đó là hạng người ra rồi lại đứng, đứng rồi
nhìn quanh. Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ tư của thí
dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như vậy.”
5.
“Thế nào là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn quanh rồi lội qua? Đó
là người trỗi được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ,
tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất, trì giới,
bố thí, đa văn, trí tuệ đều đã kiên cố không mất, trú trong thiện pháp. Biết
như thật về Khổ, về Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy
như vậy, ba kiết liền dứt sạch. Đó là, thân kiến, giới thủ, nghi; ba kiết đã
dứt sạch. Dâm, nộ, vơi mỏng. Còn phải một lần vãng lai trong nhân gian, thiên
thượng. Sau khi qua lại một lần đó rồi liền chứng đắc Khổ đế. Đó là người ra
rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi lội qua. Như người chìm trong nước, ra
rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua; Ta nói người kia cũng lại như
vậy. Đó là hạng người thứ năm của ví dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng
người như vậy.”
6.
“Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua
rồi đến bờ bên kia? Đó là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháp,
trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm
vẫn chắc chắn, không mất. Trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ đều vẫn kiên cố,
không mất, trụ trong thiện pháp. Biết như thế, thấy như thế, năm hạ phần kiết
dứt sạch. Đó là tham dục, sân nhuế, thân kiến, giới thủ, nghi. Năm hạ phần kiết
dứt sạch rồi, sanh vào cõi ấy, rồi nhập Niết-bàn, chứng pháp bất thối, không
trở lại thế gian này nữa. Đó là người ra rồi đứng; đứng rồi nhìn quanh; nhìn
rồi lội qua; lội qua rồi đến bờ bên kia. Như người chìm trong nước ra rồi đứng,
đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi đi qua, đi qua rồi đến bờ bên kia; Ta nói
người kia cũng lại như vậy. Đó là hạng người thứ sáu của ví dụ về nước. Thế
gian quả thực có hạng người như vậy.”
7.
“Thế nào là người ra rồi đứng, đứng rồi nhìn quanh, nhìn quanh rồi lội qua, qua
rồi đến bờ bên kia Đến bờ bên kia rồi được gọi là người Phạm chí đứng trên bờ?
Đó
là người đã làm trỗi dậy được tín tâm nơi thiện pháp, trì giới, bố thí, đa văn,
trí tuệ, tu tập thiện pháp. Người đó về sau tín tâm vẫn chắc chắn không mất,
trì giới, bố thí, đa văn, trí tuệ, tu tập thiện pháp, biết như thật về Khổ, về
Khổ tập, về Khổ diệt, về Khổ diệt đạo. Biết như vậy, thấy như vậy. Tâm giải
thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết mình đã giải
thoát và biết một cách như thật rằng: Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều
cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa. Đó là người ra khỏi nước rồi đứng,
đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua, qua rồi đến bờ bên kia, đến bờ bên kia
rồi được gọi là vị Phạm chí đứng trên bờ. Như người chìm trong nước, ra rồi
đứng lên, đứng rồi nhìn quanh, nhìn rồi đi qua, qua rồi đến bờ bên kia, đến bờ
bên kia rồi gọi là người đứng trên bờ; Ta nói người kia cũng lại như vậy. Đó là
hạng người thứ bảy của thí dụ về nước. Thế gian quả thực có hạng người như
vậy.”
10 LOẠI MA
1.Uẩn ma: Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành thức. Năm món này hiệp thành thân tâm của ta, có sức che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng của ta . “Hưởng thụ không muốn tu”.
1.Uẩn ma: Ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành thức. Năm món này hiệp thành thân tâm của ta, có sức che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng của ta . “Hưởng thụ không muốn tu”.
2.Phiền
não ma: Các mối phiền não, tham lam, hờn giận, ngu si, chẳng hiểu sự và lý, che
lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
3.Nghiệp
ma: Cái ác nghiệp của ta tạo ra bởi các sự ác bằng thân, ngữ, ý, che lấp chánh
đạo, phá hoại huệ mạng.
4.Tâm
ma: Tấm lòng tự cao, ngã mạn, khinh mạn, che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
5.Tử
ma: Thọ mạng của ta có hạn, cái chết đến ngăn trở việc tu hành, phá hoại nhà tu
hành, phá hoại huệ mạng.
6.Thiên
ma: Vị ma vương cảnh trời thứ sáu, cõi dục giới với chúng ma của ngài dùng vô
số phương thế mà phá hại nhà tu hành.
7.Thiện
căn ma: Vì chấp trước rằng mình có căn lành, phước đức, nên chẳng tăng trưởng
việc tu hành, sự ấy che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
8.Tam
muội ma: Nhà tu học ham giữ lấy pháp Thiền định mà mình đã được, chẳng cầu tinh
tấn thêm, cảnh ấy che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
9.Thiện
trí thức ma: Bậc thông hiểu đạo lý mà tham tiếc cái pháp, chẳng mở mang, chẳng
chỉ dạy cho người, bậc ấy che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
10.Bồ
đề pháp trí ma: Đối với pháp bồ đề khởi sanh trí huệ, nhưng còn chấp trước, tức
nhiên che lấp chánh đạo, phá hoại huệ mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét