Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

HÃY LÀM ĐIỀU MÌNH THÍCH TỪ LÚC TRẺ

Nếu không đủ tự tin để phát minh ra một thứ gì đó mới mẻ, hãy đi và tìm ra một mô hình kinh doanh ở một quốc gia nào đó rồi áp dụng cho thị trường trong nước. Sir Richard Branson là một doanh nhân, tỷ phú người Anh có sức ảnh hưởng lớn tới công chúng. Ông là người sáng lập ra tập đoàn Virgin bao gồm hơn 400 công ty con hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Với số tài sản lên tới hơn 5 tỷ USD, ông còn được mọi người biết đến như một biểu tượng của khởi nghiệp (mặc dù chỉ học hết trung học), một bộ óc sáng tạo không ngừng nghỉ nhưng cũng đầy hài hước và luôn đề cao theo đuổi những gì mình thích. Dưới đây là những lời chia sẻ của ông tới những sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể gửi tới các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp đó là: Hãy theo đuổi những gì mà bạn cảm thấy thực sự đam mê nhất. Nếu như tấm bằng Đại học của bạn chỉ chú trọng vào một lĩnh vực nào đó, đừng để nó cản trở bước tiến của bạn sang các lĩnh vực khác. Còn nếu như bạn cảm thấy trường Đại học không phải là nơi dành cho bạn, hãy dành quãng thời gian quý báu đó cho một điều gì có ích hơn. Tập đoàn Virgin ngày nay mở rộng ra nhiều lĩnh vực như vậy phần lớn là do sự tò mò không có điểm dừng của tôi trong việc trải nghiệm những thử thách mới mẻ. [Khi tôi 22] Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! (1) “Mặc kệ nó, làm tới đi” – Richard Branson. (Ảnh: Flickr) Khi cảm thấy băn khoăn về tương lai, bạn luôn có thể quyết định dừng lại để cân nhắc các lựa chọn của mình. Nếu có thể, tôi sẽ hối thúc bạn đi đến những miền đất mới, nếm trải những điều tuyệt vời mà bạn chưa từng gặp trong đời. Bởi chúng sẽ là chất xúc tác cho những quyết định của bạn trong tương lai. Có lẽ bạn cũng đã biết, có vô vàn ý tưởng kinh doanh trên thế giới này được nảy ra từ những chuyến đi. Nếu không đủ tự tin để phát minh ra một thứ gì đó mới mẻ, hãy đi và tìm ra một mô hình kinh doanh ở một quốc gia nào đó rồi áp dụng cho thị trường trong nước. [Khi tôi 22] Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! (2) (Ảnh: Flickr) Tôi được biết đối với nhiều người, một tấm bằng Đại học thậm chí còn đắt đỏ hơn nhiều so với việc đi tới các quốc gia trên thế giới. Họ vừa đi, vừa tìm kiếm cơ hội và cũng đồng thời tận hưởng một khoảng thời gian tuyệt vời. Một cách công bằng, nếu bạn nhìn thấy một cơ hội mới mẻ và thực sự yêu thích nó, hãy “cháy” hết mình với ý tưởng đó bằng tất cả những gì bạn có. Hãy tập trở nên tham vọng. Có thể đây chính là khoảnh khắc của bạn chứ không phải một lúc nào khác. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào đến với mình. Còn nếu như bạn không thể tìm thấy một thứ gì hay ho, tại sao không thử tạo ra một thứ gì đó theo cách của riêng mình. Hãy tạm bỏ qua những người có thành tích chói lọi, trong thị trường còn có cả tá những người thất bại hoặc không thể thành công. Thất bại của họ rất có thể sẽ là cơ hội cho chính bạn, điều bạn cần làm là tìm cách vượt lên bằng một sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn. [Khi tôi 22] Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! (3)“Tôi chọn chuyến bay của Virgin bởi chính Richard đã lau giày cho tôi.” - Guy Kawasaki (Ảnh: Flickr) Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn chưa từng có một ông chủ thực sự trong suốt cuộc đời mình.Lần duy nhất tôi phải trở thành một nhân viên phục vụ là sau vụ thua cược với anh bạn Tony Fernades của tôi bởi đó là một cam kết mà tôi cần phải thực hiện. Dù vậy thì Tony cũng chẳng phải đợi quá 5 tiếng đồng hồ để sa thải tôi sau khi tôi đã ném cả khay thức ăn vào người hắn ta và tôi cũng chẳng buồn quá lâu vì vụ thua cược lần đó. [Khi tôi 22] Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! (4) Đây có phải hình ảnh mà chúng ta thường thấy ở các tỷ phú? (Ảnh: Flickr) Có thể nói việc chuyển từ quá trình học sang làm việc của tôi là khá trực tiếp. Năm 15 tuổi, tôi bắt đầu xây dựng tờ Student và đã dành gần hết thời gian và tâm huyết của mình để cho tờ tạp chí “cất cánh”. Ngài Hiệu trưởng đã phải ra cho tôi một tối hậu thư: Nếu như tôi còn muốn tiếp tục phát triển Student thì điều đầu tiên là tôi không được tiếp tục làm học sinh nữa. Vì thế tôi đã rời khỏi trường học để bắt đầu sự nghiệp của riêng mình. Tôi bị mắc chứng khó đọc (dyslexia) nên việc học của tôi thường khá lận đận. Vì thế, việc khởi nghiệp của tôi cũng chẳng nhận được sự khuyến khích nào từ xung quanh. Chắc bạn cũng hình dung ra một người việc đọc hiểu còn gặp khó khăn lại muốn đi làm báo. Nhưng điều này chẳng khiến tôi nản lòng và tôi thậm chí còn chẳng biết tới từ “khởi nghiệp” cho tới tận khi có người nói với tôi. Các bạn đừng nên hiểu nhầm rằng tôi muốn khuyên các bạn bỏ học. Dù thế nào đi chăng nữa, giáo dục vẫn vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Nelson Mandela đã từng nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh mẽ nhất để thay đổi thế giới.” [Khi tôi 22] Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! (5) Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cười “thả ga” thế này của tỷ phú Richard Branson.(Ảnh: Flickr) Nhưng điều này không có nghĩa rằng tất cả chúng ta sẽ phải ngồi học trong những lớp học nhàm chán và ngột ngạt. Việc học có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào đối với mỗi người. Tôi đã vô cùng vinh dự khi là một thành viên trong Hội đồng của một trường Đại học lớn ở Australia, và hoá ra trong Hội đồng đó, chỉ có ngài Hiệu trưởng là người duy nhất từng tốt nghiệp đại học. Tôi may mắn có cơ hội phát biểu trong nhiều lễ tốt nghiệp và còn được nhận bằng Tiến sĩ danh dự từ trường ĐH Loughborough. Điều đó khá lạ lùng vào lúc đó nhưng có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi có Virgin Galactic* như ngày nay. Tôi đã vui mừng khi đón nhận danh hiệu này bởi tôi đã rời khỏi trường học từ năm 15 tuổi. Có vẻ như đối với tôi, điều này còn dễ dàng hơn nhiều so với việc trải qua trường học để nhận được học vị đó. [Khi tôi 22] Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ! (6) (Ảnh: Flickr) Nếu bạn đang chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp của mình thì xin chúc mừng và chúc bạn gặp nhiều may mắn trong tương lai. Hãy nhớ rằng – mỗi chúng ta đều có cơ hội để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét