Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014
TOM TAT NEN KINH TE MY
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.
Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới.
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS) đã nêu rõ “Các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ, 32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0%. Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006”.
Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irắc và Apganixtan, các vụ xì-căng-đan từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản.
Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.
Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài.
Nhưng dù sao đi nữa, khi đề cập đến nền kinh tế Mỹ là chúng ta muốn nói đến những nội dung gì?
Một con số của các con số để xem xét
Dù gì đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế:
* Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP của một bang – bang California - đạt 1,5 nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước, vào năm đó.
* Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức.
* Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa – 1 nghìn tỷ trong năm 2006 - chỉ sau Đức, mặc dù theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2007. Đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đô-la trong năm 2006.
* Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỷ đô-la trong năm 2006, lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
* Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau Trung Quốc.
* Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm 2006.
* Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển.
* Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỷ đô-la, chiếm 4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm 18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng thứ 15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỷ đô-la vào giữa năm 2006.
* Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê, chiếm khoảng ¾ trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người di cư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
* Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày.
* Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau Singapore và New Zealand.
* Đứng thứ 20 trên 163, cùng với Bỉ và Chilê về các chỉ số Minh bạch quốc tế năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạng thấp được xem là ít tham nhũng hơn).
* Tất cả các biểu đồ trong ấn phẩm này đều do Cục Tình báo Liên bang Hoa Kỳ (CIA) thực hiện. Chỉ có 2 biểu đồ trong phần “Nền kinh tế dịch vụ” là do Bộ Thương mại Hoa Kỳ thực hiện.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét