Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
NGON NGU PHIM ANH KIEM HIEP
1. Hành pháp:
* President: Tổng Thống.
* Vice President: Phó Tổng thống.
* Cabinet of the United States (the U.S. President's Cabinet, the Cabinet): Nội các.
* Department of State (DOS): Bộ, đứng đầu là Secretary of State: Bộ trưởng Ngoại giao.
* Department of Justice (DOJ): Bộ Tư Pháp, đứng đầu là Attorney General: Bộ trưởng Tư pháp hay còn gọi là Tổng Chưởng lý.
* Department of Homeland Security: Bộ An ninh Nội địa hay Bộ Nội An
* Department of Defense (DOD): Bộ Quốc phòng.
* Department of Veterans Affairs (VA): Bộ Cựu chiến binh.
* Department of Housing and Urban Development (HUD): Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị.
* Department of Transportation (USDOT hay DOT): Bộ Giao thông.
* Department of Education (ED, the ED): Bộ Giáo dục.
* Department of Labor (DOL): Bộ Lao động.
* Department of Energy (DOE): Bộ Năng lượng.
* Department of the Treasury (Treasury): Bộ Ngân khố, thời sự VTV hay dịch là Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
* Department of the Interior (DOI): Bộ Nội vụ.
* Department of Agriculture (USDA): Bộ Nông nghiệp.
* Department of Commerce (DOC): Bộ Thương mại.
* Department of Health and Human Services (HHS): Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
2. Lập pháp:
* United States Congress: Quốc hội Hoa Kỳ, bao gồm:
* House of Representatives: Hạ Nghị viện (Viện Dân Biểu) gồm có:
* Speaker of the United States House of Representatives (Speaker of the House): Chủ tịch Hạ viện.
* Party leaders of the United States House of Representatives: Các lãnh tụ đảng trong Hạ viện.
* The Majority Leader of the United States House of Representatives: Lãnh tụ đa số tại Hạ viện.
* The Minority Leader of the United States House of Representatives: Lãnh tụ thiểu số tại Hạ viện.
* Senate: Thượng Nghị viện.
* President of the United States Senate: Chủ tịch Thượng viện (Chính là Phó Tổng thổng)
* President pro tempore of the United States Senate: Quyền Chủ tịch Thượng viện.
* Senate Majority and Minority Leaders: Lãnh tụ thiểu số và đa số trong Thượng viện.
3. Tư pháp:
* Supreme Court of the United States (SCOTUS hay USSC): Tòa án Tối cao hay Tối cao Pháp viện.
* Chief Justice: Chánh án Tòa án Tối cao hay Chủ tịch Pháp viện.
* Associate justice: Thẩm phán
*Commander*in*Chief of the U.S. military: Tổng Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ (chính là Tổng thống)
* Secretary of Defense/Deputy Secretary of Defense: Bộ trưởng/Phó Bộ trưởng Quốc phòng
* Chairman of the Joint Chiefs of Staff: Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ
* Vice Chairman of the Joint Chiefs of Staff: Phó Tổng tham mưu liên quân Hoa Kỳ
* Joint Chiefs of Staff: Bộ Tổng tham mưu
* Chief of Naval Operations: Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ
* Chief of Staff of the Air Force: Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ
* Chief of Staff of the Army: Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ
* Commandant of the Marine Corps: Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
4. Military Departments: Các Bộ quân sự
* Department of the Air Force * Secretary of the Air Force: Bộ Không quân – Bộ trưởng Không quân
* Department of the Army * Secretary of the Army: Bộ Lục quân – Bộ trưởng Lục quân
* Department of the Navy * Secretary of the Navy: Bộ Hải quân – Bộ trưởng Hải quân.
* Marine Corps: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ
* US Coast Guard: Tuần duyên Hoa Kỳ (thuộc Bộ Nội An nhưng cũng là một quân chủng)
5. Cơ quan Bộ Quốc phòng:
* Office of the Secretary of Defense: Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
* Defense Policy Board Advisory Committee: Ủy ban Cố vấn Ban Chính sách Quốc phòng
* General Counsel of the Department of Defense: Văn phòng Tư vấn Tổng quát
* Pentagon Force Protection Agency: Lực lượng bảo vệ Lầu Năm Góc.
* Under Secretary of Defense for Intelligence: Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Tình báo
* Defense Intelligence Agency (DIA): Cơ quan Tình báo Quốc phòng
* Defense Security Service: Sở An ninh Quốc phòng
* National Geospatial*Intelligence Agency (NGA): Cơ quan Tình báo Địa*không gian Quốc gia
* National Reconnaissance Office (NRO): Cơ quan Trinh sát Quốc gia
* National Security Agency (NSA): Cơ quan An ninh Quốc gia
* Under Secretary of Defense for Policy: Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Chính sách
* Defense Security Cooperation Agency: Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng
* Defense Prisoner of War/Missing Personnel Office: Văn phòng Quốc phòng đặc trách tù binh và nhân sự mất tích
* Under Secretary of Defense for Acquisition, Technology and Logistics: Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Quân dụng, Kỹ thuật và Tiếp liệu
* Under Secretary of Defense for Personnel and Readiness: Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Nhân sự và Sẵn sàng
6. Unified Combatant Commands: Các Bộ Tư lệnh tác chiến thống nhất
* U.S. Africa Command ; AFRICOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách châu Phi
* U.S. Central Command ; CENTCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách miền Trung
* U.S. European Command ; EUCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách châu Âu
* U.S. Joint Forces Command ; JFCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Lực lượng hổn hợp
* U.S. Northern Command; NORTHCOM: Bộ tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách miền Bắc
* U.S. Pacific Command; PACOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương
* U.S. Southern Command; SOUTHCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách miền Nam
* U.S. Special Operations Command; SOCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Chiến dịch Đặc biệt
* U.S. Strategic Command ; STRATCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Chiến lược
* U.S. Transportation Command; TRANSCOM: Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đặc trách Giao thông
7. Quân hàm:
* Cấp bậc danh dự:
* General of the Army: Thống tướng Lục quân
* General of the Air Force: Thống tướng Không quân
* Fleet Admiral: Đô đốc Hạm đội Hải quân
* Cấp tướng:
* General: Đại tướng trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân;
* Admiral: Đô đốc trong trong Hải quân ngang cấp Đại tướng.
* Lieutenant General: Trung tướng trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân
* Vice Admiral: Phó Đô đốc trong Hải quân ngang với Trung tướng
* Major General: Thiếu tướng trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Rear Admiral (Upper Half): Chuẩn Đô đốc hay Đề đốc trong Hải quân
* Brigadier General: Chuẩn tướng trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Rear Admiral (Lower Half): Phó Đề đốc trong Hải quân
* Cấp tá:
* Colonel: Đại tá trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Captain: Đại tá trong Hải quân
* Lieutenant Colonel:Trung tá trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Commander: Hạm trưởng (cấp Trung tá trong Hải quân)
* Major: Thiếu tá trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Lieutenant Commander: Hạm phó (thiếu tá trong Hải quân)
* Cấp úy:
* Captain: Đại úy trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Lieutenant: Đại úy trong Hải quân.
* First Lieutenant: Trung úy trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Lieutenant Junior Grade: Trung úy trong Hải quân.
* Second Lieutenant: Thiếu úy trong Lục quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
* Ensign: Thiếu úy trong Hải quân.
8. Các loại máy bay:
* Fighter aircraft: Máy bay tiêm kích.
* Ground*attack aircraft: Máy bay cường kích.
* Bomber: Máy bay ném bom hoặc Oanh tạc cơ.
* Tanker: Máy bay tiếp nhiên liệu.
* Trainer: Máy bay huấn luyện.
* Transport: Vận tải cơ
* Maritime patrol aircraft: Máy bay tuần hải.
* Reconnaissance: Máy bay thám thính.
* Search and rescue: Tìm và giải cứu.
* Multirole combat aircraft: Đa mục đích.
* Multi*mission Remote Piloted Aircraft: Phi cơ không người lái đa dụng.
* Observation: Máy bay quan sát.
* Utility: Phi cơ tiện ích.
* VIP staff transport: Chuyên cơ
* Weather reconnaissance: Máy bay quan trắc.
9. Các loại tàu chiến
* Amphibious assault ship: Tàu đổ bộ
* Aircraft carrier: Hàng không mẫu hạm, tàu sân bay.
* Destroyer: Tàu khu trục.
* Cruiser: Tuần dương hạm.
* Heavy cruiser: Tuần dương hạm hạng nặng.
* Pocket cruiser: Tuần dương hạm hạng nhẹ.
* Submarine: Tàu ngầm
* Battlecruiser hoặc Battle cruiser: Tàu tuần dương diệt tàu.
* Capital ship/Flagship: Tàu chỉ huy hay Kỳ hạm
* Frigate: Tàu khu trục nhỏ.
* Gunboat: Pháo hạm.
* Ironclad/ Battleship: Thiết giáp hạm hay Tàu bọc thép.
* Torpedo boat: Tàu phóng lôi.
10. Military Departments: Các Bộ quân sự
* Department of the Air Force ; Secretary of the Air Force: Bộ Không quân – Bộ trưởng Không quân
* Department of the Army ; Secretary of the Army: Bộ Lục quân – Bộ trưởng Lục quân
* Department of the Navy ; Secretary of the Navy: Bộ Hải quân – Bộ trưởng Hải quân.
PHỤ LỤC 2. NGÔN NGỮ PHIM ẢNH, SÁCH BÁO CỔ TRANG, DÃ SỬ , KIẾM HIỆP
1. Phim cổ trang, dã sử:
1.1. Cách gọi tên trong hoàng tộc:
* Cha vua (người cha chưa từng làm vua) : Quốc lão
* Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) : Thái thượng hoàng
* Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) : Quốc mẫu
* Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) : Thái hậu
* Anh trai vua : Hoàng huynh
* Chị gái vua : Hoàng tỉ
* Vua : Hoàng thượng
* Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu) : Hoàng đế
* Em trai vua : Hoàng đệ
* Em gái vua : Hoàng muội
* Bác vua : Hoàng bá
* Chú vua : Hoàng thúc
* Vợ vua : Hoàng hậu/Hoàng hậu nương nương
* Cậu vua : Quốc cữu
* Cha vợ vua : Quốc trượng
* Con trai vua : Hoàng tử
* Con trai vua (người được chỉ định sẽ lên ngôi) : Đông cung thái tử/Thái tử
* Vợ hoàng tử : Hoàng tức
* Vợ Đông cung thái tử : Hoàng phi
* Con gái vua : Công chúa
* Con rể vua : Phò mã
* Con trai trưởng vua chư hầu : Thế tử
* Con gái vua chư hầu : Quận chúa
* Chồng quận chúa : Quận mã
1.2. Xưng hô: (không viết hoa)
* Vua tự xưng :
* quả nhân: dùng cho tước nào cũng được.
* trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương.
* cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống.
* Vua gọi các quần thần : chư khanh, chúng khanh
* Vua gọi cận thần (được sủng ái) : ái khanh
* Vua gọi vợ (được sủng ái) : ái phi
* Vua gọi vua chư hầu : hiền hầu
* Vua, hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ) : hoàng nhi
* Các con tự xưng với vua cha: nhi thần
* Các con gọi vua cha: phụ hoàng
* Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu
* Các quan tâu vua : bệ hạ, thánh thượng
* Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng là : thần thiếp
* Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là : ai gia
* Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua : hạ thần
* Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm) : hạ quan
* Các quan tự xưng với dân thường: bản quan
* Dân thường gọi quan: đại nhân
* Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân
* Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v... : nha dịch/nha lại/sai nha
* Con trai nhà quyền quý thì gọi là : công tử
* Con gái nhà quyền quý thì gọi là : tiểu thư
* Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là : lão gia
* Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi bà chủ là : phu nhân
* Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi con trai chủ là : thiếu gia
* Đầy tớ trong các gia đình quyền quý tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân
* Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến : tiểu đồng
* Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là : nô tài
* Cung nữ chuyên phục dịch xưng là : nô tì
* Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ : Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc...
2. Phim kiếm hiệp:
* Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão đúng, nhưng mà chỉ áp dụng cho phái nữ vỉ chữ "lão lão" 姥姥:này có bộ nữ!
* Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão
* Tại hạ : "在下: vị trí bên dưới" nhân xưng ngôi thứ 1 số ít (thường là giống đực) có ý khiêm nhường
* Các hạ : 閣下 nhân xưng ngôi thứ 2 số ít (thường là giống đực) có ý tôn vinh. Vì chữ "các" ở đây là "lầu, gác" ý tôn kính là: đối với quý vị tôi như đang ở bên dưới mà nói hướng lên trên gác vậy.
* Bản mỗ : 本 某 nhân xưng ngôi thứ 1 số ít (thường là giống đực) khẳng định vai trò hoặc quan điểm cá nhân mình.
* Tiền bối : 前輩 :"lưng phía trước mặt của tôi" nhân xưng ngôi thứ 2 số ít đối với người thế hệ trước.
3. Xưng hô khi nói chuyện với người khác:
Tôi (cho phái nam): Tại hạ/Tiểu sinh/Mỗ/Lão phu (nếu là người già)/Bần tăng (nếu là nhà sư)/Bần đạo (nếu là đạo sĩ)/Lão nạp (nếu là nhà sư già)/Tiểu tăng (nếu là nhà sư còn trẻ)
Tôi (cho phái nữ) : Tại hạ/Tiểu nữ//Lão nương (nếu là người già)/Bổn cô nương/Bổn phu nhân (người đã có chồng)/Bần ni (nếu là ni cô)/Bần đạo (nếu là nữ đạo sĩ)
thí chủ / đàn việt (ngôi thứ hai, ngôi thứ nhất là nhà sư)
Anh/Bạn (ý chỉ người khác) : Các hạ/Huynh đài/Công tử/Cô nương/Tiểu tử/Đại sư (nếu nói chuyện với nhà sư)/Chân nhân (nếu nói chuyện với đạo sĩ)
Anh : Huynh/Ca ca/Sư huynh (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Thế huynh (gọi con trai của thầy học (dạy văn, dạy lễ nghĩa))
Anh (gọi thân mật): Hiền huynh
Em trai : Đệ/Đệ đệ/Sư đệ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em trai (gọi thân mật) : Hiền đệ
Chị : Tỷ/Tỷ tỷ/Sư tỷ (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Chị (gọi thân mật) : Hiền tỷ
Em gái : Muội/Sư muội (nếu gọi người cùng học một sư phụ)
Em gái (gọi thân mật) : Hiền muội
Chú : Thúc thúc/Sư thúc (nếu người đó là em trai hoặc sư đệ của sư phụ)
Bác : Bá bá/Sư bá (Nếu người đó là anh hoặc sư huynh của sư phụ)
Cô/dì : A di (Nếu gọi cô ba thì là tam di, cô tư thì gọi là tứ di....)
Dượng (chồng của chị/em gái cha/mẹ) : Cô trượng
Thím/mợ (vợ của chú/cậu) : Thẩm thẩm (Nếu gọi thím ba thì là tam thẩm, thím tư thì gọi là tứ thẩm...)
Ông nội/ngoại : Gia gia
Ông nội : Nội tổ
Bà nội : Nội tổ mẫu
Ông ngoại : Ngoại tổ
Bà ngoại : Ngoại tổ mẫu
Cha : Phụ thân
Mẹ : Mẫu thân
Anh trai kết nghĩa : Nghĩa huynh
Em trai kết nghĩa : Nghĩa đệ
Chị gái kết nghĩa : Nghĩa tỷ
Em gái kết nghĩa : Nghĩa muội
Cha nuôi : Nghĩa phụ
Mẹ nuôi : Nghĩa mẫu
Anh họ : Biểu ca
Chị họ : Biểu tỷ
Em trai họ : Biểu đệ
Em gái họ : Biểu muội
Gọi vợ : Hiền thê/Ái thê/Nương tử
Gọi chồng : Tướng công/Lang quân
Anh rể/Em rể : Tỷ phu/Muội phu
Chị dâu : Tẩu tẩu
Cha mẹ gọi con cái : Hài tử/Hài nhi hoặc tên
Gọi vợ chồng người khác : hiền khang lệ (cách nói lịch sự)
Nguồn: luongson.net
4. Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của mình::
Cha mình thì gọi là gia phụ
Mẹ mình thì gọi là gia mẫu
Anh trai ruột của mình thì gọi là gia huynh/tệ huynh (cách nói khiêm nhường)
Em trai ruột của mình thì gọi là gia đệ/xá đệ
Chị gái ruột của mình thì gọi là gia tỷ
Em gái ruột của mình thì gọi là gia muội
Ông nội/ngoại của mình thì gọi là gia tổ
Vợ của mình thì gọi là tệ nội/tiện nội
Chồng của mình thì gọi là tệ phu/tiện phu
Con của mình thì gọi là tệ nhi
5. Khi nói chuyện với người khác mà nhắc tới người thân của họ:
Sư phụ người đó thì gọi là lệnh sư
Cha người đó là lệnh tôn
Mẹ người đó là lệnh đường
Cha lẫn mẹ người đó một lúc là lệnh huyên đường
Con trai người đó là lệnh lang/lệnh công tử
Con gái người đó là lệnh ái/lệnh thiên kim
Anh trai người đó thì gọi là lệnh huynh
Em trai người đó thì gọi là lệnh đệ
Chị gái người đó thì gọi là lệnh tỷ
Em gái người đó thì gọi là lệnh muội
6. Xưng hô trong gia đình:
Ông bà tổ chết rồi xưng Hiển cao tổ khảo/tỷ
Ông bà tổ chưa chết xưng Cao tổ phụ/mẫu
cháu xưng Huyền tôn
Ông bà cố chết rồi xưng Hiển tằng tổ khảo/tỷ
Ông bà có chưa chết xưng Tằng tổ phụ/mẫu
cháu xưng Tằng tôn
Ông bà nội chết rồi thời xưng Hiẻn tổ khảo/tỷ
Ông bà nội chưa chết thì xưng Tổ phụ/mẫu
cháu xưng nội tôn
Cha mẹ chết rồi thì xưng: Hiển khảo, Hiền tỷ.chưa chết xưng thân Phụ/mẫu (xem thêm phần cha kế mẹ kế)
Cha chết rồi thì con tự xưng là: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).
Mẹ chết rồi thì con tự xưng là: Ai tử, ai nữ.
Cha mẹ đều chết hết thì con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
Cha ruột: Thân phụ.
Cha ghẻ: Kế phụ.
Cha nuôi: Dưỡng phụ.
Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
Con trai lớn (con cả thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.
Con gái lớn: Trưởng nữ.
Con kế. Thứ nam, thứ nữ.
Con út (trai): Quý nam, vãn nam. Gái: quý nữ, vãn nữ.
Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.
Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.
Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.
Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
Bà vú: Nhũ mẫu.
Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
Cháu rể: Điệt nữ tế.
Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
Vợ của chú : Thiếm, Thẩm.
Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
Cha chồng: Chương phụ.
Dâu lớn: Trưởng tức.
Dâu thứ: Thứ tức.
Dâu út: Quý tức.
Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.
Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.
Rể: Tế.
Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.
Ta tự xưng là: Nội điệt.
Chồng của cô: Dượng: Cô trượng, tôn trượng.
Chồng của dì: Dượng: Di trượng, biểu trượng.
Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ còn gọi là: Câm.
Còn ta tự xưng là: Sanh tôn.
Cậu vợ: Cựu nhạc.
Cháu rể: Sanh tế.
Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
Vợ lớn: Chánh thất.
Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
Anh ruột: Bào huynh.
Em trai: Bào đệ, cũng gọi: Xá đệ.
Em gái: Bào muội, cũng gọi: Xá muội
Chị ruột: Bào tỷ.
Anh rể: Tỷ trượng.
Em rể: Muội trượng.
Anh rể: Tỷ phu.
Em rể: Muội trượng, còn gọi: Khâm đệ.
Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
Chị chồng: Đại cô.
Em chồng: Tiểu cô.
Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.
Chị vợ: Đại di.
Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.
Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.
Con gái đã có chồng: Giá nữ.
Con gái chưa có chồng: Sương nữ.
Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
Tớ trai: Nghĩa bộc.
Tớ gái: Nghĩa nô.
Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.
Cha, mẹ chết đã chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
Mới chết: Tử.
Đã chôn: Vong.
Anh em chú bác ruột với cha mình: Đường bá, đường thúc, đường cô, mình tự xưng là: Đường tôn.
Anh em bạn với cha mình: Niên bá, quý thúc, lịnh cô. Mình là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
Chú, bác của cha mình, mình kêu: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô.
Mình là cháu thì tự xưng là: Vân tôn
7. Một số từ khác:
* Gọi nhà của mình theo cách khiêm nhường lúc nói chuyện với người khác: tệ xá/hàn xá
Nói về chỗ ở của người thì dùng: quí sở/quí cư
(chỉ cần nói "tệ xá", chớ không cần nói "tệ xá của tôi"; chỉ cần nói "quí sở", chớ không cần nói "quí sở của ngài")
* Đứa bé thì gọi là tiểu hài nhi... bé gái thì gọi là nữ hài nhi... bé trai thì gọi là nam hài nhi
* Khách sạn, nhà hàng, ngân hàng: quán trọ, tửu điếm, tiền trang
* Bổ đầu: người đứng đầu tổ chức truy lùng tội phạm ở huyện thời xưa
* Bổ khoái: người ở nha môn chuyên đi bắt người thời xưa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét